Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Lợi nhuận trước thuế 3.605 4.626 4.22 4.325 5.290
Tốc độ tăng trưởng 28.32% -8.78% 2.49% 22.31%
( Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV)
2.3.2 Đối thủ cạnh tranh về hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trong thời gian hai thập kỷ qua, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và qui mô. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng vào năm 1991 lên 99 ngân hàng vào đầu năm 2012, trong đó có 5 NHTMNN bao gồm cả NHTMCP mà nhà nước giữ cổ phần chủ yếu, 35 NHTMCP, 50 chi nhánh NH nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 5 NH 100% vốn nước ngoài. Các ngân hàng đều đạt được mức tăng trưởng khả quan thể hiện qua tổng tài sản liên tục tăng qua các năm. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của lĩnh vực ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Với quy mơ dân số 90 triệu dân, tiềm năng thị trường đối với ngành ngân hàng rất lớn, ngành ngân hàng ngày càng mở rộng, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều.
Hiện tại, cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động huy động vốn tiền gửi có rất nhiều tổ chức tín dụng và định chế tài chính tham gia nhưng đối thủ của BIDV chủ yếu là các chi nhánh của các ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập và đi vào hoạt động khá lâu tương tự như BIDV và đại diện cho khối ngân hàng thương mại cổ phần. Một số ngân hàng có hoạt động mạnh và cạnh tranh gay gắt, các đối thủ chính có thể kể là: NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam và NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Sở dĩ các ngân hàng này được xem là đối thủ cạnh tranh chính của BIDV vì: (1) Các ngân hàng này có cùng đối tượng khách hàng với BIDV; (2) Sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng này
493,213 500,000 450,000 400,000 350,000 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 - 303,606 284,514 Tổng HĐV từ KH 85,519
Agri Bidv Vcb Exim
617,589 700,000 484,785 600,000 414,475 500,000 400,000 Tổng tài sản 300,000 170,156 200,000 100,000 -
Agri Bidv Vcb Exim
tương tự như BIDV; (3) Khách hàng thường so sánh sản phẩm dịch vụ của BIDV với sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng này; (4) Khách hàng thường so sánh thương hiệu BIDV với các thương hiệu này; (5) Đặc biệt là các ngân hàng này có quy mơ và hình thức hoạt động tương tự BIDV.
Biểu đồ 2.1 Tổng huy động vốn tiền gửi tại một số NHTM của Việt Nam tính đến năm 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
( Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2013)
Biểu đồ 2.2 Tổng tài sản của một số NHTM Việt Nam tính đến năm 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
2,300 2,500
2,000 1,500
Số lượng điểm giao dịch 1,000 549 390 207 500 -
Agri Bidv Vcb Exim
Biểu đồ 2.3 Mạng lưới của một số NHTM Việt Nam tính đến năm 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
( Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2012)
2.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh về hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.4.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh về hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.4.1.1 Những kết quả đạt được
Từ năm 2009 đến nay, năng lực cạnh tranh về hoạt động huy động vốn tại BIDV đã có nhiều bước phát triển mới. Nguồn vốn huy động luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.
Về thị phần huy động vốn: BIDV đã chiếm thị phần đáng kể trong thị trường huy động vốn cũng như các dịch vụ hỗ trợ hoạt động huy động vốn. Năm 2013 thị phần huy động vốn chiếm 10.07% tổng lượng vốn huy động. Bên cạnh tập trung vào thị trường bán buôn, chiến lược kinh doanh thời gian gần đây của BIDV cũng tập trung vào thị trường bán lẻ và đang có được một vị thế khá vững chắc trong thị trường dịch vụ bán lẻ. BIDV đã có sự tăng trưởng bền vững, ổn định về thị phần huy động vốn và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động huy động vốn.
