Cấu tạo của máy điện đồng bộ

Một phần của tài liệu Giáo trình máy điện (Trang 65 - 67)

CHƯƠNG 4 : MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ

4.2. Cấu tạo của máy điện đồng bộ

Máy điện đồng bộ cĩ cấu tạo gồm 3 phần cơ bản: stator, rotor và phần kích từ

4.2.1. Stator.

Gồm lõi thép, dây quấn, thân và nắp máy.

­ Lõi thép: được ghép từ những là thép kỹ thuật điện, được đặt cố định trong thân máy bên trong cĩ sẻ rãnh để đặt dây quấn.

­ Dây quấn gồm 3 cuộn dây của ba pha được đặt lệch nhau 1200 điện hay 1/3 chu kỳ.

­ Thân máy được chế tạo theo kết cấu khung thép, mặt ngồi bọc bằng các tấm thép.

­ Nắp máy được chế tạo từ thép tấm hoặc gang đúc.

4.2.2. Rotor:

Rotor được đặt trên trục quay cĩ lõi thép để đặt dây quấn. Khi cấp điện một chiều vào dây quấn sẽ tạo thành nam châm điện.

Tùy theo kết cấu rotor mà người ta chia làm hai loại: rotor cực lồi và rotor cực ẩn.

Hình 4.1: cấu tạo roto máy điện đồng bộ ­ Rotor cực lồi:

Lõi thép của rotor được chế tạo dạng cực lồi. Đối với máy cĩ cơng suất nhỏ và trung bình rotor được chế tạo bằng thép đúc và gia cơng bằng khối trụ hoặc lăng trụ trên cĩ đặt các cực từ. Rotor dạng cực lồi thường chế tạo với số cực 2p ≥ 4.

­ Rotor cực ẩn:

Lõi thép của rotor được làm bằng thép hợp kim chất lượng cao, được rèn thành khối hình trụ và cĩ sẻ rãnh để đặt dây quấn , phần khơng sẻ rãnh sẽ tạo thành mặt cực từ. Rotor dạng cực ẩn thường chế tạo với số cực 2p ≤ 4.

4.2.3. Phần kích từ:

Cĩ nhiệm vụ tạo ra dịng một chiều để cung cấp cho dây quấn rotor.

­ Với những máy cĩ cơng suất lớn phần kích từ là máy phát điện một chiều. Dịng điện một chiều từ máy kích từ đi ra hai chổi than tiếp xúc với vành trượt đặt trên trục nối vào dây quấn rotor.

­ Với những máy cĩ cơng suất nhỏ người ta lấy dịng một chiều qua bộ nắn dịng bán dẫn để cung cấp cho rotor, nĩ cịn được gọi là máy phát điện kích từ.

Một phần của tài liệu Giáo trình máy điện (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)