mơmen từ của ngun tử có thể tương tác lên nhau và sắp xếp song song với nhau. Hiệu ứng này được giải thích theo lý thuyết cổ điển bằng sự có mặt của một trường phân tử bên trong vật liệu sắt từ, lần đầu tiên được đưa ra bởi Weiss vào năm 1907. Trường này đủ để từ hóa vật liệu đến trạng thái bão hịa. Trong cơ học lượng tử, mơ hình Heisenberg của sắt từ đã mơ tả sự định hướng song song của các mômen từ theo tương tác trao đổi giữa các mômen lân cận.
Hình 3.5. Cấu trúc và đường cong từ hóa của chất có tính sắt từ
Weiss đã đưa ra sự có mặt của các đơmen từ bên trong vật liệu, là các vùng mà ở đó các mơmen từ nguyên tử được định hướng. Sự dịch chuyển của các đômen này sẽ xác định vật liệu hưởng ứng như thế nào với một từ trường và như một hệ quả, độ cảm từ là một hàm của từ trường ngồi. Vì vậy, các vật liệu sắt từ thường được so sánh theo độ từ hóa bão hịa (độ từ hóa khi tất cả các đơmen đã được định hướng) hơn là theo độ cảm từ. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, chỉ có Fe, Co và Ni là chất sắt từ tại và trên nhiệt độ phịng. Bởi vì các vật liệu sắt từ được nung lên trên nhiệt độ đó sẽ tạo nên sự chuyển động nhiệt của các nguyên tử, nghĩa là bậc định hướng của các mơmen từ ngun tử giảm đi và vì vậy, độ từ hóa bão hịa cũng giảm xuống. Dần dần, sự chuyển động nhiệt trở nên lớn đến mức vật liệu trở thành thuận từ, nhiệt độ của sự chuyển này là nhiệt độ Curie, TC (Fe: TC = 770oC, Co: TC = 1131oC và Ni: TC = 358oC), trong đó TC là độ cảm từ thay đổi theo định luật Curie-Weiss.