Thông số Giá trị
Đô rung lắc (agitator) 12 – 15%
Thổi gió (fan) 70 – 80%
Nhiệt độ khí sấy 30 – 32oC
Tốc độ cấp dịch 20 – 25%
Áp suất khí nén 1 – 1,2 atm
Sau khi phun hết lượng dịch bao, tiếp tục cho thiết bị chạy với thông số trên trong khoảng 15 phút, lấy viên ra và để ổn định viên trong 24 giờ ở điều kiện thường.
2.3.4. Phương pháp đánh giá chỉ tiêu chất lượng viên nén
2.3.4.1. Hình thức: Quan sát bằng mắt thường. 2.3.4.2. Xác định độ bền cơ học
a. Độ cứng viên
Tiến hành đánh giá độ cứng bằng máy đo độ cứng Pharmatest PT-B311E, thử với 10 viên, lấy giá trị trung bình. Yêu cầu: Độ cứng từ 7 – 9 kP.
21
Xác định độ mài mòn trên máy ERWEKA TA 10.
Cân chính xác khối lượng 20 viên nén đã được loại hết bột rồi cho vào lồng máy đo độ mài mòn quay 100 vòng/phút trong thời gian 4 phút, sau đó làm sạch viên và cân lại khối lượng. Độ mài mịn tính theo cơng thức:
𝑋 (%) = 𝑚𝑡− 𝑚𝑠
𝑚𝑡 × 100%
Trong đó: X (%) là độ mài mịn.
mt là khối lượng viên trước thử (g). ms là khối lượng viên sau thử (g).
2.3.4.3. Đo tốc độ trơn chảy
Xác định tốc độ chảy trên máy ERWEKA GWF với đường kính lỗ phễu 10mm. Tốc độ chảy được tính theo cơng thức:
𝜈 =𝑚
𝑡 Trong đó: ν là tốc độ chảy (g/s).
m là khối lượng bột cho vào (g). t là thời gian chảy của khối bột (s).
2.3.4.4. Xác định độ ẩm
Sử dụng phương pháp mất khối lượng do làm khô trên cân xác định độ ẩm, nhiệt độ 110 oC trong 10 phút.
2.3.4.5. Xác định độ dày màng bao
Độ dày màng bao: 𝑎 (%) = (𝑚𝑠−𝑚𝑡
𝑚𝑡 ) × 100%
Trong đó: a (%) là độ dày màng bao.
mt, ms là khối lượng viên trước và sau bao (g).
2.3.4.6. Định lượng hàm lượng dược chất trong viên nén
Hàm lượng dược chất được định lượng bằng phương pháp HPLC như đã trình bày ở mục 2.3.1.
❖ Pha chế dung dịch chuẩn:
- Dung dịch chuẩn gốc: Cân chính xác khoảng 40,0 mg chất chuẩn RBP vào bình định mức 100,0 ml, thêm khoảng 60 ml dung mơi hịa tan, lắc siêu âm 10 phút cho tan hồn tồn, bổ sung dung mơi hịa tan vừa đủ đến vạch, lắc đều.
- Dung dịch chuẩn: Lấy chính xác 5,0 ml dung dịch chuẩn gốc pha loãng tiếp với dung mơi hịa tan đến 50 ml, lắc đều, lọc dung dịch qua màng lọc 0,45 µm.
❖ Pha chế dung dịch thử:
- Mẫu thử: Lấy 20 viên bao RBP, tách bỏ lớp bao, nghiền viên nhân thành bột. - Dung dịch thử: Cân chính xác lượng mẫu thử tương ứng với khoảng 40,0 mg RBP chuyển vào bình định mức 100 ml, thêm khoảng 60 ml dung mơi hịa tan, lắc, siêu
22
âm 10 phút, thêm dung mơi hịa tan vừa đủ đến vạch, lắc đều, để lắng 5 phút. Lấy chính xác 5,0 ml dung dịch này, thêm dung mơi hịa tan vừa đủ 50 ml, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.
Từ diện tích pic của các dung dịch thử và dung dịch chuẩn, hàm lượng của chuẩn, sinh ra hàm lượng RBP trong mẫu thử. Tính kết quả theo cơng thức sau:
𝐻à𝑚 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑅𝐵𝑃 (%) = 𝑆𝑡
𝑆𝑐 × 𝑚𝑐
𝑚𝑡 × 100
Trong đó: St là diện tích pic của mẫu thử (mAU.s). Sc là diện tích pic của mẫu chuẩn (mAU.s). mt là khối lượng mẫu thử (mg).
mc là khối lượng RBP chuẩn (mg).
