Kế hoạch tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Khai thác, phát triển một số dạng toán trong dạy học nhằm góp phần hình thành và phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh tiểu học (Trang 70)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Kế hoạch tiến hành thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành theo các bước:

- Xây dựng các phiếu khảo sát dành cho HS và GV.

- Biên soạn tài liệu: Khai thác, phát triển một số dạng toán trong dạy học phát triển năng lực TD và LLTH cho HS, nội dung được trình bày trong Mục 2.3.

Biện pháp 1: Khai thác, phát triển dạng tốn về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng

Biện pháp 2: Khai thác, phát triển dạng tốn về tìm hai số khi biết tổng và tỉ hai của số đó

Biện pháp 3: Khai thác, phát triển dạng toán liên quan đến chuyển động đều

Biện pháp 4: Khai thác phát triển một số dạng tốn về hình học 3.3. Quy trình, nội dung thực nghiệm

Tổ chức dạy học khai thác, phát triển một số dạng toán nhằm phát triển năng lực TD và LLTH theo bốn biện pháp dược đề xuất trong Chương 2. Trước thực nghiệm sư phạm, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra đánh giá năng lực cho HS.

Sau thực nghiệm chúng tơi đánh giá tính thực tiễn và hiệu quả của các biện pháp qua bài kiểm tra năng lực để đánh giá kết quả học tập, sự tiến bộ của HS, kết quả của phát triển năng lực TD và LLTH.

Quy trình thực nghiệm sư phạm gồm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1. Chuẩn bị gồm 5 bước:

-Bước 1: Xác định mục đích thực nghiệm, đối tượng HS tham gia, thời

gian và địa điểm tiến hành.

- Bước 2: Xác định phạm vi và nội dung. - Bước 3: Biên soạn nội dung thực nghiệm.

-Bước 4: Xây dựng bộ tiêu chuẩn, thang đánh giá năng lực TD và LLTH

cho HS.

- Bước 5: Xây dựng kế hoạch thực nghiệm. Giai đoạn 2. Triển khai:

-Bước 1: Đánh giá năng lực TD và LLTH cho HS trước khi thực nghiệm

- Bước 2: Tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch. - Bước 3: Đánh giá kết quả sau thực nghiệm. Giai đoạn 3. Đánh giá:

-Bước 1: Đánh giá kiến thức, năng lực TD và LLTH của HS trước thực nghiệm.

-Bước 2: Đánh giá kiến thức, năng lực TD và LLTH của HS sau thực nghiệm.

-Bước 3: Đánh giá tính thực tiễn và hiệu quả các biện pháp khai thác, phát

triển được đề xuất trong luận văn qua phân tích, so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm.

3.4. Phương pháp đánh giá

Luận văn vận dụng biện pháp quan sát để ghi nhận năng lực của HS khi sử dụng các biện pháp khai thác, phát triển một số dạng toán trong dạy học phát triển năng lực TD và LLTH cho học sinh. Kiểm chứng tính hiệu quả, tính khách quan và tính khả thi của những biện pháp được đề xuất trong luận văn, quan sát quá trình học tập và hiệu quả học tập của HS.

Để thu được các kết quả đánh giá một cách khách quan, chúng tôi đã phỏng vấn, trao đổi thêm với GV dạy thực nghiệm để lấy ý kiến đánh giá năng lực TD và LLTH của HS khi học tập.

3.5. Tổ chức thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Xác định chuẩn và thang đánh giá kết quả thực nghiệm

Nhằm đánh giá các bài kiểm tra kiến thức, năng lực TD và LLTH của HS trước và sau thực nghiệm, chúng tôi xây dựng bộ tiêu chuẩn và thang đánh giá theo thang điểm 10, phân thành 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu:

-Loại tốt có điểm từ 9 – 10: Bài làm đúng và đầy đủ, có tính sáng tạo và logic. -Loại khá điểm 7 - <9: Bài làm đúng và tương đối đầy đủ chưa thể hiện rõ tính sáng tạo, cơ bản nắm vững kiến thức đã học.

- Loại trùng bình điểm 5 - <7: Bài làm chưa đúng hết, tính sáng tạo cịn hạn chế.

được kiến thức.

3.5.2. Khảo sát năng lực học sinh ở lớp TN và lớp ĐC

Trước thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát kiến thức, năng lực TD và LLTH của học sinh để đánh giá thực trạng đầu của HS tham gia thực nghiệm. Kết quả khảo sát là các căn cứ để so sánh với kết quả đầu ra của HS sau thực nghiệm, từ đó rút ra các kết luận về tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong luận văn.

