Ferit từ cứng: Tiến bộ tiếp theo trong sự phát triển của nam châm vĩnh cửu đã đến vào những năm 1950 với sự đưa ra các ferit hexagonal cứng thường được xem như nam châm

Một phần của tài liệu Mô hình máy phát điện nam châm vĩnh cửu sử dụng cho turbine gió (Trang 46)

những năm 1950 với sự đưa ra các ferit hexagonal cứng thường được xem như nam châm gốm. Các vật liệu này là ferit từ và vì tỷ lệ của sắt bên trong vật liệu có độ từ dư khá thấp (~400 mT). Lực kháng từ của các nam châm này (~ 250 kAm-1), vượt quá xa bất kỳ vật liệu nào trước đây. Độ từ dư thấp nghĩa là tích năng lượng cực đại chỉ cỡ ~ 40 kJm-3, thấp hơn cả Alnico, nhưng nhờ lực kháng từ cao nên các vật liệu này có thể làm thành các phần mỏng hơn. Các nam châm cũng thể hiện trường khử từ vừa phải và vì vậy có thể được sử dụng cho các ứng dụng như là các motor nam châm vĩnh cửu. Cấu trúc ferit lục giác được tìm thấy trong cả hai loại BaO.6Fe2O3 và SrO.6Fe2O3, nhưng ferit Sr có các tính chất hơi cao hơn.

Ưu điểm chính của các ferit là chúng có giá thành cực kỳ thấp, nhờ việc dễ dàng xử lý và giá nguyên liệu thấp, điều này làm cho chúng trở thàmh vật liệu nam châm vĩnh cửu được ứng dụng rộng rãi nhất. Các nam châm được tạo ra bằng quá trình luyện kim bột và khơng có vấn đề nào trong việc ơxy hóa bột trong suốt quá trình xử lý. Vì vật liệu vốn là một ơxit bền vững. Q trình xử lý bột phải bảo đảm chắc chắn rằng các nam châm gồm có các hạt rất nhỏ (< 1 μm), là cần thiết cho việc phát sinh lực kháng từ trong các nam châm này. Trong quá trình xử lý, bột được là xếp chặt trong một từ trường để định hướng phương dễ của độ từ hóa của các hạt và vì vậy tăng cường độ từ dư và tích năng lượng cực đại.

Một phần của tài liệu Mô hình máy phát điện nam châm vĩnh cửu sử dụng cho turbine gió (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)