2.3.4.7. Đánh giá khả năng giải phóng dược chất từ viên nhân
Sử dụng máy thử hòa tan Pharma Test với các điều kiện như sau: - Môi trường: 900 ml đệm borat pH 9,0.
- Thiết bị hòa tan: thiết bị kiểu cánh khuấy. - Tốc độ: 50 ± 2 vòng/phút.
- Thời gian lấy mẫu: 5, 15, 30, 45 phút. - Nhiệt độ môi trường: 37 oC ± 0,5 oC.
❖ Dung dịch thử (n = 6):
Cho mỗi viên nhân chứa 20 mg RBP vào mỗi cốc thử hòa tan. Tiến hành thử hịa tan theo các thơng số trên. Tại thời điểm lấy mẫu, hút khoảng 10 ml dung dịch hịa tan.
❖ Dung dịch chuẩn:
Cân chính xác khoảng 40,0 mg chất chuẩn RBP vào bình định mức 100 ml, thêm khoảng 50 ml dung môi, siêu âm 10 phút. Bổ sung vừa đủ thể tích, lắc đều. Hút chính xác 1 ml dung dịch này vào bình định mức 20 ml, thêm dung mơi vừa đủ thể tích.
Dung mơi hịa tan: đệm borat pH 9,0.
Tiêm mẫu chuẩn và mẫu thử (đã lọc qua màng 0,45 µm) vào hệ thống sắc ký với các điều kiện như trong phần định lượng. Từ diện tích pic của các dung dịch thử và dung dịch chuẩn, hàm lượng của chuẩn tính ra tỷ lệ phần trăm (%) RBP hịa tan.
Lượng RBP giải phóng tại các thời điểm được tính theo cơng thức:
%𝑅𝐵𝑃 𝑔𝑖ả𝑖 𝑝ℎó𝑛𝑔 𝑡ạ𝑖 𝑐á𝑐 𝑡ℎờ𝑖 đ𝑖ể𝑚 𝑡𝑖 =900. 𝐶𝑖+ 10. ∑ 𝐶𝑖−1
𝑛 𝑖=1
𝑚 × 100%
Trong đó: Ci: nồng độ RBP trong bình thử ở thời điểm i (mg/ml). m: khối lượng RBP có trong 1 viên thử (mg).
❖ Yêu cầu: Hàm lượng đạt 90,0% - 110,0% (theo IP 2010).
2.3.4.8. Đánh giá khả năng kháng acid của viên nén bao tan trong ruột
23
- Môi trường: 900 ml acid HCl 0,1 N (lấy 8,5 ml acid HCl đậm đặc pha loãng với nước RO vừa đủ 1000 ml).
- Thiết bị hòa tan: thiết bị kiểu cánh khuấy. - Tốc độ: 50 ± 2 vòng/phút.
- Thời gian lấy mẫu: 120 phút.
- Nhiệt độ môi trường: 37 oC ± 0,5 oC.
Cho mỗi viên nén bao tan trong ruột chứa 20 mg RBP vào mỗi cốc thử hòa tan. Tiến hành thử hịa tan theo các thơng số trên. Sau 120 phút, lấy viên ra, rửa sạch 3 lần bằng nước cất, đem nghiền và hòa tan vào methanol, định lượng hàm lượng dược chất còn lại trong viên theo phương pháp được nêu ở mục 2.3.1. Từ đó, tính được lượng dược chất đã hịa tan trong mơi trường acid sau 120 phút.
❖ Yêu cầu: khơng q 10% dược chất giải phóng (theo IP 2010).
2.3.4.9. Đánh giá khả năng giải phóng dược chất từ viên nén bao tan trong ruột ở môi trường pH 7,4
Tham khảo các tài liệu [15], [34] và điều kiện thực nghiệm, khả năng GPDC từ viên nén RBP bao tan trong ruột được đánh giá như sau:
❖ Điều kiện thử độ hịa tan:
- Mơi trường: 900 ml dung dịch đệm phosphat pH 7,4 (hoà tan 6,805 g KH2PO4 vào 1000 ml nước RO, điều chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 2 M).
- Thiết bị hòa tan: thiết bị kiểu cánh khuấy. - Tốc độ: 75 vòng/phút.
- Thời gian lấy mẫu: 10, 20, 30, 45 phút. - Nhiệt độ: 37oC ± 0,5oC.