Bài kiểm tra đánh giá năng lực được chia theo 4 mức độ (Phụ lục 2), thời gian làm bài là 40 phút. Kết quả khảo sát năng lực trên hai lớp 4A1 có 35 HS và 4A4 có 36 HS cho trong Bảng 3.1.

Bảng 3. 1. Kết quả bài kiểm tra năng lực trước thực nghiệm

Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Xếp loại Tốt 9 - 10 Khá 7 - <9 T.Bình 5 - <7 Yếu < 5 Tốt 9 - 10 Khá 7 - <9 T.Bình 5 - <7 Yếu < 5 Tỉ lệ (%) 21,47 55,57 20,61 2,35 20,65 53,42 22,78 3,15

Kết quả khảo sát năng lực của HS trong Bảng 3.1 cho thấy kiến thức và năng lực TD và LLTH của HS ở lớp ĐC và lớp TN chênh lệch không đáng kể. Tỉ lệ HS xếp loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu giữa các nhóm ĐC và TN được biểu diễn qua biểu đồ trong Hình 3.1.

3.5.3. Khảo sát năng lực học sinh ở lớp TN và lớp ĐC sau thực nghiệm

Sau khi thực nghiệm các biện pháp được đề xuất, chúng tôi tiến hành đánh giá kiến thức, năng lực của người học qua bài kiểm tra đánh giá năng lực (Phụ lục 3). Bài kiểm tra đánh giá năng lực, và cách đánh giá HS giống như trước thực nghiệm, kết quả trong Bảng 3.2.

Bảng 3. 2. Kết quả bài kiểm tra năng lực sau thực nghiệm

Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Xếp loại Tốt 9 - 10 Khá 7 - <9 T.Bình 5 - <7 Yếu < 5 Tốt 9 - 10 Khá 7 - <9 T.Bình 5 - <7 Yếu < 5 Tỉ lệ (%) 21,47 55,57 20,61 2,35 29.30 62.47 8.23 0.00

Biểu đồ trong Hình 3.2 thể hiện sự thay đổi về kiến thức, năng lực của HS, cụ thể ở nhóm ĐC có 2.35% HS loại yếu và 21.47% HS loại Tốt. Ngược lại, ở nhóm TN khơng có HS nào loại yếu, tỉ lệ HS loại tốt, khá và trung bình tăng lên đáng kể. Như vậy, chúng ta có thể kết luận qua các biện pháp được đề xuất trong luận văn, năng lực TD và LLTH của HS có sự chyển biến rõ rệt theo hướng tích cực, HS nắm vững kiến thức, năng lực TD và LLTH tốt hơn.

3.5.4. Đánh giá thực nghiệm

Đầu vào ta có kiến thức, năng lực TD và LLTH của HS ở hai nhóm TN và ĐC là tương đương, sau thực nghiệm các biện pháp, HS ở nhóm TN có sự thay đổi theo hướng tích cực một cách rõ ràng. Phân bố điểm ở các loại Tốt, Khá, Trung bình và Kém ở nhóm TN cao hơn hẳn so với nhóm ĐC. Trước thực nghiệm các biện pháp, các tỉ lệ này ở các nhóm là tương tự nhau, cụ thể, ở cả hai nhóm HS phần lớn đạt loại Khá và Trung bình trên 70%. Sau thực nghiệm các biện pháp, HS ở nhóm TN có tỉ lệ Tốt và Khá tăng lên khá cao, trên 90%.

Sau quá trình thực nghiệm với các biện pháp được đề xuất trong luận văn, HS đã nắm vững kiến thức, năng lực TD và LLTH thực hiện tốt hơn. Thêm nữa, qua việc dạy học, quan sát HS trực tiếp trên lớp, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- HS ở lớp TN tỏ ra hứng thú, tự tin khi trả lời các câu hỏi của GV, việc trình bày, trả lời kiến thức tốt hơn. Do đó, có thể kết luận về kiến thức, năng lực TD và LLTH của HS lớp TN tốt hơn so lớp ĐC.

- Về kiến thức, năng lực TD và LLTH của HS được hình thành và phát triển qua từng biện pháp khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.

3.5.5. Đánh giá của giáo viên

Để lấy ý kiến GV về một số biện pháp được đề xuất trong luận văn, tôi thực hiện minh họa các tiết dạy mơn Tốn lớp 4 phát triển năng lực TD và LLTH cho HS trên lớp đối chứng: Lớp 4A1 Trường Tiểu học Thiên Hương, H.

