KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72)

6. Bố cục của luận văn

3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ năm 2006 – 2011, hoạt động tín dụng ngân hàng diễn ra khá sơi nổi, tớc độ tăng tín dụng bình qn tồn hệ thớng ln ở mức trên 20% trong khi tớc độ tăng GDP bình qn chỉ khoảng 8%. Một lượng tiền lớn được bơm vào nền kinh tế chưa đem lại hiệu quả, có thể đổ vào khu vực phi sản xuất, như bất động sản, chi tiêu cá nhân hoặc đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả làm hạn chế khả năng sinh lời của đông vốn, không tạo ra tăng trưởng kinh tế. Theo kết quả nghiên cứu, các ngân hàng có tớc độ tăng trưởng tín dụng nhanh trong 1-2 năm trước sẽ chịu rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng khác. Nếu nắm được thông tin về các hướng sử dụng tiền vay chủ yếu, sẽ nhận định được về mức độ rủi ro tín dụng của từng ngân hàng.

Ngồi tăng trưởng tín dụng, quy mơ tín dụng cũng thực sự tác động dương đến rủi ro tín dụng. Các ngân hàng có dư nợ cao sẽ có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Để đạt quy mô lớn, ngân hàng thường đa trải qua một thời kỳ tăng trưởng nhanh (nóng). Đến giai đoạn nhất định, sự tăng trưởng này có khả năng vượt quá tầm quản lý của bộ máy điều hành, tiềm ẩn rủi ro cao hơn các ngân hàng có qui mơ vừa phải, dễ phịng chớng rủi ro.

Biến tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, có tác động thuận chiều với rủi ro tín dụng; các ngân hàng quản lý kém chi phí hoạt động sẽ gánh rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng khác. Khi Ban lanh đạo khơng quản lý tớt các chi phí của ngân hàng thì khó địi hỏi họ quản lý tốt hoạt động cho vay.

3.2MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHỊNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG

3.2.1.Điều chỉnh chính sách tín dụng:

Hồn thiện cơ chế phân cấp và uỷ quyền: việc phân cấp và ủy quyền phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của ngân hàng về hoạt động tín dụng, đảm bảo an tồn, chất lượng và hiệu quả; phải xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng; và phải phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, uỷ quyền. Để đạt được mục tiêu trên có thể căn cứ vào các tiêu chí như năng lực của Chi nhánh (Ban lanh đạo, cán bộ tín dụng, dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh…); mức độ rủi ro của các dự án (số vốn vay, thời gian vay, địa bàn, ngành nghề…); phân chia thẩm quyền quyết định cho vay của các cấp (Tổng giám đớc, Phó tổng giám đớc, Hội đơng tín dụng, Giám đớc Chi nhánh)…

Xây dựng và áp dụng hệ thớng giới hạn tín dụng: Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng cần xây dựng và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng đới với một dự án; giới hạn cho vay đới với một khách hàng và một nhóm khách hàng liên quan theo quy định tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN; giới hạn cho vay đối với từng ngành nghề, lĩnh vực; khu vực địa lý.

Tín dụng là hoạt động lớn và quan trọng của ngân hàng, nên cần rõ ràng, được xây dựng và hoàn thiện qua thời gian. Hiện nay tại một số ngân hàng Việt Nam, chính sách tín dụng chưa xuyên suốt, là các chỉ đạo rời rạc đới phó với tình thế. Chính sách chưa lập danh mục cho vay/đầu tư sẽ thực hiện, quy mô khoản vay, các khách hàng mục tiêu có thể cho vay, bớ trí phương tiện tớt và phân cơng người theo dõi các món đa cho vay….

Hoạt động quản lý tín dụng phải đảm bảo các hạn mức an toàn như hệ số CAR, hệ số sử dụng nguôn vốn huy động để cho vay, các hạn mức tối đa khi cho một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay tiền, mức phán quyết dành cho từng cấp quản lý trong ngân hàng….

Khi giao chỉ tiêu cho vay cho cấp thừa hành, phải lưu ý đến bối cảnh vĩ mô của đất nước trong từng thời kỳ cũng như tầm quản trị của người thực hiện. Không thể

ấn chỉ tiêu tăng dư nợ 20% so với kỳ trước khi Nhà nước khớng chế tăng trưởng tín dụng 12%. Cách áp đặt như thế tạo áp lực ngầm xúi người thừa hành che đậy rủi ro tín dụng cho qua việc. Không thể giao cho một sinh viên mới ra trường quản lý hàng trăm tỷ đông dư nợ để vừa làm vừa học, tiềm ẩn rủi ro tác nghiệp cộng hưởng với rủi ro tín dụng.

