Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu xây dựng trang web hỗ trợ hs tự ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá phần các định luật bảo toàn, chương trình vật lý 10, cơ bản (Trang 91 - 116)

Sau khi tiến hành TNSP chúng tôi rút ra một số nhận xét và đánh giá nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

92

+ HS lớp thực nghiệm có sự chủ động tham gia các diễn đàn trao đổi thảo luận. Qua nghiên cứu nội dung chúng tôi nhận thấy có nhiều nội dung HS cần trao đôi thảo luận cho từng bài học và cũng suất hiện nhiều câu trả lời hay, có nhiều phƣơng án giải quyết các bài tập mà HS nêu ra trên các diễn đàn.

+ Nhiều nội dung các bài tập phản hồi của các em khi gửi về cho GV đạt kết quả tốt. Các em đã biết cách phân tích, tổng hợp, biết áp dụng các phƣơng pháp giải bài tập từ đó đƣa ra những lời giải hiệu quả nhất.

+ Qua nghiên cứu nội dung trang web, HS trong các nhóm thực nghiệm đã biết xây dựng kế hoạch học tập cho mình một cách tƣơng đối hợp lý. Trên cơ sở thiết kế của hệ thống các em đã tự chủ động sắp xếp lịch học cho mình nhƣ: lịch ôn tập, lịch nộp bài, lịch kiểm tra,…

+ Ngoài ra, chúng tôi còn nhận thấy kết quả các bài tập trắc nghiệm áp dụng cho từng bài học ở các lớp thực nghiệm đạt kết quả khá, giỏi chiếm tỷ lệ cao.

Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy rằng HS ở lớp thực nghiệm năng lực tự học, tự OTCC đã đƣợc nâng lên rõ rệt.

*/ Đánh giá những biểu hiện về thái độ, tính tích cực, tự lực của HS:

+ Qua quan sát các giờ TNSP chúng tôi nhận thấy có sự khác lạ trong các giờ học, dƣờng nhƣ các em bị cuốn hút vào các bài học, không khí học tập sôi nổi, các em hào hứng tham làm bài tập, trả lời các câu hỏi của GV.

+ Chúng tôi nhận thấy ở các em là sự trao đổi luôn diễn ra cả trong và ngoài giờ học. Những vấn đề các em trao đổi nhƣ: nội dung các thí nghiệm (phƣơng án tiến hành, kết quả thí nghiệm), việc giải các bài tập tạo sơ đồ cấu trúc nội dung bài học, những chủ đề thảo luận trên diễn đàn,…..

+ Đặc biệt, các em rất hứng thú khi làm bài tập trắc nghiệm có phản hồi. Trong giờ học có những em bất ngờ reo mừng vì chọn đƣợc đáp án đúng với những hình ảnh chúc mừng có tính khích lệ cao với các em. Các em tâm sự “Chúng em chưa bao giờ được làm những bài tập vui như thế này. Qua những phản hồi giúp chúng em định hướng và trả lời tốt hơn, từ đó các em nhận ra những sai lầm của mình. Đây là, một hình thức làm bài tập rất bổ ích đối với chúng em”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

93

Có thể nói, việc ôn tập của HS ở các lớp thực nghiệm mang lại hứng thú và tạo cho các em một thái độ tích cực trong học tập.

*/ Đánh giá về việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tự OTCC và KTĐG của HS:

Kết quả TNSP cho thấy về tri thức, kỹ năng, hoạt động sáng tạo ở lớp thực nghiệm tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ điểm khá, giỏi cao và tỷ lệ điểm yếu đã giảm.

Có khả năng tổng hợp, khái quát hoá kiến thức và vận dụng giải quyết các bài tập, tình huống tƣơng tự.

Thông qua đồ thị phân phối tần suất của bài kiểm tra tổng kết chứng tỏ chất lƣợng nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.

Nhận xét về các giá trị thống kê toán học:

Các tham số thống kê: phƣơng sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên của nhóm thực nghiệm luôn nhỏ hơn các giá trị tƣơng ứng của nhóm đối chứng.

