Những mặt hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần điện tử tin học hồ sen (Trang 42 - 43)

- Uy tín doanh nghiệp

2.3.2 Những mặt hạn chế còn tồn tạ

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động kinh doanh của Công ty còn bộc lộ một số hạn chế, có thể là do khách quan đưa lại nhưng cũng có thể là do chủ quan của bản thân Công ty. Những hạn chế này chính là nguyên nhân làm giảm tính hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng y, hoá, tin học phẩm của Công ty.

Trong sản xuất có những bộ phận chưa chấp hành triệt để quy trình bảo quản sản phẩm hoặc việc theo dõi giám sát của các phòng ban chuyên ngành, của cán bộ quản lý không thường xuyên, không chặt chẽ đã dẫn đến sản phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu. Nhiều khi phải nhập lại một số mặt hàng, giao hàng cho khách hàng thiếu đã gây nên hiệu quả thấp, thiệt hại cho Công ty về cả thời gian, chi phí lẫn uy tín.

Do việc nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài, nên Công ty thường rơi vào thế bị động và kéo theo sự bị động trong việc tiêu thụ các sản phẩm. Đôi khi mặt hàng khan hiếm khiến Công ty phải trả giá cao hơn, chi phí cao hơn đã làm giảm hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng đến doanh thu Công ty.

Công nghệ máy móc thiết bị của Công ty tuy được chú trọng đầu tư, song còn tồn tại một phần là những công nghệ lạc hậu của các nước phát triển. Điều này đã hạn chế một phần việc nâng cao khả năng bảo quản và chất lượng sản phẩm của Công ty.

Hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ còn chưa ăn khớp, hàng tháng lượng hàng tồn kho còn lớn do Công ty chưa xây dựng được các kế hoạch tiêu thụ cụ thể. Chính sách phân phối chưa được chú trọng.

Ngoài phần vốn đã có Công ty còn phải vay thêm ngân hàng số vốn dùng trong dài hạn nên số tiền phải dùng để trả lãi suất rất lớn. Do vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần điện tử tin học hồ sen (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w