Sắp xếp theo hạn dùng và cách bảo quản

Một phần của tài liệu Giáo trình nhận hàng Logistics (Trang 50)

Chƣơng 4 : XẾP DỠ HÀNG HÓA

4.4 Xếp dỡ hàng hóa lưu kho

4.4.4 Sắp xếp theo hạn dùng và cách bảo quản

Quy trình sắp xếp kho hàng hợp lý sẽ tạo thuận lợi cho việc kiểm kê hàng hóa nhanh chóng trong xuất nhập hàng hóa và việc sử dụng hệ thống các loại máy móc như máy in mã vạch máy quét mã vạch… được phát huy hiệu quả tối đa. Ngoài cách sắp xếp theo mã SKU bạn nên chú ý đến hạn sử dụng và cách bảo quản của sản phẩm để có cách sắp xếp kho hàng hợp lý.

- Với các loại hàng hóa có chỉ dẫn bảo quản trên bao bì c n thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

- Đối với các loại thực phẩm, gia vị mau hư hỏng, thủ kho phải trao đổi với nhân viên mua hàng và bộ phận sử dụng để có biện pháp bảo quản phù hợp

- Tất cả các hàng hóa dễ bị hư hỏng thuộc loại thực phẩm phải quản lý theo nguyên tắc FIFO

4.4.5 Ghi chú địa điểm lƣu kho

Khi nhập hàng vào kho bạn nên ghi chú lại địa điểm lưu kho hay vị trí đặt sản phẩm đó trong kho hàng như nằm ở dãy nào kệ số mấy hoặc chỉ đơn giản là ghi lại mơ tả vị trí của mặt hàng đó trong kho. Khi c n lấy hàng chỉ c n nhìn vào địa điểm lưu kho có thể ngay lập tức định vị được vị trí của sản phẩm trong kho. Ngày nay, các công ty đã sử dụng ph n mềm hỗ trợ giúp quản lý hàng hóa trong kho được dễ dàng hiệu quả hơn.

Bài tập

1. Liệt kê các vật liệu thiết bị công cụ hỗ trợ xếp dỡ hàng hóa. 2. Trình bày các quy định chung trong xếp dỡ lô hàng.

3. Hãy cho biết SKU là gì?

46

Bài đọc thêm số 1: HƢỚNG DẪN XẾP DỠ MỘT SỐ LOẠI HÀNG

1. Các loại hàng trụ ống

Hàng hóa hình trụ ống được xếp nằm ngang hoặc nằm dọc theo chiều dài xe tùy thuộc vào chiều dài của hàng so với thùng xe. Khi đặt nằm ngang c n đặt vng góc với chiều dài xe. Khi chiều cao của ống trụ nhỏ hơn đường kính, ống trụ c n được đặt thẳng đứng. Các loại hàng trụ ống c n được chằng buộc vào thành xe hoặc sử dụng giá kê giá đỡ chèn lót để cố định tránh dịch chuyển hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Trường hợp hàng trụ ống có bề mặt trơn nhẵn, khi xếp chồng lên nhau phải sử dụng vật liệu đệm lót giữa các lớp hàng để chống trơn trượt.

Hướng dẫn việc xếp và cố định hàng trụ ống được minh họa như sau:

Xếp cố định cuộn tròn đứng trên thùng xe

Xếp cố định cuộn tròn ngang thùng xe

Xếp cố định ống tròn bằng giá kê Xếp cố định ống trụ ngang thùng xe

47 Xếp cố định ống trụ dài trong thùng xe kín

Xếp cố định ống trụ dài với nhau và với thùng xe

2. Hàng rời

Khi vận chuyển hàng rời phải sử dụng xe ơ tơ tải có thùng hoặc container.

Trường hợp chở hàng rời trên xe tải khơng có thùng kín người vận tải phải sử dụng thiết bị, dụng cụ để che kín hàng hóa đảm bảo hàng hóa khơng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển

Hướng dẫn xếp và che phủ hàng rời được minh họa như sau:

Xếp hàng rời không đúng Xếp hàng rời đúng

Xếp và che hàng rời bằng bạt Xếp và che hàng rời bằng lưới

48

3. Các thùng carton, các thùng gỗ và hộp gỗ.

Các thùng/hộp carton, các thùng gỗ và hộp gỗ

Khi xếp các thùng carton vào container/trên thùng xe c n đảm bảo nếu hàng hóa khơng đ y kín container/thùng xe, các túi bông/xốp c n phải được sử dụng để đảm bảo tồn bộ diện tích sàn của container được lấp đ y.