❖ Mẫu thử (n = 6):
Cho mỗi viên chứa 20 mg RBP đã thử trong mơi trường HCl 0,1 N vào mỗi cốc thử hịa tan. Tiến hành thử hịa tan theo các thơng số trên. Tại thời điểm lấy mẫu, hút khoảng 10 ml dung dịch hịa tan, hút chính xác 10,0 ml dung dịch này, thêm chính xác 1,0 ml NaOH 0,5 M, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.
❖ Mẫu chuẩn:
Cân chính xác khoảng 40 mg chất chuẩn RBP vào bình định mức 100 ml, thêm khoảng 50 ml dung môi, siêu âm 10 phút. Bổ sung vừa đủ thể tích, lắc đều. Hút chính xác 1 ml dung dịch này vào bình định mức 20 ml, thêm dung mơi vừa đủ thể tích.
Dung mơi hịa tan: đệm phosphat pH 7,2 : NaOH 0,5 M (10:1).
Tiêm mẫu chuẩn và mẫu thử (đã lọc qua màng 0,45 µm) vào hệ thống sắc ký với các điều kiện như trong phần định lượng. Từ diện tích pic của các dung dịch thử và dung dịch chuẩn, hàm lượng của chuẩn tính ra tỷ lệ phần trăm (%) RBP hịa tan.
24
%𝑅𝐵𝑃 𝑔𝑖ả𝑖 𝑝ℎó𝑛𝑔 𝑡ạ𝑖 𝑐á𝑐 𝑡ℎờ𝑖 đ𝑖ể𝑚 𝑡𝑖 =900. 𝐶𝑖+ 10. ∑ 𝐶𝑖−1
𝑛 𝑖=1
𝑚 × 𝑘 × 100%
Trong đó: Ci: nồng độ RBP trong bình thử ở thời điểm i (mg/ml) m: khối lượng RBP có trong 1 viên thử (mg)
k: hệ số pha loãng, k = 1,1.
❖ Yêu cầu: Không dưới 70% dược chất được giải phóng sau 45 phút (theo IP 2010). Hiện nay chưa có chuyên luận viên nén bao tan trong ruột chứa RBP trong USP, vì vậy, đánh giá khả năng giải phóng kéo dài dựa chỉ số f2 và mơ hình động học GPDC của viên nén so với viên đối chiếu Pariet 20.
2.3.4.10. Theo dõi độ ổn định của sản phẩm ở điều kiện LHCT
Mẫu viên nén RBP bao tan trong ruột đựng trong lọ thủy tinh, nút cao su được bảo quản ở điều kiện lão hóa: Nhiệt độ 40 ± 2 oC, độ ẩm 75 ± 5%. Sau từng khoảng thời gian bảo quản, các mẫu viên nén được đánh giá dựa trên một số chỉ tiêu: Hình thức, hàm lượng, khả năng kháng acid và độ hòa tan dược chất từ viên nén so với thời điểm ban đầu.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được tính tốn và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 365.
Đánh giá tương quan giữa 2 đồ thị giải phóng: chỉ số f2 thể hiện sự giống nhau giữa 2 đồ thị GPDC, f2 được tính theo cơng thức:
𝑓2 = 50 log {
100
√[1 + (1𝑛) ∑𝑛 (𝑅𝑡− 𝑇𝑡)2 𝑡=1 ]} Trong đó: n là số điểm lấy mẫu.
Rt là trung bình độ hịa tan của thuốc đối chiếu tại thời điểm t. Tt là trung bình độ hịa tan của thuốc thử tại thời điểm t.
Giá trị f2 từ 50 đến 100 thì độ hịa tan của 2 sản phẩm là tương đương nhau. Nếu f2 = 100 thì hai đường biểu diễn hịa tan hồn tồn giống nhau, f2 = 50 thì lượng dược chất hịa tan trung bình của 2 thuốc trong từng thời điểm khác nhau 10%.
25
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả thẩm định phương pháp định lượng viên nén bao tan trong ruột chứa RBP 20mg
Phương pháp định lượng bằng HPLC được xây dựng để định lượng và xác định độ hòa tan của dược chất từ viên nhân, viên nén bao tan trong ruột.
3.1.1. Tính tương thích hệ thống
Tiến hành phân tích sắc ký mẫu chuẩn có nồng độ 40 µg/ml, lặp lại 6 lần ở điều kiện như mục 2.3.1, ghi lại thời gian lưu và diện tích pic của RBP tương ứng.