Đặc điểm ngôn ngữ của Gia Định Báo

Một phần của tài liệu Lịch sử ra đời và phát triển của Gia Định báo (Trang 26 - 29)

1 .Nội dung của Gia Định Báo

3. Đặc điểm ngôn ngữ của Gia Định Báo

+ Những đặc điểm về từ ngữ

Đặc điểm ngôn ngữ của Gia Định Báo, khơng xét đến những lỗi chính tả hay gặp liên quan đến những hiện tượng phát âm của người Nam Bộ như những lỗi về thanh điệu, phụ âm đầu và cuối...

Đặc thù báo chí phát hành tại Nam Bộ nên sử dụng nhiều phương ngữ, những biến thể phát âm và từ địa phương.

Những biến thể phát âm thường gặp nhất là: ai – ơi: thái quá/thới quá; an - ôn: Nhật Bổn; ật - ựt : nhật trình/nhựt trình; iê – ơ: hiệp/hợp; inh – anh: sinh/sanh; ưi – ơi: gửi/gởi; ương – anh: đường/đàng...

Những từ địa phương thường gặp là: quạu – cáu, tức giận; xem - coi; nói táp láp – nói lảm nhảm; ngó – nhìn...

Những từ và cách nói nay ít dùng: thấp trí, vãi đơn kiện, bay thấy sự hiệp giụm với nhau - mạnh vậy chăng – bay thấy sự hợp tác với nhau mạnh như vậy đó...

+ Về thuật ngữ: Vì hệ thống thuật ngữ chưa phát triển nên xảy ra ba

xu hướng sau:

+ Để nguyên dạng nước ngoài: nước alcalines; đất kaolin ấy là một giống ngũ kim kêu là feldspath phân ra; savon

+ Dùng từ thông thường, từ Hán Việt, từ dùng pha cả từ thuần Việt với từ Hán Việt để tạo các thuật ngữ mới, nhưng một số thuật ngữ chưa chuẩn: “Mạch nước nóng, nước ngũ kim cùng nước phấn đá (nước ngũ kim là nước khoáng)” nước thán khí –nước chứa khí CO2

+ Dùng thuật ngữ Hán Việt nhưng đơi khi chưa thích hợp, ví dụ : Nước lên q khí hậu thường, kêu là nước nóng...

Về tên riêng: Hoặc dùng theo âm Hán hoặc để nguyên dạng, ví dụ: nước Saxe, thành Sèvres, xứ Limoger, báo Hồng mao...

Về từ vựng, có khá nhiều từ khác biệt so với cách dùng ngày nay như:

cây gãy ráo – bẻ từng cây gãy ráo; dầu hết thì ba anh em gỡ xong việc – cuối cùng thì ba anh em cũng gỡ xong việc...

Nhiều từ vay mượn từ tiếng Pháp cịn lộn xộn, lúc thì dịch ra tiếng Việt, lúc thì để ngun ngữ. Thậm chí, ngay trong một bài, có từ dùng theo cả hai cách. Chẳng hạn, “Cây chêne với cây cây sậy. Cây chêne bữa kia nói với cỏ roseau rằng...”. Từ roseau có nghĩa là cây sậy.

Trước đây dùng nhiều từ đơn tiết. Những từ mà ngày nay là nhiều âm tiết thì trước đây là đơn tiết. Ví dụ: “anh em ở tử tế rất lạ - anh em ăn ở tử tế rất lạ thường”; ba anh em rẻ nhau – ba anh em chia rẽ nhau; bó giáo ấy cịn ngun hiện – bó giáo ấy cịn ngun hiện trường...

+ Những đặc điểm về ngữ pháp Liên từ và giới từ

Trong tiểu loại ngụ ngôn, người ta kể lại câu chuyện một cách tự nhiên, theo đúng cách người nói của người Việt, mỗi sự kiện là một câu đơn phân cách với sự việc khác bằng dấu phẩy mà không cần dùng liên từ: Trật tự giống như thứ tự sự việc mà đã xảy ra. Ngày nay đơi khi khơng nói như vậy nữa. Ví dụ: có mạch nước vọt lên cho tới ba bốn mươi thước

cao – có mạch nước vọt lên cao tới ba bốn mươi thước.

Cách dùng liên từ và giới từ thường chưa được phân biệt rạch rịi, có nhiều từ lẫn lộn và dư thừa, đặc biệt là dùng lộn xộn các liên từ thì, và,

+ Ảnh hưởng của tiếng Pháp

Tiếng Pháp có ảnh hưởng khá nhiều đến ngữ pháp tiếng Việt, về từ ngữ, khi dịch một danh từ, dấu vết của các quán từ xác định “le; la” còn để lại khá rõ, thường dịch kèm theo “con, cây, cái, đứa”. Ví dụ: Con chồn với con bị (Le Renard et la Cicogne)

Nhiều dấu vết từ ngữ và cách diễn đạt trong tiếng Pháp còn để lại trong cách viết, nhất là cách dùng liên từ, giới từ và trợ từ. Ví dụ: Gió chi cho

aqualion, tuot me semble zéphyr). Rõ ràng cấu trúc “tout vous...tout

me”(tất cả những gì đối với ngươi...đối với ta) đã dẫn tới cách dùng từ cho để dịch.

Tuy được viết cách đây hơn 100 năm và tuy có những nhược điểm nhất định trong cách diễn đạt, nhất là trong cách dùng các hư từ, nhưng có thể kết luận chung là:

+ Về cơ bản, ngôn ngữ trong Gia Định Báo gọn gàng, sáng sủa, giản dị và rất gần với tiếng Việt hiện đại.

+ Nhiều yếu tố tiếng Pháp, từ ngữ và cách diễn đạt đã ảnh hưởng tới ngôn ngữ của Gia Định Báo. Tờ báo này là một đầu nối quan trọng giúp tiếng Việt tiếp xúc nhanh với tiếng Pháp và người Việt tiếp xúc với văn hóa Pháp.

+ Gia Định Báo góp phần to lớn trong phát triển tiếng Việt

Một phần của tài liệu Lịch sử ra đời và phát triển của Gia Định báo (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w