Trong trường hợp lô hàng quá ít, c n tách thành các hàng, và giữa các hàng bố trí các túi khí,vật liệu bảo quản bao bì.

Số lượng các thùng có thể xếp chồng lên nhau phụ thuộc vào độ ổn định của thùng hàng. Ngồi ra c n tính đến các thay đổi về thời tiết đặc biệt về độ ẩm với khả năng chịu lực của các thùng carton (do các thùng carton có thể bị ngấm nước và trở nên mềm hơn khả năng chịu lực giảm đi đáng kể).

Nếu có nhiều t ng và t ng trên khơng đủ hàng, có thể dùng các túi khí hoặc thanh chắn để đảm bảo các lơ hàng phía trên khơng bị trượt/khơng di chuyển.

5. Hàng hóa cùng các tấm nâng hàng

Hàng cùng tấm nâng hàng trên xe tải

Hiệu quả sử dụng thùng xe với lơ hàng có tấm nâng hàng phụ thuộc vào kích thước của tấm nâng hàng. Hàng hóa xếp trên tấm nâng hàng c n che phủ hết diện tích của tấm nâng hàng và được cố định bởi các vật liệu chằng buộc hỗ trợ như dây dai dây nylon...

49

C n đảm bảo trọng tâm của tồn bộ lơ hàng nằm ở giữa container, theo cả hai phương dọc và ngang. Từng tấm nâng hàng c n được cố định một cách độc lập.

Hàng bao kiện

Các kiện hàng nặng có bao gói cứng, ổn định được đặt ở phía dưới. Các kiện hàng có kích thước giống nhau sắp xếp cùng nhau.

Các kiện hàng có xu hướng nghiêng một góc nhỏ xếp vào giữa đống hàng.

Trường hợp giữa các kiện hàng có khoảng cách, phải dùng các thiết bị, dụng cụ chèn để chống va chạm, xê dịch trong quá trình vận chuyển. Trường hợp sau khi xếp hàng xong mà vẫn có khoảng trống trong thùng xe thì phải gia cố để cố định hàng hóa.

6. Hàng thùng và can nhựa

Trước khi xếp hàng lên xe c n kiểm tra các thùng, can nhựa có cịn ngun vẹn hay khơng, có bị rị rỉ dung dịch đựng bên trong hay khơng? Trong q trình xếp dỡ cũng như vận chuyển chỉ c n 1 thùng hoặc can nhựa bị hỏng, móp có thể gây ảnh hưởng đến cách sắp xếp cũng như an toàn của tồn bộ lơ hàng. Về cơ bản thùng và can nhựa phải được sắp xếp sao cho nắp thùng và can quay lên trên, các thùng phải được xếp thẳng đứng cạnh nhau và có ván đệm chèn lót/tấm gỗ ngan cách giữa các lớp thùng và can với nhau để tăng sự ổn định khi xếp và vận chuyển. Số lượng thùng sắp xếp trên sàn tùy thuộc đường kính và diện tích sàn container.

Hƣớng dẫn xếp thùng và can

Tùy cách sắp xếp hàng hóa mà sẽ có cơng thức tính số lượng thùng được xếp vào container khác nhau:

50 Xếp theo cách 2:

Với: n: Số hàng xếp được

D: Đường kính của thùng/can

L: Kích thước bên trong của container

Tất cả thùng phải được sắp xếp phù hợp chặt chẽ trong container/thùng xe, mà khơng có bất k khoảng trống giữa các hàng hóa và container. Nếu khoảng trống là không thể tránh khỏi, phải dùng các vật liệu đệm chèn lót hỗ trợ hoặc đóng vào các tấm kê hàng để đảm bảo thùng khơng bị xê dịch trong q trình vận chuyển.

