Các phương pháp bảo trì thiết bị

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý trang thiết bị Logistics (Trang 56)

Có 2 phương pháp bảo trì thiết bị bao gồm: Bảo trì phịng ngừa và bảo trì hư hỏng.

Bảo trì phịng ngừa

Bảo trì phịng ngừa bao gồm thực hiện việc kiểm tra thường kỳ và bảo quản giữ các phương tiện còn tốt; được tiến hành hoạt động bảo trì khi máy móc thiết bị cịn hoạt động

56

bình thường. Các hoạt động bảo trì phịng ngừa là dùng để xây dựng một hệ thống mà tìm ra được các hư hỏng tiềm năng và tạo những thay đổi hay sửa chữa để ngăn ngừa hư hỏng. Sự bảo trì phịng ngừa càng nhiều thì giữ cho máy móc thiết bị hoạt động được liên tục.

Bảo trì phịng ngừa cịn có hai hình thức: (1) bảo trì phịng ngừa theo thời gian (bảo trì định kỳ) là hoạt động bảo trì được tiến hành sau một chu kỳ nhất định, chu kỳ bảo trì có thể tính bằng giờ máy hoạt động hay sản lượng sản phẩm sản xuất ra; (2) bảo trì phịng ngừa theo điều kiện hoạt động của máy móc thiết bị (bảo trì chẩn đốn) là hoạt động bảo trì được tiến hành dựa trên kết quả chẩn đoán kỹ thuật nhằm ngăn ngừa các hư hỏng trước khi nó xảy ra.

Bảo trì hư hỏng

Bảo trì hư hỏng được doanh nghiệp tiến hành hoạt động bảo trì, sửa chữa khẩn cấp khi máy móc thiết bị bị hư hỏng. Các cơng ty cần xây dựng, thực hiện và duy trì quy trình bảo trì thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả, tăng tuổi thọ sử dụng và tránh lãng phí, hạn chế những sự cố, rủi ro do máy móc, thiết bị gây ra làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của khách hàng.

57

CÂU HỎI

1. Hãy trình bày các nguyên tắc chung về bảo trì thiết bị? Cho ví dụ chứng minh? 2. Hãy trình bày các phương pháp bảo trì thiết bị? Cho ví dụ chứng minh?

BÀI TẬP PHỤ LỤC 1

SỰ CỐ MÁY MÓC - PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU

Đinh Thùy Trâm Một công ty X thống kê số vụ hư hỏng của máy móc như sau:

Số lần máy hỏng Số tháng xuất hiện máy hỏng

0 4

1 8

2 6

3 2

Tổng cộng 20 tháng

Giả sử, mỗi lần máy bị trục trặc công ty X bị mất 300 USD cho chi phí thuê thực hiện công việc cho kịp thời và dịch vụ sửa chữa. Nếu công ty X ký hợp đồng với một công ty dịch vụ để đảm bảo mỗi tháng chỉ có tối đa một máy bị trục trặc thì chi phí phải trả cho dịch vụ này là 220 USD/tháng.

Câu hỏi:

1. Theo bạn, công ty X nên chọn phương án nào? Nếu: Trường hợp 1: Công ty X không thuê công ty dịch vụ; trường hợp 2: Công ty X thuê công ty dịch vụ?

2. Hãy tìm quy trình bảo trì thiết bị của một công ty đang hoạt động trên thị trường để phân tích ưu điểm và nhược điểm của quy trình bảo trì thiết bị của cơng ty?

58

PHỤ LỤC 2

MÁY XÂY DỰNG: SỬA CHỮA, BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG MÁY

Đinh Thùy Trâm

Một người công nhân đang tháo dỡ một máy nghiền đặt trên một cái bàn thao tác. Anh đã nới lỏng đai ốc của đầu xi lanh, nhưng khơng thể tháo nó ra được. Anh đã dùng búa đập, áp lực bên trong đã khiến cho đầu xi lanh bật ra và văng thẳng vào ngực, gây thương tích nghiêm trọng.

Nguồn: http://nilp.org.vn

Câu hỏi:

1. Bạn có nhận xét gì về tình huống này?

2. Bạn sẽ có những lời khun nào để tránh gây thương tích nghiêm trọng trong quá trình bảo trì máy ?

59

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP

Lập kế hoạch bảo trì các thiết bị

Anh/chị được tuyển làm nhân viên logistics tại kho trung tâm Đại siêu thị Thủ Đức, ở trong khu cơng nghiệp phía Tây. Kho trung tâm cung ứng hàng hóa cho tất cả các Siêu thị mang thương hiệu của công ty ở TP HCM..