Về sản phẩm dịch vụ huy động vốn: BIDV đã đưa ra dịch vụ gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiền gửi lũy tiến trả lãi theo số tiền gửi càng cao thì lãi suất càng cao, tiền gửi quay số dự thưởng... BIDV ln cố gắng tìm mọi biện pháp để tăng nguồn vốn huy động như đề ra nhiều loại kỳ hạn với những hình thức trả lãi khác nhau, mở
rộng các hình thức huy động tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá. BIDV cũng huy động được một khối lượng vốn lớn từ các định chế tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các TCTD trong nước để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Về kênh phân phối: Mạng lưới kênh phân phối của BIDV đứng thứ ba hệ thống các NHTM Việt Nam. Mạng lưới chi nhánh rộng khắp đã giúp BIDV tiếp cận một số lượng lớn khách hàng trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ đa dạng cho nhiều đối tượng khách hàng từ cá nhân, hộ gia đình đến các loại hình doanh nghiệp, mở rộng thị trường và phát triển dịch vụ huy động vốn.
Về phát triển thương hiệu: BIDV là ngân hàng có thương hiệu mạnh và được nhiều người, nhiều doanh nghiệp biết đến với các sản phẩm tốt. BIDV đã xây dựng được uy tín trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, là ngân hàng có hoạt động lâu đời với bề dày hơn 55 năm xây dựng và trưởng thành. Điều này góp phần rất nhiều nâng cao năng lực cạnh tranh trong huy động vốn.
Về năng lực tài chính: BIDVcó năng lực tài chính tốt nên hỗ trợ rất nhiều cho năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn. Luôn đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về an toàn thanh khoản của NHNN, Hội đồng quản trị. BIDV có vốn tự có cũng như tổng tài sản lớn. Hoạt động kinh doanh của BIDV không ngừng tăng trưởng với lợi nhuận tăng trưởng ổn định và ROA, ROE hợp lý.
Năng lực công nghệ của BIDV hiện đại giúp nâng cao rất nhiều năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của BIDV. Hệ điều hành hiện đang áp dụng trong hệ thống BIDV có những ưu điểm như toàn bộ dữ liệu sẽ được tập trung tại cơ sở dữ liệu trung tâm. Tất cả nghiệp vụ, dịch vụ đều dùng chung một hệ thống thông tin khách hàng duy nhất, đảm bảo cho việc xác nhận khách hàng được chính xác và thuận tiện. Có thể kết nối dễ dàng với các thiết bị giao dịch tự động như máy đọc thẻ từ, thẻ chip, máy ATM, các hệ thống thông tin công cộng…
Về phát triển nguồn nhân lực: Chính sách phát triển nguồn nhân lực của BIDV trong thời gian gần đây đã rất linh hoạt giúp phát huy được hiệu suất làm việc và xây dựng diện mạo mới năng động cho toàn bộ mạng lưới. Hàng năm BIDV đều tổ chức hội thi nghiệp vụ giỏi để nâng cao trình độ chun mơn và kỹ năng mềm cho nhân viên…
Về năng lực quản lý: BIDV là một trong những NH có năng lực quản lý với chất lượng hoạt động tốt nhất trong hệ thống NHTM. Xét các chỉ số hoạt động như nợ xấu, tỉ lệ an toàn vốn, tỉ lệ sinh lời bình qn trên vốn tự có, tăng trưởng tổng tài sản. BIDV đều đạt cao hơn mức bình quân của ngành NH Việt Nam. Năng lực quản lý tốt đã giúp cho BIDV có những thuận lợi nhất định khi đương đầu với các thử thách trong q trình hội nhập, góp phần nâng cao NLCT huy động vốn.
2.4.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại
Các NHTM đã có sự tăng trưởng mạnh về vốn và quy mô hoạt động, một số ngân hàng đã thực hiện thành cơng việc tìm đối tác chiến lược, giúp tăng nguồn vốn kinh doanh và cải thiện tình hình quản trị và ứng dụng cơng nghệ. Bên cạnh sự lớn mạnh của hệ thống các NHTM, hoạt động của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài cũng ngày càng mở rộng. Theo cam kết hội nhập, từ năm 2011 Việt Nam đã cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động và thực hiện các nghiệp vụ như ngân hàng nội địa. Cùng với các NHTM quốc doanh khác, BIDV đang nhìn thấy thị phần huy động vốn của mình giảm trung bình 1-2%/năm khi các NHTMCP nỗ lực tấn công khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể.