Hệ số Student theo tính toán luôn có giá trị lớn hơn giá trị tra cứu trong bảng phân phối Student chứng tỏ kết quả lĩnh hội tri thức và năng lực vận dụng kiến thức của HS ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là có ý nghĩa, không phải ngẫu nhiên.

Nhƣ vậy, chúng ta thấy rằng việc sử dụng trang web hỗ trợ HS tự OTCC và KTĐG kiến thức, kĩ năng sau khi học xong phần “Các định luật bảo toàn” thực sự góp phần nâng cao hiệu quả tự học Vật lý cho HS bậc trung học phổ thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

94

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

TNSP là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu khoa học, giáo dục. Thông qua TNSP chúng ta có đƣợc cái nhìn toàn diện, khách quan về giá trị giáo dục mà đề tài mang lại và đồng thời là cơ sở cho việc điều chỉnh, nội dung cũng nhƣ hình thức của đề tài nhằm mang lại chất lƣợng giáo dục cao hơn.

Trong chƣơng 3 chúng tôi đã tiến hành các nội dung chính sau:

Tiến hành lựa chọn các lớp học sinh thực nghiệm và đối chứng tại 2 trƣờng phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, sao cho các lớp thực nghiệm và đối chứng có những đặc điểm về chất lƣợng học tập môn Vật lý và số lƣợng HS là tƣơng đƣơng nhau.

Tổ chức cho HS các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tự OTCC thông qua trang web đối với lớp thực nghiệm và phƣơng pháp truyền thống đối với lớp đối chứng.

Tổ chức cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra tổng kết, sau khi đã tiến hành các hoạt động tự OTCC.

Tiến hành phân tích, xử lý các kết quả thực nghiệm và đối chứng bằng phƣơng pháp thống kê toán học, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp phân tích điều tra và một số phƣơng pháp khác.

Sau khi tiến hành các hoạt động cần thiết trƣớc và sau TNSP, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét nhƣ:

Kết quả TNSP cho thấy tính hiệu quả và tính khả thi của trang web hỗ trợ học sinh tự OTCC và KTĐG kiến thức, kĩ năng sau khi học xong phần “Các định luật bảo toàn”, trong chƣơng trình Vật lý 10, cơ bản.

Thông qua sử dụng trang web đã hình thành cho HS phƣơng pháp học tập, HS đã biết xây dựng cho mình kế hoạch học tập một cách khoa học và hiệu quả hơn.

Sự hỗ trợ của trang web đã giúp cho hoạt động tự OTCC và KTĐG của HS đã đem lại những hiệu quả nhất định nhƣ: phát triển đƣợc hứng thú học tập, phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

95

huy tính tích cực, tự lực, nâng cao chất lƣợng, nắm vững và vận dụng kiến thức của HS từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học Vật lý.

Tuy nhiên, để hiệu quả của hoạt động tự OTCC đạt hiệu quả cao hơn nữa chúng ta cần có một số những điều chỉnh nhƣ:

+ Đảm bảo hệ thống mạng Internet đƣợc liên tục, với chất lƣợng đƣờng truyền cao, băng thông rộng.

+ Cần có GV có kiến thức về CNTT trong các giờ tự ôn tập trên phòng máy để giúp đỡ các em về mặt sử lý những lỗi có thể sảy ra.

Nhƣ vậy, có thể nói việc sử dụng trang web bƣớc đầu đã mang lại hiệu quả nhất đinh trong hoạt động dạy – học, góp phần giúp cho HS có đƣợc kiến thức, kỹ năng và phƣơng pháp học tập hiệu quả môn Vật lý nói chung và phần “Các định luật bảo toàn” nói riêng trong chƣơng trình Vật lý 10, cơ bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

96

KẾT LUẬN CHUNG

Thông qua quá trình nghiên cứu về mặt cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài cho thấy việc thiết kế, xây dựng trang web để hỗ trợ HS tự OTCC và KTĐG kiến thức và kĩ năng sau khi học xong phần “Các định luật bảo toàn” trong chƣơng trình Vật lý 10, cơ bản là cần thiết đối với HS.