Anh/chị làm việc tại bộ phận kho hàng dưới sự quản lí của Ơng Bảo.

Người quản lí muốn kiểm tra kiến thức của anh/chị về lập kế hoạch bảo trì các thiết bị trong kho hàng

Hoàn thành phiếu trả lời số 1 dựa vào tài liệu số 1

Công việc cần thực hiện :

Hoàn thành phiếu trả lời phiếu số 2 dựa vào tài liệu số 2

Đặt tình huống

Hiểu

60

Tài liệu số 1

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ TRONG KHO

STT Tên thiết bị Nơi sản xuất Ứng dụng Ghi chú

1 Kệ thanh ngang Việt Nam Sử dụng tại các kho thành phẩm, trung tâm phân phối, dùng để các hàng hóa quá khổ, quá tải được đặt cố định

2 Kê Pallet Việt Nam Sử dụng tại các kho thành phẩm, trung tâm phân phối, dễ tiếp cận mà không ảnh hưởng đến Pallet bên cạnh được đặt cố định

3 Kệ băng tải Australia Sử dụng tại các kho thành phẩm, trung tâm phân phối, dùng để vận chuyển hàng hóa chỉ áp dụng hành có khích thước nhỏ

4 Xe nâng tay Nhật Bản Xe nâng tay là tên gọi của một xe nâng hàng mà nó được nâng lên và hạ xuống bằng sức người, chỉ dùng để nâng hàng từ 500kg đến 1.000 kg

5 Xe nâng điện đứng lái Nhật Bản Loại xe nâng hàng này rất đặc biệt vì người điều khiển đứng lên sàn của xe nâng. Tính năng đặc biệt nhất của loại xe nâng đứng lái là di chuyển trong kho hàng chật hẹp, kho hàng có tầm cao

6 Xe nâng điện ngồi lái Nhật Bản Loại xe nâng hàng này người ngồi điều khiển xe nâng. Tính năng đặc biệt nhất của loại xe nâng ngồi lái và di chuyển các pallet

7 Pallet nhựa Việt Nam Dùng để đóng kiện hàng hóa, lưu trữ hàng và vận chuyển hàng,... thời gian sử dụng lâu dài

8 Pallet gỗ Việt Nam Dùng để đóng kiện hàng hóa, lưu trữ hàng và vận chuyển hàng,... thời gian sử dụng ngắn dễ bị hư hỏng

61

Phiếu trả lời số 1

Điền các thông tin vào phiếu trả lời

STT Tên thiết bị Nơi sản

xuất

Đặc điểm Ghi chú

Các dụng cụ trong kho

Các thiết bị vận chuyển hàng

62

Tài liệu số 2

Kế hoạch bảo trì máy móc, thiết bị, dụng cụ trong kho hàng

STT Tên thiết bị Định kỳ Các hoạt động bảo

trì

Ngày kiểm tra lần trước Ngày kiểm tra lần sau Ghi chú 1 Kệ thanh ngang 6 tháng/lần

Vệ sinh, kiểm tra

độ chắc chắc của kệ 23/3/2018

2

Xe nâng điện

đứng lái 3 tháng/lần

Vệ sinh, kiểm tra

toàn bộ 12/4/2018

3 Pallet gỗ 1 tháng/lần Vệ sinh, kiểm tra 18/4/2018

Phiếu trả lời số 2

Điền thông tin vào phiếu trả lời ST T Tên thiết bị Định kỳ Các hoạt động bảo trì Ngày kiểm tra lần trước Ngày kiểm tra lần sau Ghi chú 1 Kê Pallet 23/3/2018 2 Kệ băng tải 23/3/2018 3 Xe nâng tay 12/4/2018

4 Xe nâng điện ngồi lái 12/4/2018

63

PHIẾU GHI NHỚ

1. Mục đích:

Lập kế hoạch bảo trì thiết bị, máy móc trong q trình thực hiện cơng việc tại kho hàng. Việc bảo trì nhằm hạn chế, phịng ngừa những sự cố rủi ro do máy móc thiết bị gây nên làm ảnh hưởng đến kế hoạch giao hàng và gây tác động đến môi trường.

2. Phạm vi:

Áp dụng cho mọi hoạt động của các bộ phận sử dụng thiết bị máy móc có ảnh hưởng đến hoạt động tại kho hàng

3. Định nghĩa:

Bảo trì thiết bị máy móc: Hành động được tiến hành theo định kỳ bằng các phương tiện để đảm bảo sự vận hành các thiết bị máy móc được liên tục.