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn có xu hướng chậm lại. Ngoài ra cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hợp lý, thiếu ổn định, chưa khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV cịn kém đa dạng, tính tiện lợi chưa cao, chưa thiết kế riêng biệt cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. Các hình thức bán chéo sản phẩm tuy đã áp dụng nhưng chưa thực sự thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ cho huy động vốn còn một số hạn chế như là hoạt động marketing chưa được cải thiện, kênh phân phối hầu hết là truyền thống. Mạng lưới phân phối nhiều nhưng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn.
Tính tuân thủ trong phát triển thương hiệu chưa tốt. Mặc dù đã lập nên mục tiêu và định hướng nhưng tính tuân thủ trong phát triển thương hiệu ở đây là sự vận dụng, phát triển thực hiện theo kế hoạch của các chi nhánh chưa tốt, dẫn đến ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của BIDV. BIDV ban hành các chính sách, tiêu
chuẩn liên quan đến phát triển thương hiệu còn chậm trễ hơn các ngân hàng khác. Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng của BIDV đã được ban hành năm 2012 có phần chậm trễ hơn vì các ngân hàng khác cũng đã có bộ tiêu chuẩn này trước một thời gian khá dài. Chưa có sự nhất qn về hình ảnh đặc thù của BIDV như cách thức thể hiện tên thương hiệu tại các chi nhánh, phòng giao dịch, kios, ATM, phong cách thể hiện trong các hình ảnh quảng cáo cịn lộn xộn, chưa có tính nhất qn mặc dù đã có cẩm nang thương hiệu.
Ứng dụng nghiên cứu thị trường trong phát triển thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức, chính vì thế chưa thể hiện tốt những giá trị cơ bản, giá trị khác biệt mà một thương hiệu ngân hàng cần có.
Cơ chế hoạt động của BIDV vẫn còn chưa linh hoạt do tỷ lệ vốn nhà nước còn chiếm khá lớn nên BIDV mặc dù đã cổ phần hóa nhưng vẫn được xem là Ngân hàng thương mại Nhà nước. Cơ chế quản trị doanh nghiệp theo mơ hình nhà nước chưa giải phóng được các năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Diện mạo và cơ sở hạ tầng tại một số điểm giao dịch chưa thật sự tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng từ cái nhìn ban đầu. Ngồi ngun nhân khách quan của một số trụ sở là do thuê mướn, thì ý thức làm sạch đẹp, nổi bật địa điểm giao dịch của các đơn vị chưa thật sự tốt. Ngồi ra các hình ảnh để nhận diện ngân hàng qua các bảng hiệu, mẫu biểu giao dịch, trang phục của nhân viên… chưa thật sự nhất quán, đồng bộ giữa các chi nhánh.
Trình độ chun mơn và tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên chưa tương đồng, vẫn có một số nhân viên thể hiện tinh thần trách nhiệm chưa cao. Một số nhân viên còn tỏ thái độ quan liêu, thờ ơ khi giao dịch với khách hàng đặc biệt là tại các địa phương cịn ít các ngân hàng hoạt động. Ngoài ra việc giới thiệu, tư vấn về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn đại khái nên đã phát sinh những bất tiện cho khách hàng.
Trong những năm qua, tuy nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá nhưng còn nhiều diễn biến phức tạp, khơng có lợi cho hoạt động ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, lạm phát là nguy cơ tiềm ẩn, diễn biến phức tạp của
Năng lực cạnh tranh huy động vốn tiền gởi
Năng lực tài chính
Năng lực quản trị điều hành
Năng lực nguồn nhân lực
Năng lực sản phẩm, dịch vụ
Năng lực cạnh tranh về giá
Năng lực uy tín, thương hiệu Năng lực cơng nghệ Năng lực mạng lưới hoạt động Năng lực quảng cáo khuyến mãi
thị trường vàng, ngoại hối và thị trường chứng khoán tạo tâm lý e dè cho người dân khi gửi tiền có kỳ hạn vào ngân hàng.
