Đồng và hợp kim đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Vật liệu cơ khí Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Trang 44 - 46)

3.1 .GANG

3.2.2. Đồng và hợp kim đồng

3.2.2.1. Đồng nguyên chất

a- Tính chất

- Đồng nguyên chất kỹ thuật thƣờng có màu đỏ (đồng đỏ).

Trang 45

- Nhiệt nóng chảy 10830C.

- Tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt rất cao. - Tính chống ăn mịn tốt.

- Dẻo, dễ biến dạng nhƣng độ bền thấp.

- Dễ gia công áp lực: dễ dát mỏng, kéo sợi, tấm mỏng…

- Độ bền, độ dẻo thấp b=16kg/mm2; độ cứng: 40HB, nhƣng khi biến dạng nguội đồng đƣợc hóa bền rất mạnh: b=45kg/mm2; độ cứng: 125HB.

b- Cơng dụng

Cơng dụng chính là làm dây dẫn và chế tạo hợp kim chất lƣợng cao.

3.2.2.2. Hợp kim đồng

a. Đồng thau (cịn gọi là latơng hay đồng vàng)

. Tính chất

- Là hợp kim của đồng và kẽm với hàm lƣợng kẽm ≤ 45. Hàm lƣợng Zn càng tăng độ bền càng tăng nhƣng độ dẻo giảm.

- Đồng thau gồm 2 loại: đồng thau gia công áp lực và đồng thau đúc.

- Nếu thêm lƣợng nhỏ chì (Pb = 0,5  3,0% ) sẽ tăng tính cắt gọt cho đồng. . Ký hiệu và công dụng

Theo TCVN đồng thau ký hiệu chữ LCuZn sau cùng là chỉ số chỉ hàm lƣợng % Zn.

Thành phần cịn lại là đồng và các tạp chất.

Ví dụ: LCuZn32 là đồng thau 32% kẽm,còn lại là 68% Cu các tạp chất khác

- Đối với đồng thau đa nguyên tố ký hiệu LCu tiếp theo là ký hiệu các nguyên tố hợp kim chính, phụ kèm theo chỉ số % phía sau mỗi nguyên tố hợp kim. Thành phần còn lại là đồng và các tạp chất.

Ví dụ: LCuZn14Si3Pb3 là đồng thau có 14%Zn, 3%Si, 3%Pb, 80%Cu và tạp chất. Đồng thau đƣợc dùng để chế tạo:

- Các chi tiết chịu ăn mòn trong chế tạo máy: bánh răng, ổ trục, ống lót… - Các ống tản nhiệt, ống dẫn, đồ trang sức, các sản phẩm mỹ nghệ

Hình 3.12: Một số chi tiết làm bằng đồng thau

a. Kèn đồng; b. Vít, đai ốc; c. Bánh răng

b. Đồng thanh (brông thiếc)

. Tính chất

Trang 46

- Đồng thanh cũng chia làm 2 loại: gia công áp lực và đồng thanh đúc.

- Đồng thanh đƣợc sử dụng chủ yếu chế tạo các chi tiết chống ma sát, chất lƣợng cao, nhƣ: ống lót, trục vít, đai ốc, trục vít bánh vít…

- Babít là hợp kim của Sn, Pb, Cu và antimon đƣợc dùng làm ổ trục chịu áp lực và tốc độ lớn. Nhờ mềm dẻo, có hệ số ma sát thấp nên bảo vệ cho ngõng trục ít bị mài mịn (đắp lên miểng dên).

. Ký hiệu và công dụng

Theo TCVN ký hiệu đồng thanh là BCu tiếp theo là ký hiệu các nguyên tố hợp kim chính, phụ kèm theo chỉ số % phía sau mỗi nguyên tố hợp kim. Thành phần còn lại là đồng và các tạp chất.

Ví dụ: BCuSn10Pb1: là đồng thanh gồm 10%Sn, 1%Pb cịn lại là 89% là đồng và các nguyên tố khác

Hình 3.13: Một số chi tiết làm bằng đồng thanh

a. Bạc lót; b. Bánh vít trục vít; c. Lò xo đồng hồ

c. Vài hợp kim đồng khác

- Brông nhôm: là hợp kim của Cu với ngun tố hợp kim chính là Al, có độ bền

cao hơn brơng thiếc, tính chống ăn mịn tốt, tính đúc kém, rẻ tiền hơn brông thiếc nên đƣợc dùng thay brông thiếc. Thƣờng dùng các hợp kim BCuAl9Fe4, BCuAl10Fe4Ni4 để làm các chi tiết chịu mài mòn nặng, chịu nhiệt cao nhƣ các van xả, bạc lót, bệ trƣợt, mặt bích, bánh răng

- Brơng berili: là hợp kim của Cu với nguyên tố hợp kim chính là Be, cịn gọi là

đồng đàn hồi, có độ cứng cao, tính đàn hồi rất cao, tính chống ăn mịn và độ dẫn điện tốt, độ bền nóng cao. Thƣờng dùng hợp kim BCuBe2 để chế tạo các chi tiết đặc biệt nhƣ lị xo, nhíp, các chi tiết đàn hồi có độ dẫn điện cao.

- Brơng chì

Là hợp kim của đồng và chì với lƣợng chì thƣờng đƣợc sử dụng từ 25–

30%. Hợp kim đồng chì có tính chống ăn mịn cao, nhƣng khó đúc và có tính thiên tích về trọng lƣợng lớn (khối lƣợng riêng của Cu là 8,93 trong lúc đó của Pb là 11,34). Thƣờng đƣợc sử dụng làm ổ trƣợt trong động cơ đốt trong. Ký hiệu brơng chì là BCuPb30, BCuPb25.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vật liệu cơ khí Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Trang 44 - 46)