Hai transistor Q1, Q2 được ráp đối xứng, hai cực C nối vào hai đầu ngoài của cuộn sơ cấp có điểm giữa, điểm giữa nối với nguồn một chiều dương.
Tín hiệu điều khiển đưa vào hai cực B của hai transistor là hai tín hiệu đảo pha nhau. Khi cực B1 nhận xung dương làm cho Q1 dẫn, dòng IC1 qua cuộn sơ cấp từ O đến A. Lúc đó, cực B2 nhận điện áp mức thấp làm Q2 ngưng.
72
Khi cực B1 nhận xung âm làm Q1 ngưng dẫn. Lúc đó, cực B2 của Q2 nhận xung dương làm cho Q2 dẫn, dòng IC2 qua cuộn sơ cấp từ O đến B. Như vậy, hai transistor Q1 và Q2 sẽ luân phiên dẫn điện khi cực B nhận xung dương. Dòng điện IC 1 và IC 2 chạy ngược chiều nhau trong cuộn sơ cấp, nên khi cảm ứng sang cuộn thứ cấp sẽ cho ra hai bán kỳ ngược pha nhau.
Điện áp xoay chiều ra ở thứ cấp tùy thuộc mức điện áp một chiều ở cuộn sơ cấp và tùy thuộc tỷ lệ số vòng dây ở sơ cấp và thứ cấp. Tần số dịng điện ra chính là tần số của mạch tạo xung điều khiển.
Diode D3 và D4 ghép song song, ngược chiều với mối nối CE của hai transistor có tác dụng nối tắt điện áp ngược do cuộn dây sơ cấp tự cảm ứng khi bị mất điện đột ngột, để bảo vệ hai transistor tránh bị đánh thủng.
Diode D1-D2 là mạch chỉnh lưu toàn kỳ để đổi điện áp xoay chiều ở thứ cấp thành nguồn một chiều cấp cho tải. Hai tụ C1-C2 là tụ lọc nguồn, nếu dịng điện xoay chiều ra có tần số cao thì hai tụ này có thể chọn trị số điện dung nhỏ theo cơng thức:
f V I C R. 2 Trong đó : I2 : dòng điện tải. VR : điện áp gơn sóng. f : tần số gơn sóng.
73