4. Nhu cầu bảo trì thiết bị

Do việc bảo trì thiết bị máy móc rất quan trọng trong q trình thực hiện cơng việc tại kho hàng, nên nhu cầu bảo trì được đặt ra nhằm hạn chế, phịng ngừa những sự cố rủi ro do máy móc thiết bị gây nên làm ảnh hưởng đến kế hoạch và tiến độ sản xuất.

5. Lập Danh mục

Tất cả các thiết bị máy móc hiện đang sử dụng phù hợp hoạt động của kho hàng, Bộ phận sửa chữa bảo trì phối hợp cùng Trưởng bộ phận sử dụng lập danh mục từng loại thiết bị riêng biệt để theo dõi và để chuẩn bị thay thế hoặc sửa chữa,

6. Lập kế hoạch khảo sát

Căn cứ những máy móc thiết bị đang sử dụng, và tùy theo tính năng và cơng năng của thiết bị chuyên dùng, Bộ phận bảo trì sẽ lên kế hoạch khảo sát, từ đó xác định loại máy móc nào phục vụ cho yêu cầu sản phẩm thiết thực và đưa ra qui định thời gian bảo dưỡng định kỳ hoặc thường xuyên tùy vào mức độ sử dụng hàng ngày.

7. Lập lịch kế hoạch bảo trì:

- Sau khi khảo sát và giám định, bộ phận bảo trì xem xét thời gian sử dụng của từng loại máy nào phục vụ nhiều hay ít mà tiến hành lập lịch bảo trì cụ thể cho từng loại TBMM.

- Sau khi đã xác định cơng dụng và tính chất quan trọng thời gian phục vụ trong sản xuất, bộ phận bảo trì lên kế hoạch bảo trì hay sửa chữa của từng loại TBMM theo qui định của nhà thiết kế

64

CHƯƠNG 4: THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Giới thiệu

Trong kinh doanh thiết bị vận chuyển, nâng hạ vật liệu, điều này thực sự nói về việc di chuyển hiệu quả những khối lượng hàng hóa lớn có lợi nhuận. Điều này cũng nói về việc vận chuyển con người trong các môi trường đô thị

Mục tiêu

- Lựa chọn được thiết bị vận chuyển hàng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật - Nhận dạng được các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa

- Phân biệt được các loại Container khác nhau

4.1. Tiêu chí lựa chọn phương tiện vận chuyển hàng hóa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật

Các tiêu chí kỹ thuật khi lựa chọn phương tiện vận chuyển hàng hóa như sau:

- Khối lượng hàng hóa: Chỉ tiêu này phản ánh lượng hàng hóa (đối với vận tải hàng hóa)

mà phương tiện chuyên chở được. Chỉ tiêu được tính bằng tấn (T) đối với hàng hóa. Khối lượng vận chuyển được tính theo số hàng thực xếp lên xe đối với vận tải hàng hóa

- Lượng hàng hóa luân chuyển: Chỉ tiêu này phản ánh bằng lượng hàng hóa (đối với vận

tải hàng hóa) vận chuyển trên một khoảng cách nhất định.

- Ngày xe tốt: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày xe có tình trạng kỹ thuật tốt, sẵn sàng tham

gia vận chuyển.

- Tốc độ xe chạy: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chạy xe trên đường. Khi chạy xe trên

đường, tốc độ có lúc cao, lúc thấp. Vì vậy, khi tính tốc độ này ta tính bình qn bằng cách lấy tổng quãng đường xe đã chạy chia cho tổng thời gian xe chạy trên đường.

4.2. Các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa

Hiện có 5 phương tiện vận chuyển hàng hóa sau:

4.2.1. Vận tải đường bộ

Người vận tải là tổ chức hay cá nhân sử dụng xe ơtơ tải để vận tải hàng hóa trên đường bộ. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ôtô tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ơtơ tải. Người xếp hàng hóa là tổ chức hay cá nhân thực hiện việc xếp hàng trên xe ôtô tải. Người thuê vận tải là tổ chức hay cá nhân thuê đơn vị kinh doanh vận tải vận chuyển hàng hóa bằng xe ơ tơ tải trên

65

đường bộ. Hàng rời là loại hàng hóa có dạng cục, hạt khi vận chuyển được chứa trực tiếp bằng thùng chở hàng bằng ôtô tải, khơng cần bao gói. Hàng bao kiện là hàng hóa được đóng gói trong bao, thùng để bảo đảm hàng hóa khơng bị thất thoát, hư hỏng khi vận chuyển. Hàng hình trụ ống là hàng hóa có hình dạng trụ trịn hay hình ống trịn dễ lăn trên mặt phẳng.

Đối với ôtô tải, căn cứ vào trọng tải thiết kế ôtô được phân ra các loại như sau:. - Ơtơ có trọng tải rất nhỏ đến 0,75 tấn.