Thủy Nguyên, Hải Phòng, các GV trong tổ khối tham gia dự giờ, kết quả đánh giá giờ dạy cho trong Bảng 3.3.

Bảng 3. 3. Kết quả đánh giá của GV

Xếp loại

Tiết dạy Giỏi Khá Trung bình

Lớp 4A1 -Trường TH

Thiên Hương 9 GV = 91,8 % 1 GV = 8,2 % 0

Kết quả cho thấy các tiết dạy của GV trên lớp TN được đánh giá cao, thu thút được sự hứng thú đối với HS, giúp HS phát triển năng lực TD và LLTH.

Hơn nữa, GV đều có ý kiến đánh giá việc khai thác, phát triển một số dạng tốn nhằm hình thành và phát triển năng lực TD và LLTH cho HS là thực sự cần thiết và khả thi. Việc vận dụng các biện pháp được đề xuất giúp cho GV dễ đánh giá và phát triển năng lực cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học thực hiện thành cơng chương trình GDPT 2018.

3.6. Kết luận chương 3

Qua kết quả thực nghiệm cho thấy các biện pháp khai thác, phát triển một số dạng toán nhằm phát triển năng lực TD và LLTH cho HS được thiết kế là hoàn toàn phù hợp. Việc sử dụng các biện pháp này bước đầu cho thấy tính khả thi và hiệu quả, có thể áp dụng trên diện rộng nhằm mang lại kết quả tích cực, qua đó phát triển năng lực TD và LLTH cho HS.

Để phát huy tính hiệu quả tối đa của các biện pháp, GV cần gây hứng thú cho HS, chủ động tìm tịi, phát hiện các dạng tốn, bài tập có thể khai thác nhằm đa dạng hóa tài liệu giảng dạy.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn phân tích, tổng hợp cơ sở lí luận, các nghiên cứu liên quan về dạy học phát triển năng lực cho HS, từ đó đề xuất quy trình khai thác, phát triển một số dạng tốn trong dạy học nhằm góp phần hình thành và phát triển năng lực TD và LLTH cho HS, thực nghiệm các kết quả nghiên cứu tại Trường TH Thiện Hương, H. Thủy Nguyên, Hải Phòng. Luận văn đạt được các kết quả:

-Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học phát triển năng lực TD và LLTH cho học sinh tiểu học;

-Tìm hiểu một số nghiên cứu liên quan về biện pháp khai thác, phát triển một số dạng toán cho học sinh tiểu học;

-Khảo sát vấn đề khai thác, phát triển một số dạng toán trong dạy học phát triển năng lực cho HS tại Thành phố Hải Phòng;

-Đưa ra được quy trình khai thác, phát triển một bài tốn (Tập trung vào các dạng tốn: Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó; Tìm hai số khi biết tổng tỉ; Bài toán liên quan đến chuyển động đều, và một số bài tốn về hình học). cho học sinh tiểu học trong dạy học phát triển năng lực tư duy và giải quyết vấn đề cho HS;

-Thực nghiệm, đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp được đề xuất.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, các biện pháp được đề xuất là thích hợp để phát triển năng lực TD và LLTH cho học sinh, theo Chương trình GDPT 2018.

2. Khuyến nghị

Hiện nay, GV tiểu học đã quan tâm đến vấn đề dạy học phát triển năng lực cho HS. Tuy nhiên, GV cần chú trọng hơn đến các biện pháp khai thác, phát triển một số dạng toán trong dạy học phát triển năng lực cho HS, việc phát triển các dạng toán cần phong phú và đa dạng hơn.

Nhà trường cần những tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho tất cả GV, cần khuyến khích, động viên GV nghiên cứu, thiết kế và vận dụng các biện pháp thực tế vào dạy học các môn học khác nhau.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1]. BGD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong Chương trình GDPT mới.

[2]. BGD&ĐT (2016), Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định đánh giá học sinh tiểu học kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.

[3]. BGD&ĐT (2018), Thơng tư 32/2018/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình

GDPT mới và nội dung chi tiết các môn học.

[4]. BGD&ĐT (2020), Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá HS

tiểu học.

[5]. BGD&ĐT, Thông tư 2345/BGĐT-GDTH, 2021.