Thơng thường c n đặt tấm gỗ lót chắn giữa hàng thùng cuối cùng với cửa container/cửa thùng xe để ngăn thùng hàng bị trượt va vào cánh cửa đặc biệt khi dỡ hàng. Ngồi ra lơ hàng có thể được gia cố bằng dây đai hoặc tấm nâng hàng để có thể đặt chồng lên nhau đảm bảo khơng bị sụp đổ khi vận chuyển, không ảnh hưởng đến các thùng hàng khác.

7. Các hàng bao gói (túi và cuộn)

Các túi và cuộn hàng c n phải được xếp lên nhau để chống trượt trong quá trình vận chuyển. Bản chất các túi có thể xếp chồng lên nhau mà khơng có khoảng cách. Cách tốt nhất là đưa vào các tấm nâng hàng và dùng các lynon quấn xung quanh.

51

8. Hàng cuộn hàng

Với các lô hàng dạng cuộn trước khi xếp lên thùng xe c n kiểm tra trọng lượng phân bổ trên 1 mét sàn có được đảm bảo hay khơng.

Nếu lơ hàng có tải trọng nặng, c n dùng các d m để phân bổ tải trọng đều trên sàn thùng xe/sàn container.

Cuộn hàng có thể xếp theo phương thẳng đứng, dọc hoặc ngang. C n phải có các giải pháp chằng buộc gia cố nhằm cố định lô hàng khi vận chuyển.

Đặc biệt trong trường hợp xếp trục cuộc hàng theo phương dọc hoặc ngang, tải trọng của cuộn hàng sẽ được phân bổ trên một diện tích rất nhỏ (diện tích tiếp xúc giữa cuộn hàng và sàn xe) bởi vậy c n phải sử dụng các kết cấu hỗ trợ phân bổ lực đều trên sàn xe.

Xếp cuộn hàng theo phƣơng thẳng đứng (trái) và theo phƣơng ngang (phải) 9. Động vật sống

Xếp dỡ động vật sống trên xe ô tô

Quá trình xếp dỡ vận chuyển động vật sống phải tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý

- Luật giao thông đường bộ

Tùy theo loại động vật sống người kinh doanh vận tải yêu c u người thuê vận tải bố trí người áp tải để chăm sóc trong q trình vận tải.

52

Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về việc xếp, dỡ động vật sống theo hướng dẫn của người kinh doanh vận tải; trường hợp người th vận tải khơng thực hiện được thì phải trả cước, phí xếp, dỡ cho người kinh doanh vận tải.

Việc vận chuyển động vật sống trên đường phải tuân theo quy định của pháp luật về vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường.

- Đánh số quản lý động vận: Tại thời điểm 2015 là Quy định về việc đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu (Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Một số khuyến cáo:

- Đảm bảo dưỡng khí cho động vật sống trong quá trình vận chuyển

- Tham khảo tiêu chuẩn tại Mỹ: Khi vận chuyển động vật trong thời gian dài hơn 28 tiếng, bố trí 5 tiếng dừng để cung cấp thức ăn và nước uống và nghỉ ngơi cho lô hàng động vật sống.

10. Thực phẩm

C n bảo quản, xếp dỡ phải tuân thủ các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm hiện hành trong quá trình vận chuyển thực phẩm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

11. Hàng hóa dƣợc phẩm

Dược phẩm là sản phẩm nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ độ ẩm và môi trường xung quanh, yêu c u chất lượng vệ sinh môi trường cao cả trong xếp dỡ, vận chuyển, bởi vậy quá trình xếp dỡ hàng hóa dược phẩm ngồi việc đảm bảo các yêu c u về an

Trích 16/2012/TT-BYT ngày 22/10/2012 Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

Điều 6. Điều kiện an tồn thực phẩm trong q trình vận chủn thực phẩm

1. Thiết bị chứa đựng thực phẩm phải ngăn cách với môi trường xung quanh, tránh sự xâm nhập của bụi, cơn trùng; phù hợp với kích thước vận chủn.

2. Thiết bị vận chuyển chuyên dụng và các dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong quá trình vận chuyển được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch.