- Ơtơ có trọng tải nhỏ từ 0,75 đến 2 tấn. - Ơtơ có trọng tải trung bình từ 2 đến 5 tấn - Ơtơ có trọng tải lớn từ 5 đến 10 tấn. - Ơtơ có trọng tải rất lớn trên 10 tấn.

Khi sử dụng cần phải lựa chọn cụ thể trọng tải của ôtô sao cho phù hợp với tính chất, khối lượng hàng hóa và điều kiện đường sá, điều kiện xếp dỡ để đảm bảo hiệu quả sử dụng phương tiện. Thông thường, những loại ơtơ có trọng tải nhỏ dùng để vận chuyển những lô hàng lẻ với khối lượng khơng lớn, cịn loại ơtơ có trọng tải lớn dùng để vận chuyển những loại hàng có kích thước và khối lượng lớn. Hiện nay, phương thức vận chuyển hàng hóa bằng container được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Để vận chuyển container người ta thường dùng ơtơ trọng tải lớn và ơtơ có kết cấu sàn phù hợp.

Vận tải đường bộ là hình thức vận tải phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân ở tất cả các quốc gia. Vận tải đường bộ có một số ưu điểm cơ bản là tính cơ động cao, tốc độ vận chuyển nhanh, giá thành vận chuyển trên khoảng cách ngắn hơn so với vận chuyển đường sắt và vận tải đường thủy.

Nhờ tính cơ động cao nên ô tô tải vận chuyển trực tiếp từ kho người gửi đến kho người nhận, khơng phải qua các hình thức vận tải khác. Ơtơ tải có thể hoạt động bất kỳ lúc nào trên các loại đường, thậm chí ở cả những nơi chưa có đường sá.

Tốc độ vận chuyển hàng của ôtô tải nhanh hơn đường sắt cả về khoảng cách ngắn và khoảng cách dài. Vì vậy, việc vận chuyển hàng giữa các thành phố bằng ôtô tải đang phát triển mạnh. Việc sử dụng rộng rãi các đồn xe đầu kéo có trọng tải lớn, cải thiện đường sá và cải tiến tổ chức quản lý có tác dụng thúc đẩy vận tải ôtô tải giữa các thành phố phát triển nhanh

66

Ngoài chức năng vận chuyển độc lập, vận tải ơtơ tải cịn hỗ trợ đắc lực cho vận tải đường sắt và đường thủy, đường khơng trong việc tiếp chuyển hàng hóa.

Ngành vận tải đường bộ có nhược điểm là các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thấp hơn so với vận tải đường sắt và vận tải đường thủy, chi phí nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm cao nên giá thành vận tải ô tô cao hơn vận tải đường thủy và đường sắt

4.2.2. Vận tải đường thủy

Vận tải đường thủy được hiểu là tổ chức hay cá nhân sử dụng sà lan, tàu sông, tàu biển để vận tải hàng hóa trên đường thủy. Nước ta ở vùng nhiệt đới, sơng ngịi nhiều, bờ biển dài lại ở vị trí quan trọng của đường giao thông hàng hải quốc tế. Một số luồng chính cũng như các cảng sơng, biển, tàu bè có thể hoạt động quanh năm.

Vận tải đường thủy có ưu điểm: Vốn đầu tư xây dựng tuyến đường ít hơn vận tải đường sắt và vận tải đường bộ. Mức chi phí nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm thấp hơn so với vận tải đường sắt và vận tải đường bộ. Vận tải đường thủy có nhược điểm: vận tải đường sơng cịn phụ thuộc theo mùa, tốc độ kỹ thuật của vận tải đường thủy thấp.

4.2.3. Vận tải đường không

Vận tải đường không được hiểu là tổ chức hay cá nhân sử dụng máy bay để vận tải hàng hóa trên đường khơng. Vận tải đường khơng có ưu điểm là tốc độ cao, có đường nối các điểm đi, đến ngắn nhất mà các phương tiện vận tải khác không thực hiện được. Do tốc độ kỹ thuật cao nên vận tải đường không tiết kiệm được thời gian. Khi vận chuyển càng xa thì ưu điểm này càng lớn. Ngược lại, với khoảng cách vận chuyển ngắn và sân bay ở xa các điểm hàng thì ưu điểm này khơng lớn.

Nhược điểm cơ bản của vận tải đường không là giá thành vận chuyển cao vì trọng lượng phương tiện và nhiên liệu vật liệu tính cho 01 tấn hàng vận chuyển lớn, cơng suất của động cơ tính cho một đơn vị trọng tải lớn. Hiện nay, trên thế giới ngành vận tải đường

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý trang thiết bị Logistics (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)