[6]. Đoàn Anh Chung, Thao tác TD của trẻ 5-6 tuổi người dân tộc Thái tỉnh

Sơn La, Luận án Tiến sĩ Tâm lí học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2018

[7]. Hoàng Chúng (1991), Rèn luyện khả năng sáng tạo toán học ở THPT, NXB TP Hồ Chí Minh

[8]. Nguyễn Cảnh Toàn (1992), Tập cho học sinh giỏi toán làm quen dần với

nghiên cứu toán học, NXB Giáo Dục

[9]. Nguyễn Văn Thuận (2004), Phát triển NL tư duy lơgic và sử dụng chính xác ngơn ngữ Tốn học cho học sinh đầu cấp THPT trong DH đại số, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học

[10].Nguyễn Văn Lộc (1995), Hình thành kỹ năng lập luận có căn cứ cho học

sinh các lớp đầu cấp THCS Việt Nam thơng qua DH hình học, Luận án Tiến

sĩ Giáo dục học

[11].Nguyễn Hoàng Nhật Tân (Dịch), Thomas Watson và IBM xác lập công

[12].Thái Huy Vinh (2014), Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngơn ngữ tốn học trong dạy học mơn Tốn lớp 4, lớp. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục

[13].Trần Thúc Trình (2003), Rèn luyện TD trong dạy học toán. Viện Khoa học Giáo dục.

[14].Trần Đức Chiển (2007), Rèn luyện TD thống kê cho học sinh trong dạy

học thống kê - xác suất ở mơn Tốn THPT, Luận án Tiến sĩ Giáo dục

[15].Phan Trọng Ngọ (2000) Tâm lí học trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [16].https://zdocs.hu/doc/t-duy-va-nng-lac-t-duy-le12x9dox8pv

Tiếng Anh

[17].Bernie Trilling (2009), Charles Fadel, 21st Century Skills: Learning for Life in Our Times, Wiley.

[18].J.B. Baron, and R.J.Sternberg (1987), Teaching Thinking: Theory and Practice.

N.Y. Preeman.

[19].RestonVA (2014), Principles to actions: Ensuring mathematical success for all, National Council of Teachers of Mathematics, 2014.

[20].Robert JMarzano (2011), Nghệ thuật và khoa học dạy học, người dịch:

Nguyễn Hữu Châu, NXB Giáo dục Việt Nam.

[21].Barak Rosenshine (2012), Research - Based Strategies that all Teachers should kwow,American Educator, Spring 2012.

[22].

PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VỀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC, PHÁT TRIỂN MỘT SỐ DẠNG TOÁN NHẰM PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC TD VÀ LLTH CHO HỌC SINH I. Thông tin về giáo viên:

- Trường:…………………………………………………………………

- Khối

lớp:………………………………………………………………………… - Trình độ: Cao đẳng , Cử nhân , Thạc sĩ

- Thâm niên cơng tác (năm): ..............................................Giới tính: Nam ,Nữ

II. Nội dung

1. Thầy/Cô có sử dụng biện pháp khai thác, phát triển một số dạng toán phát triển năng lực cho học sinh? (chọn 1 đáp án)

Chưa bao giờ thực hiện

Thực hiện không thường xuyên Thường xuyên thực hiện

Rất thường xuyên triển khai

2. Theo Thầy/Cô việc khai thác, phát triển một số dạng toán là cần thiết cho học sinh? (chọn 1 đáp án) Hồn tồn Khơng đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Hồn tồn đồng ý

3. Thầy/Cơ tán thành việc khai thác, phát triển một số dạng toán nhằm phát triển năng lực TD và LLTH cho HS (chọn 1 đáp án)

Hồn tồn khơng đồng ý Không đồng ý

Phân vân Đồng ý

Hồn tồn đồng ý

4. Những khó khăn của giáo viên gặp phải khi khai thác, phát triển một số dạng toán phát triển năng lực TD và LLTH cho HS

Nội dung kiến thức

Rất khó khăn Khó khăn Bình thường Khơng khó khăn Thiếu tài liệu tham khảo, nội dung, biện pháp khai

thác

GV chưa được trang bị đủ kiến thức, không đủ năng lực thực hiện

Phân bổ thời lượng trong chương trình chưa thực sự phù hợp

Thiếu cơ chế, quy định

Khó khăn trong việc lựa chọn nội dung (các dạng toán) phù hợp nhằm phát triển năng lực cho HS Thiếu phương tiện, cơ sở vật chất

Khác:

…………………………………………………. ……………………………………………………

3. Những mong muốn của giáo khi khai thác, phát triển một số dạng tốn?

(có thể chọn nhiều đáp án)

Cần hướng dẫn quy trình khai thác, phát triển một số dạng toán Các bài tập vận dụng phát triển năng lực TD và LLTH cho HS

Nội dung, các chủ đề để khai thác, phát triển cũng như các biện pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học

Một phần của tài liệu Khai thác, phát triển một số dạng toán trong dạy học nhằm góp phần hình thành và phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh tiểu học (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)