Mạch Inverter áp 3 pha gián tiếp

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy học phần Điện tử công suất Công nghệ kỹ thuật điện điện tử (Trang 67 - 70)

68

Nhóm SCR (I) là mạch chỉnh lưu có điều khiển, đổi từ nguồn xoay chiều 3 pha (R-S-T) ra điện 1 chiều.

Mạch LC là mạch lọc nguồn để loại bỏ thành phần gợn sóng, cho ra nguồn một chiều thẳng.

Nhóm diode (II) là mạch nghịch lưu (chỉnh lưu ngược) đưa điện áp phản kháng do các cuộn dây trong động cơ tạo ra nạp trở về nguồn.

Nguyên lý:

Ba SCR T1-T3-T5 được gọi là nhóm SCR anode chung, 3 SCR T2-T4-T6 được gọi là nhóm SCR cathode chung. Trong mạch này mỗi SCR sẽ dẫn trong 1800 điện. Trong mỗi thời điểm đều có 3 SCR dẫn điện, hai SCr của nhóm này và một SCR của nhóm kia.

Khi SCr trong nhóm anode chung dẫn thì dịng điện từ nguồn dương vào tải, khi SCR trong nhóm cathode chung dẫn thì dịng điện từ tải về nguồn âm.

Trong trường hợp tải 3 pha đấu hình sao thì mỗi pha của tải hoặc đấu song song với tải của pha thứ 2 rồi nối tiếp với tải của pha thứ 3, hoặc đấu nối tiếp với tải của hai pha kia đang đấu song song nhau

Trong mỗi chu kỳ có sáu tổ hợp SCR dẫn điện theo thứ tự là : T1-T2-T3, T2- T3-T4, T3-T4-T5, T4-T5-T6, T5-T6-T1, T6-T1-T2.

Phân tích trên đường biểu diễn điện áp 3 pha cấp cho tải trong thời điểm có đường gạch chéo thì các SCR dẫn điện là T1-T2-T3. Các cuộn dây của 3 pha sẽ được nối như trong hình 9a. Điện áp trên pha A và B là +1/3U và trên pha C là -2/3U.

Ơû thời điểm tiếp theo, T4 sẽ được kích dẫn, T1 bị ngắt, các SCR dẫn điện là T2- T3-T4. các cuộn dây của 3 pha sẽ được nối như hình 9b. Điện áp trên pha B là +2/3U, điện áp trên pha C và pha A là -1/3U.

69

4.2.Bộ chuyển đổi nguồn DC-DC (Converter)

Các nhà máy cơng nghiệp quy mơ lớn đều có trạm phân phối điện trung áp/hạ áp. Trong các trạm phân phối này, việc điều khiển đóng ngắt các CB trung thế, Cb hạ thế, cũng như các mạch điều khiển, bảo vệ, báo hiệu,… đều dùng nguồn điện một chiều.

Nguồn điện một chiều thông dụng được dùng trong các trạm phân phối là các bộ acquy hay các bộ pin Nicken Cadmium 12V hay 24V. Một số động cơ DC dùng để điều khiển đóng ngắt các CB, các mạch đo lường, bảo vệ, báo hiệu,… cần nguồn một chiều điện áp cao.

Từ yêu cầu thực tế trên, trong các trạm phân phối điện thườngg có mạch Converter và mạch nạp ac-quy tự động.

Mạch converter có chức năng đổi từ nguồn một chiều điện áp thấp ra nguồn một chiều điện áp cao (DC to DC). Ví dụ: từ 12VDC ra 100VDC.

Mạch nạp ac-quy tự động lấy điện áp xoay chiều của lưới điện hạ áp qua mạch giảm áp, chỉnh lưu và nạp vào ac-quy để tạo nguồn một chiều dự phịng. Khi chưa đóng điện trung áp hay hạ áp thì các mạch điều khiển, đo lường, bảo vệ…. Dùng nguồn một chiều kể trên vẫn hoạt động bình thường.

Sau một thời gian cung cấp điện cho tải, điện áp của nguồnmột chiều giảm, mạch sẽ tự động nạp điện bổ sung vào nguồn, khi nguồn được nạp đầy mạch tự động ngắt.

Trong chương này sẽ đề cập đến các loại mạch Converter thông dụng và các loại mạch nạp điện ac-quy tự động thường dùng trong các hệ thống điều khiển của trạm điện.

70

*Mạch Converter dùng một transistor:

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy học phần Điện tử công suất Công nghệ kỹ thuật điện điện tử (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)