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng có chức năng huy động tiền gửi làm cho thị phần của mỗi ngân hàng có nguy cơ thu hẹp. Trong q trình cạnh tranh để tạo lập và mở rộng thị phần, thu hút được nguồn vốn, các tổ chức này đua nhau tăng lãi suất huy động không dựa trên cơ sở cung – cầu về vốn, làm cho mặt bằng lãi suất bị đẩy lên cao, gây khó khăn cho cơng tác huy động vốn.
2.4.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh về hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ kết quả khảo sát
2.4.2.1 Mơ hình nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết mơ hình nghiên cứu của Victor Smith, mơ hình nghiên bao gồm 9 nhóm yếu tố là các biến độc lập tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc là năng lực cạnh tranh huy động vốn tiền gửi.
2.4.2.2 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính, mục đích nhằm kết hợp cơ sở lý thuyết cộng với kết quả nghiên cứu sơ bộ để tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu chính thức và hiệu chỉnh bảng câu hỏi đầy đủ các biến quan sát hợp lý, cần thiết. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp chuyên gia.
Phương pháp thảo luận chuyên gia: Phương pháp thảo luận chuyên gia sẽ điều chỉnh và bổ sung thang đo cho phù hợp với đối tượng là khách hàng gửi tiền tại BIDV. Cuộc thảo luận được thực hiện bởi một nhóm khoảng 30 người, được diễn ra vào tháng 4/2013, thành phần tham gia là các giám đốc, phó giám đốc, trưởng phịng, phó phịng làm việc tại các chi nhánh của BIDV (Phụ lục 1).
Hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu: Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, mơ hình
nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu chính thức sẽ gồm có tổng cộng 9 yếu tố. (1) Yếu tố năng lực tài chính gồm 4 biến quan sát là Ngân hàng đủ vốn hoạt động, Ngân hàng có lợi nhuận hàng năm tăng lên, Ngân hàng có tính thanh khoản tốt, Ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh; (2) Yếu tố năng lực quản trị, điều hành gồm 3 biến quan sát là Lãnh đạo ngân hàng có năng lực tốt, Ngân hàng có mơ hình tổ chức phù hợp, Ngân hàng có chiến lược kinh doanh tốt; (3) Yếu tố năng lực nguồn nhân lực gồm 3 biến quan sát là Nguồn nhân lực ở ngân hàng đáp ứng yêu cầu cơng việc, Nhân viên có trình độ chun mơn cao, Nhân viên có đạo đức nghề nghiệp tốt; (4) Yếu tố năng lực sản phẩm, dịch vụ gồm 4 biến quan sát là Ngân hàng có nhiều hình thức gửi tiền, Sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đa dạng, Ngân hàng đầu tư nhiều cho phát triển sản phẩm, Sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng có sự khác biệt; (5) Yếu tố năng lực cạnh tranh về giá gồm 4 biến quan sát là Ngân hàng có mức phí phù hợp với thị trường, Ngân hàng có lãi suất huy động cạnh tranh, Ngân hàng có lãi suất theo sát đối thủ, Ngân hàng có chính sách ưu đãi giá hợp lý; (6) Yếu tố năng lực uy tín, thương hiệu gồm 3 biến quan sát là Uy tín của ngân hàng rất tin cậy, Hình ảnh ngân hàng rất ấn tượng trong tâm trí khách hàng, Thương hiệu ngân hàng thân thiết với khách hàng; (7) Yếu tố năng lực công nghệ gồm 3 biến quan sát là Ngân hàng có cơng nghệ hiện đại, Ngân hàng có quy trình nghiệp vụ tốt, Ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn; (8) Yếu tố năng lực mạng lưới hoạt động
gồm 3 biến quan sát là Ngân hàng có nhiều chi nhánh, phịng giao dịch, Ngân hàng