Khi GDP tăng trưởng mạnh, nền kinh tế mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, cầu tín dụng tạo áp lực rất lớn với ngân hàng. Để nhanh chóng phục vụ khách vay, tận dụng thời cơ kiếm lời trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt, ngân hàng có khuynh hướng hạ thấp chuẩn cho vay, là mầm móng của rủi ro tín dụng tiềm ẩn cho tương lai gần. Lúc này, Nhà nước cần chủ động, một mặt khớng chế tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát, mặt khác tăng cường kiểm tra kiểm sốt tín dụng để giảm thiểu rủi ro. Từ lâu, Nhà nước chủ trương phát hành tiền qua con đường tín dụng, xem đó là “lạm phát lành mạnh”. Với đặc thù của nền kinh tế phát triển dựa trên thâm dụng vớn, tăng trưởng tín dụng ở nước ta thường đòi hỏi phát hành thêm tiền vào lưu thông, tạo áp lực lạm phát như chúng ta đa từng trải nghiệm trong quá khứ khi cung tiền vượt quá mức cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế. Đến đỉnh điểm của giai đoạn phát triển, khi nền kinh tế đảo chiều, tiền cho vay ra khó thu về, ngân hàng phải đới phó với nợ xấu tăng nhanh, là rủi ro tín dụng, hậu quả của thời kỳ tín dụng tăng nóng trước đó.

3.2.2.Đa dạng hóa, chun mơn hóa hoạt động tín dụng:

Trong thời kỳ hội nhập này, việc đa dạng hóa, chun mơn hóa trong hoạt động tín dụng khơng những giúp giảm rủi ro tín dụng mà cịn giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước.

3.2.2.1. Đa dạng hóa hoạt động tín dụng.

Đa dạng hóa là việc ngân hàng cho vay với nhiều lĩnh vực, ngành nghề, nhiều đối tượng với nhiều hình thức khác nhau. Các NHTM nên đa dạng hóa các dịch vụ tín dụng và đầu tư như: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lanh, bao thanh tốn, thấu chi, cho thuê TC, tạm ứng…

Các ngân hàng nên mở rộng mạng lưới bán lẻ tại những địa bàn có tiềm năng kinh tế, các khu du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất…. Không được ép các điểm giao dịch thực hiện đầy đủ mọi nghiệp vụ có sẵn, mà chỉ nên triển khai các phần việc nào phù hợp với đặc thù của địa bàn. Việc phát huy thế mạnh tổng hợp của toàn đơn vị phải được đặt trên cơ sở phân công chun mơn hóa lao động. Khơng thể phát triển thẻ tín dụng q́c tế ở khu nhà tập thể công nhân lao động hay cho vay hộ nông nghiệp giữa trung tâm Tp. Hơ chí Minh.

Các ngân hàng cần đẩy mạnh thực hiện các hình thức tài trợ, đầu tư theo hướng thị trường; mở rộng cho vay có đảm bảo để hạn chế rủi ro, nhất là rủi ro đạo đức và hạn chế tổn thất, khi rủi ro xảy ra thì cần phải tăng cường mở rộng việc cho vay có tài sản đảm bảo theo hướng: không đông nhất tất cả các dự án vay vốn cùng chung một điều kiện; yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo tiền vay nếu thấy cần thiết.

3.2.2.2. Chun mơn hóa hoạt động tín dụng.

Từ nhiều thập niên trước, người ta đa từ bỏ quan điểm NHTM chuyên doanh để nga theo quan điểm NHTM đa năng, kinh doanh đa lĩnh vực. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa rơi, một sớ tập đồn tài chính-ngân hàng lớn bị xóa tên – sáp nhập hay mua lại – vì vỡ nợ. Một sớ đơn vị khác phải bán bớt mảng đầu tư tài chính, quay về với hoạt động NHTM thuần túy, để có tiền bù đắp tổn thất về tín dụng. Trong khi đó, tại Việt Nam, nhiều người còn vọng tưởng đến mơ hình tập đồn tài chính-ngân hàng bề thế.