Những kết quả và đóng góp đạt đƣợc từ đề tài:

Đóng góp về mặt lý luận:

+ Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận của việc OTCC và KTĐG theo quan điểm của lý luận dạy học hiện đại, phù hợp với thực tế vận dụng tại các trƣờng phổ thông.

+ Thông qua đề tài chúng ta thấy đƣợc quá trình nghiên cứu, thiết kế trang web giúp HS có thể tự OTCC và KTĐG kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động dạy và học Vật lý.

Đóng góp về mặt thực tiễn:

+ Đề tài đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng của việc OTCC và KTĐG kiến thức, kỹ năng của HS trong dạy học Vật lý. Từ đó, rút ra đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của việc OTCC và KTĐG ở một số trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

+ Thiết kế đƣợc trang web dƣới sự vận dụng cơ sở lý luận hiện đại của việc OTCC và KTĐG kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của CNTT sẽ giúp HS rèn luyện kỹ năng tự OTCC, phát triển hứng thú và nâng cao chất lƣợng OTCC kiến thức phần “Các định luật bảo toàn”, trong chƣơng trình Vật lý 10, cơ bản.

Qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số đề xuất, kiến nghị:

Để hoạt động tự OTCC và KTĐG kiến thức, kỹ năng ở HS có đƣợc hiệu quả và chất lƣợng, chúng tôi có một số kiến nghị và đề xuất nhƣ sau:

Về phía giáo viên:

+ Cần nắm vững cơ sở lý luận của việc tự OTCC và KTĐG trong dạy và học hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

97

+ Nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng các công cụ dạy học hiện đại, đặc biệt là kiến thức về CNTT nhƣ: lập trình mạng, lập trình Java, sử dụng thành thạo các phần mềm thí nghiệm Vật lý ảo.

+ Thấy đƣợc nhu cầu tự OTCC và KTĐG kiến thức, kỹ năng từ phía học sinh và trách nhiệm của GV trong việc thiết kế, xây dụng và tổ chức hoạt động này một cách có hiệu quả.

+ Để hoạt động OTCC và KTĐG kiến thức, kỹ năng của HS đạt hiệu quả giáo dục GV cần phải có các hình thức tổ chức thích hợp, đa dạng và có hiệu quả tƣơng ứng với các nội dung cần OTCC và KTĐG nhƣ: tăng cƣờng hƣớng dẫn HS tóm tắt kiến thức dƣới dạng sơ đồ, thực hiện các bài tập trắc nghiệm có phản hồi hƣớng dẫn, xây dựng các thí nghiệm ảo,...

Về phía học sinh:

+ Cần dành nhiều thời gian cho việc tự OTCC và tự KTĐG bằng các phƣơng tiện dạy học hiện đại.

+ Tăng cƣờng các hoạt động nhóm trên các diễn đàn trao đổi thảo luận. + Tham gia tích cực, tự giác các hoạt động tự học do GV tổ chức hƣớng dẫn thông qua mạng Internet.

+ Xây dựng cho mình phƣơng pháp học tập nhƣ: xây dựng phƣơng pháp giải bài tập, xây dựng kế hoạch học tập một cách hợp lý và khoa học,…

Về phía các cấp quản lý:

+ Tăng cƣờng trang thiết bị các phƣơng tiện kỹ thuật dạy học hiện đại cho các trƣờng học.

+ Xây dựng hệ thống phòng bộ môn, đảm bảo điều kiện về trang thiết bị cho dạy học ở nhiều loại hình khác nhau.

+ Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn các hội thảo khoa học cho GV nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy nói chung và hoạt động tự OTCC và KTĐG ở HS nói riêng.

TNSP cho thấy việc thiết kế, xây dựng trang web hỗ trợ HS tự OTCC và KTĐG kiến thức, kỹ năng kết hợp với lý luận về hoạt động OTCC và KTĐG kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

98

thức, kĩ năng của HS phù hợp với công nghệ dạy học hiện đại hiện nay là phù hợp với việc dạy HS biết tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng.

