- Khi xuất khẩu tăng, các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm cơ hội thâm nhập các thị trường, lập văn phòng đại diện và liên doanh với đối tác nước ngoài nên đầu tư ra nước ngoài tăng.
- Nhập khẩu tăng, các nhà đầu tư sẽ tìm đến nơi có chi phí sản xuất thấp để bỏ vấn đầu tư sản xuất sau đó xuất khẩu ngược lại thị trường của mình * Đầu
- Việc di chuyển vốn đầu tư ra nước ngồi thơng qua đầu tư trực tiếp thường kích thích hoạt động thương mại quốc tế mà ở đây chủ yếu là xuất khẩu hàng hóa vì nhu cầu của các cơ sở đầu tư tại nước ngồi đối với:
Bởi vì thương mại quốc tế có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ nên việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế là tối quan trọng. Hiểu về mối quan hệ của thương mại quốc tế với các lĩnh vực khác có ý nghĩa to lớn tới nhiệm vụ bảo hộ hợp lý thị trường và nền sản xuất nội địa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế.
Tại Điều 15 Luật Quản lý ngoại thương 2017 định nghĩa biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu như sau:
Hạn chế xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu, cửa khẩu xuất khẩu hàng hóa, quyền xuất khẩu hàng hóa của thương nhân.
Hạn chế nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu, cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa, quyền nhập khẩu hàng hóa của thương nhân.
Như vậy, các biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhằm hạn chế về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa, cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của thương nhân thơng qua việc thực hiện chế độ hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu, chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.