Mấy năm gần đây, ngân hàng rất khó huy động nguôn vốn trung dài hạn trong khi nhu cầu cho vay đổi mới trang thiết bị, cải tiến cơng nghệ, mở rộng, hợp lý hóa sản xuất trong nền kinh tế rất lớn. Cung không thỏa man nổi cầu; việc dùng một phần nguôn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, biện pháp tình thế tuy chưa phạm quy, nhưng đẩy ngân hàng vào rủi ro tín dụng (cụ thể là rủi ro kỳ hạn) sẽ dẩn đến rủi ro thanh khoản như mọi người từng chứng kiến trong vài năm trước.

Việc chun mơn hóa hoạt động ngân hàng, trong đó chủ lực là hoạt động tín dụng, vẫn có trong thực tế dù chưa được công khai thừa nhận, tùy thuộc vào kỹ

năng chuyên môn, các mối quan hệ xa hội và định hướng kinh doanh của các nhà quản trị điều hành ngân hàng. Mọi người đều biết đến Agribank chuyên phục vụ nông nghiệp và nông thôn, Vietcombank hay Eximbank chuyên kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu và kinh doanh thẻ, Ngân hàng Đại Tín đổi tên là Ngân hàng Xây dựng… những chuyên doanh gắn liền với thương hiệu. Lịch sử có thể lặp lại theo chu kỳ xoắn ốc.

Nếu hiểu theo nghĩa, trước mắt, ngân hàng thương mại với nguôn vốn huy động ngắn hạn chỉ nên tập trung cho vay sản xuất kinh doanh, sinh hoạt tiêu dùng ngắn hạn, việc chun mơn hóa tín dụng có giúp hạn chế phần nào rủi ro tín dụng. Về phần cịn lại, rủi ro tín dụng ln gắn liền với đặc thù ở từng lĩnh vực ngành nghề, như trong cho vay tài trợ ngoại thương, rủi ro tín dụng có thể cộng hưởng với rủi ro hới đối, rủi ro thị trường cùng rủi ro quốc gia.

3.2.3.Nâng cao chất lượng của hệ thống thơng tin tín dụng:

Xây dựng, hồn thiện hệ thớng thơng tin phịng ngừa rủi ro. Để có thể triển khai có hiệu quả các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì ngân hàng phải xây dựng và không ngừng hồn thiện hệ thớng thơng tin phịng ngừa rủi ro thông qua việc tăng cường thu thập thông tin về khách hàng, dự án, thông tin về kinh tế - xa hội; ngành hàng, thị trường … thông qua các kênh thông tin khách nhau; đông thời phải sàng lọc, xử lý và lưu trữ thông tin cho khoa học, và phải tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, các phần mềm nghiệp vụ và khẩn trương thực hiện tớt các thanh tốn cho khách hàng.

Thơng tin giúp NHTM rất nhiều để có quyết định tín dụng đúng đắn. Hệ thớng thơng tin tín dụng bao gôm nguôn thông tin nội bộ cho biết về lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng. Nguôn thơng tin từ bên ngồi giúp hiểu thêm về tình hình hoạt động thực tế cùng khả năng tài chính của khách hàng, tài sản bảo đảm cho món vay….Ngân hàng cần nắm bắt thêm thơng tin kinh tế vĩ mô, các dự báo về tương lai của mỗi ngành nghề.

Trong thực tế, các báo cáo tín dụng từ chi nhánh gửi về hội sở thường chậm trễ, sai sót. Ngân hàng nào triển khai tớt hệ thớng ngân hàng lõi (core banking) cho

phép giao dịch trực tuyến và xử lý tập trung có thể tổng hợp nhanh thơng tin tín dụng nội bộ, cịn các đơn vị chưa hiện đại hóa xong đành chấp nhận tình trạng cung cấp thông tin chậm trễ với sai lệch.

Các NHTM gần đây mới chú trọng đến việc xếp hạng tín dụng các khách hàng theo mơ hình do các Cơng ty Kiểm tốn nước ngồi tư vấn giúp đở thiết lập. Họ rất ít quan tâm đến việc xếp hạng các tổ chức tín dụng trong hay ngồi nước để chuẩn bị tớt cho quan hệ đại lý trước mắt và sau này. Có một nghịch lý đáng xem xét là trong lúc các ngân hàng chê trách thơng tin tín dụng của Trung tâm Rủi ro C.I.C. cịn thiếu sót, bản thân họ khơng hợp tác báo cáo trung thực diễn biến các hoạt động tín dụng tại chính cơ sở của họ. Họ ngại để các ngân hàng khác nhất là Thanh tra NHNN biết được hoạt động tín dụng với chất lượng khơng tớt của bản thân họ.