Việc thiết kế trang web học tập hỗ trợ các hoạt động OTCC và KTĐG của HS phải đảm bảo phù hợp với nội dung học tập, đơn giản, dễ sử dụng, đƣợc phổ biến trên phạm vi rộng ... Và đặc biệt khi khai thác và sử dụng trang web học tập có hiệu quả thì chất lƣợng của việc ôn tập kiến thức và vận dụng kiến thức của HS đƣợc nâng lên. Từ đó nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy học đồng thời đẩy mạnh phong trào khai thác và ứng dụng CNTT trong dạy học. Đó cũng là xu thế của đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay.

Với sự phát triển của CNTT hiện nay thì hình thức tổ chức cho HS tự OTCC và KTĐG kiến thức, kỹ năng thông qua các trang web là có thể làm đƣợc để phát triển hứng thú học tập, rèn cho HS kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng ôn tập kiến thức.

Trang web đƣợc thiết kế sẽ là tài liệu tham khảo tốt để HS tự OTCC và đánh giá kiến thức phần “Các định luật bảo toàn”, trong chƣơng trình Vật lý 10, cơ bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

99

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tô Văn Bình (2009), Giáo trình thí nghiệm vật lý trung học phổ thông, Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

2. Tô Văn Bình (2008), Nghiên cứu và phân tích chương trình Vật lý phổ thông, (Bài giảng chuyên đề đào tạo cao học Thạc sỹ), Đại học sƣ phạm Thái

Nguyên, Thái Nguyên.

3. Lƣơng Duyên Bình (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2008), Bài tập Vật lý 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Lƣơng Duyên Bình (Tổng chủ biên kiêm Chủ nhiệm), Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Giang, Bùi Gia Thịnh (2006), Sách giáo viên vật lý 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Lƣơng Duyên Bình (Tổng chủ biên kiêm Chủ nhiệm), Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Giang, Bùi Gia Thịnh (2006), Vật lý 10, NXB

Giáo dục, Phú Thọ.

6. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Chương trình giáo dục phổ thông - Cấp THPT, NXB Giáo dục.

7. Nguyễn Hải Châu (Chủ biên), Nguyễn Trọng Sửu, Đoàn Thị Hải Quỳnh (2006), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lý 10, NXB Hà Nội, Hà Nội. 8. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Phương pháp grap trong dạy học sinh học,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Dƣ (2009), Luận văn thạc sỹ Khoa học giáo dục, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.

10.Nguyễn Quang Hân, Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Tuyên (2006), Hướng dẫn giải bài tập và câu hỏi trắc nghiệm vật lý 10, NXB Giáo dục, Hà Nội

11.Nguyễn Văn Khải (2008), Lý luận dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12.Nguyễn Văn Khải (2009), Kiểm tra đánh giá và vận dụng trong dạy học vật

lý (đề cương bài giảng chuyên đề), Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

100

13.Nguyễn Văn Khải (2009), Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong

dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên,

Thái Nguyên.

14.Nguyễn Văn Khải (1999), Những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học vật lý (Bài giảng chuyên đề đào tạo cao học Thạc sỹ), Đại học sƣ phạm Thái

Nguyên, Thái Nguyên.

15.Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), Đỗ Hƣơng Trà, Vũ Thị Thanh Mai, Nguyễn Hoàng Kim (2006), Phương pháp giải toán Vật lý 10. NXB Giáo dục, Quảng Nam.

16.Luật Giáo Dục (2005), NXB Chính trị quốc gia.

17.Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập. NXB

Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

18.Phạm Xuân Quế (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhận thức vật lý, tích cực, tự chủ và sang tạo, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

19.Nguyễn Trƣờng Sinh (Chủ biên) (2006), Sổ tay HTML, NXB Lao động xã

hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

20.Nguyễn Trƣờng Sinh (Chủ biên), Lê Minh Hoàng, Hoàng Đức Hải (2003), Thực hành JavaScript cho web, NXB Thống kê, Hà Nội

21.Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Văn Phán (2006), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lý 10 (chương trình nâng cao), NXB Hà Nội, Hà Nội.

22.Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hƣng (2008), Tổ chức hoạt động nhận

Một phần của tài liệu xây dựng trang web hỗ trợ hs tự ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá phần các định luật bảo toàn, chương trình vật lý 10, cơ bản (Trang 91 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)