6. Bố cục của luận văn
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM VIỆT
NAM.
3.3.1Kiến nghị với NHNN.
3.3.1.1Kiên quyết buộc các NHTM tuân thủ các quy định về an tồn tín dụng: tín dụng:
Trích lập đầy đủ dự phịng rủi ro tín dụng và thực hiện nghiêm túc các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Hiện nay, việc phân loại nợ và trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 22/4/2005. Vài ngân hàng đang hoạt động hiệu quả, ý thức được lợi ích của việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, đa chủ động phân loại nợ theo định lượng kết hợp với định tính mà kết quả phân tích mơ hình đa hé lộ ra hiện tượng này. Nhiều ngân hàng khác cịn che bớt nợ xấu, ngại việc trích lập dự phịng rủi ro quá lớn làm giảm lợi nhuận thực hiện, hạn chế thành tích của Ban điều hành trước Đại hội cổ đông. Sắp đến, NHNN cần hành động kiên quyết hơn, xem việc đảm bảo an tồn tín dụng là một tiêu chí quan trọng khi tái cấu trúc các NHTM.
3.3.1.2Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thơng tin Tín dụng.
Trung tâm thơng tin tín dụng là tổ chức chun thu thập, cung cấp thông tin về rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp; các ngân hàng hay nhà đầu tư phải bỏ tiền mua các thông tin cần nắm bắt.
Hiện nay, NHNNVN có Trung tâm Thơng tin Tín dụng CIC, nhưng chỉ cung cấp thơng tin sơ sài thiếu cập nhật về các doanh nghiệp có vay vớn, chưa mang lại hiệu quả cao. Các TCTD cần gác lại lợi ích cục bộ, tích cực hợp tác, kịp thời cung cấp đầy đủ thơng tin về quan hệ tín dụng với khách hàng, giúp CIC hồn thành tớt chức trách của mình, vì sự an tồn của cả hệ thớng ngân hàng.
Khi kinh tế đất nước phát triển lên với số doanh nghiệp đông hơn sẽ gợi ra ý tưởng kinh doanh thông tin rủi ro luôn cả việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Điều này có thể thu hút các tổ chức chun nghiệp q́c tế vào cạnh tranh với CIC.
3.3.2Kiến nghị với Chính Phủ
3.3.2.1. Nhà nước cần hồn thiện mơi trường pháp lý.
Hiện nay, các NHTMVN đang chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng. Sau nhiều năm đi vào hoạt động, luật này có một sớ điểm khơng cịn phù hợp với sự biến động nhanh chóng của các NHTM nữa.
Nhà nước nên đổi mới và hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra Nhà nước cũng cần có những biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp và NHTM