CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp đánh giá độ ổn định
2.3.2.1. Nghiên cứu động học phân hủy của RBP trong các mơi trường pH khác nhau
Cân chính xác khoảng 40 mg RBP hồ tan bằng methanol trong bình định mức 100,0 ml. Pha lỗng 20 lần bằng mơi trường nghiên cứu. Lọc qua màng 0,45 µm, rồi tiến hành định lượng bằng HPLC theo mục 2.3.1, với mẫu thử là dung dịch tại thời điểm đo. Định lượng RBP tại các thời điểm 30, 60, 90, 120, 150 phút.
Dùng các phương trình sau để xác định động học phân huỷ RBP: - Với phương trình bậc 0: 𝐶𝑡 = 𝐶0− 𝑘𝑡.
- Với phương trình bậc 1: ln 𝐶𝑡 = ln 𝐶0− 𝑘𝑡. - Với phương trình bậc 2: 1
𝐶𝑡 = 1
𝐶0+ 𝑘𝑡.
Trong đó: C0 là nồng độ của RBP ban đầu (µg/ml). Ct là nồng độ của RBP tại thời điểm t (µg/ml). t là thời gian đo (phút).
Các dữ liệu Ct (nồng độ của RBP tại thời điểm t) và t thực nghiệm được biểu diễn theo các cách trên nếu thu được phương trình dạng đường thẳng thì phản ứng nghiên cứu có bậc của phương trình động học tương ứng.
2.3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tá dược tới độ ổn định của RBP
Trộn đều RBP với mỗi loại tá dược đem khảo sát theo tỷ lệ dược chất : tá dược là 1 : 2 (với tá dược độn, rã), hoặc 1 : 1 (với tá dược ổn định). Hỗn hợp dược chất và tá dược sau khi được trộn đều theo tỷ lệ thích hợp sẽ được cho vào lọ thủy tinh trung tính sạch, khơ, đậy nút cao su kín và bọc màng parafin.
Các mẫu nghiên cứu trên được bảo quản ở điều kiện 30 ± 2 oC, độ ẩm 75 ± 5% và quan sát sự thay đổi vật lý của mẫu. Nếu khơng nhận thấy sự thay đổi về tính chất vật lý, tiếp tục thử nghiệm bằng phương pháp HPLC như mục 2.3.1 để xác định độ giảm hàm lượng của RBP.