3. Đủ thiết bị kiểm sốt được nhiệt độ, độ ẩm, thơng gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật để bảo quản đối với từng loại thực phẩm theo yêu cầu của nhà sản xuất trong suốt q trình vận chủn. 4. Phải có nội quy quy định về chế độ bảo đảm an tồn thực phẩm trong vận chủn thực phẩm; duy trì và kiểm soát chế độ bảo quản theo yêu cầu trong suốt quá trình vận chuyển đối với từng loại sản phẩm thực phẩm; đối với thực phẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt phải có giao nhận cụ thể giữa người tiếp nhận và người vận chuyển thực phẩm. 5. Thiết bị dụng cụ phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi vận chuyển thực phẩm; khơng vận chủn thực phẩm cùng hàng hố độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.

6. Đối với người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong quá trình vận chuyển thực phẩm: Tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 7 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

53

toàn chung ở trên, c n tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước (Bộ y tế) trong xếp dỡ vận chuyển mặt hàng này.

Một số lời khuyên khi xếp dỡ dược phẩm

Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Theo qui định của Tổ chức Y tế thế giới điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khơ, thống, và nhiệt độ từ 15-250

C hoặc tu thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 300C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngồi vào và các dấu hiệu ơ nhiễm khác.

Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình thường. Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát đơng lạnh .... thì vận dụng các qui định sau:

Nhiệt độ:

Thùng xe nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-250 C, trong từng khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 300C.

Thùng xe mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-150 C. Thùng xe lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 80 C. Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-80 C.

Thùng xe đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá - 100 C.

Độ ẩm: Điều kiện bảo quản "khô" được hiểu là độ ẩm tương đối không quá 70%.

12. Hàng lỏng

Trong trường hợp dùng xe bồn, bồn chứa thường được nạp đ y với ít nhất 80% thể tích và trọng lượng để tránh biến động đột biến nghiêm trọng trong quá trình vận chuyển và tối đa khơng vượt q 95% dung tích của bồn đảm bảo chất lỏng có thể giãn nở trong quá trình xếp dỡ hoặc vận chuyển mà không gây nguy hiểm cho người và phương tiện.

54

Bài đọc thêm số 2: MỘT SỐ TAI NẠN GIAO THƠNG TRONG Q TRÌNH VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ

Định hƣớng đọc bài đọc thêm: Học viên đọc các trường hợp tai nạn sau và cho

biết nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn là gì? Bài học kinh nghiệm cho nhân viên nhà kho là gì?

1. Xe tải chở hàng do xếp, chằng buộc, che đậy hàng hố khơng đúng quy định

Trường hợp 1: hàng vật liệu xây dựng, sắt thép công nghiệp

- 16h ngày 27/12/2014 trên đường Nguyễn Duy Trinh đoạn qua địa bàn phường Trường Thạnh, quận 9 TPHCM. Xe đ u kéo container BKS 51E-012.76 chở hàng chục cuộn sắt xây dựng lưu thông trên đường Nguyễn Duy Trinh (theo hướng QL1 về vòng xoay đường dẫn đường cao tốc TPHCM- Long Thành-D u Giây). Khi vừa qua ngã 3 giao với đường Tam Đa (phường Trường Thạnh, quận 9), bất ngờ một cuộn sắt nặng nhiều tấn bức dây rơi xuống đường. Cùng lúc này, 2 xe máy l n lượt mang các BKS 59Z2-033.79 và 53X6-4967 với 3 người trên xe từ hướng ngược lại chạy đến đã bị cuộn sắt văng trúng làm cả 3 té xuống đường bị sắt đè lên. Theo nhân dân sống hai bên đường cho biết, nguyên nhân tai nạn do tài xế không chằng buộc cận thận nên bị tuột dây chằng.

Cuộn sắt nặng rơi xuống đƣờng gây tai nạn

- Vào lúc 8giờ 30 phút sáng ngày 8.9.2014 tại chân c u vượt Sống th n - đoạn giao lộ giữa Ql 1A và Lê Thị Hoa (khu phố 6 phường Bình Chiểu quận Thủ Đức) - chiếc xe

55

tải mang biển số 51C - 240.25 chở hàng chục khối sắt lớn bất ngờ bị đứt đây xích hàng chục khối sắt rơi xuống đường.

Hàng chục khối sắt bị bứt xích rơi xuống đƣờng

- Khoảng 14h30 ngày 17/10/2014, tại nút giao thông Khuất Duy Tiến - Tr n Duy

Một phần của tài liệu Giáo trình nhận hàng Logistics (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)