Để nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng, các nhân viên tín dụng khơng nên chỉ lấy thông tin một chiều từ phía khách hàng cung cấp có thể thiếu chính xác, thiếu khách quan, lại không đầy đủ. Việc đến thăm giúp vừa tạo mối liên hệ, vừa quan sát trực tiếp tình hình hoạt động của khách hàng, đơng thời tiếp cận luôn với những người thường xuyên giao dịch với họ. Các thơng tin này chỉ mang tính tham khảo thêm.

3.2.4.Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt các món cho vay.

Đây là một giải pháp cơ bản, tuy khơng mới nhưng, vẫn cứ phải nói đến khi chất lượng kiểm tra kiểm soát chưa đạt chất lượng như mong muốn. Hơn nữa, khiếm khuyết về chất lượng kiểm tra, kiểm sốt khơng chỉ là nét riêng của Việt Nam. Trên khắp thế giới, trong các vụ sụp đổ ngân hàng, đặc biệt là trong đợt khủng hoảng tài chính vừa qua khởi ngn từ nước Mỹ có sự bng lỏng, chưa trịn trách nhiệm của khâu kiểm tra, kiểm soát.

Ngồi khâu tự kiểm sốt từ nội ngân hàng, việc kiểm tra khoản vay bao gơm việc kiểm tốn định kỳ bắt buộc của Nhà nước, của các đơn vị kiểm tốn q́c tế độc lập, các đợt thanh tra của NHNN. Việc kết hợp tốt 3 loại kiểm tra trên giúp ngân hàng giảm rủi ro tín dụng một cách hữu hiệu qua việc phát hiện sớm những khoản cho vay có vấn đề và tìm cách giải quyết.

Dư luận hay thắc mắc vì sao bao nhiêu vụ thất thốt kinh khủng cứ như đột ngột nổ ra một cách vơ lý khó hiểu vì nó đa phải manh nha tích tụ qua thời gian. Trong vấn đề này, có sự tiếp tay vơ tình hay cớ ý của các vị thanh kiểm tra thờ ơ, thiếu trách nhiệm hay thiếu liêm khiết. Các cơng ty kiểm tốn dù là quốc tế cũng chỉ là doanh nghiệp; nếu phát hiện khả năng tổn thất, trong phạm vi chức năng nghề nghiệp, họ phạm giữ bí mật cho đơn vị bị kiểm toán, khác với chức năng của Kiểm toán Nhà. Trong kết luận kiểm tốn thường kèm theo vơ sớ khoản dự phòng miễn trừ mà các ngân hàng được kiểm tốn thường bỏ qua (họ chỉ cơng bố ngắn gọn là ngân hàng chúng tơi đa được Cơng ty XXX kiểm tốn xong kèm theo con dấu và chữ ký của Công ty XXX ở trang cuối của báo cáo) như một thủ tục hành chính đơn thuần.

Các nghiên cứu hay báo cáo thường đề nghị nâng cao năng lực chuyên môn của bộ phận kiểm toán kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. Đây chỉ mới là điều kiện cần. Khi nhân sự ở bộ phận này còn do lanh đạo chi nhánh đánh giá về chất lượng chun mơn và trả lương, họ khó phanh phui các sai phạm của lanh đạo về mặt tín dụng. Một vị trí cơng việc chịu nhiều áp lực tâm lý như vậy không thể hấp dẩn người thực sự trung thực, tâm huyết và có năng lực. Đây mới là điều kiện đủ để người kiểm toán, kiểm sốt nội bộ hồn thành tớt chức trách của mình.

3.2.5.Cải tiến cơ chế quản lý tín dụng.

Xây dựng hệ thớng xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thớng này là một phương pháp chấm điểm nhất quán dựa trên các chỉ sớ tài chính và các nhân tớ phi tài chính trong hồn cảnh thực tế hiện tại của ngân hàng theo các loại hình khách hàng khác nhau nhằm đánh giá rủi ro liên quan đến khách hàng vay. Hệ thớng xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gôm: (i) Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng; (ii) Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; (iii) Uy tín với các tổ chức tín dụng đa giao dịch trước đây; (iv) Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thớng (đánh giá yếu tố ngành nghề, địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đới với khách hàng. Kết quả xếp hạng tín

dụng nội bộ là cơ sở để NHTW xác định giới hạn tín dụng, xác định các điều kiện

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w