Xuất cải tiến học phần Văn hóa Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến sự phát triển của ngành tiếng Hàn trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức (Trang 42)

6. Đóng góp của đề tài

3.3.2 xuất cải tiến học phần Văn hóa Hàn Quốc

Page 26

Như đã đề cập ở trên, chúng ta cũng dễ dàng thấy được các yếu tố thu hút học sinh, sinh viên đến chuyên ngành liên quan đến Hàn Quốc này đó chính là sự thu hút và tò mò các yếu tố về văn hóa Hàn Quốc. Qua hoạt động khảo sát, các em cũng bày tỏ sự mong muốn của mình, muốn biết về truyền thống, lịch sử và phong tục tập quán của người Hàn Quốc, vì các em có sự quan tâm đến đất nước Hàn Quốc, hoặc coi học phần này là tiền đề để các em tiếp cận với đất nước Hàn Quốc nhanh hơn, nhằm hướng đến mục tiêu hội nhập nhanh trong con đường du học sau này...Nhìn chung, sự u thích đất nước này đã là “sợi chỉ dẫn đường” cho các em tìm đến học tiếng Hàn và thơng qua đó có thể tiếp cận với đất nước Hàn Quốc. Nói tóm lại, học phần Văn hóa Hàn Quốc đóng vai trị là „cửa ngõ‟ để các em xác định được lý do đầu tiên tìm đến tiếng Hàn và cũng đóng vai trị tiền đề làm bàn đạp đẩy sự yêu thích của các em hướng sang việc chuyên tâm học ngôn ngữ để mong có thể hiểu rõ, hiểu sâu hơn nữa về đất nước và con người Hàn Quốc.

Thế nhưng, hiện nay học phần này chỉ được giảng dạy ở các học kì năm 3,4 đối với hệ đại học(ĐH Hồng Bàng, ĐH KHXH&NV Nhân Văn...), và học kì 3,4 ở hệ 2 năm Trung cấp(CĐ Cơng nghệ Thủ Đức) là một sự bố trí chương trình giảng dạy chưa hợp lý với mục đích làm động lực đưa các em học sinh, sinh viên tiếp cận với đam mê và u thích, nói chính xác hơn, với hệ thống chương trình hiện tại chúng ta đang làm cho thực trạng “đầu vào 10 - đầu ra chỉ cịn 6~7”, thơi học, từ bỏ giữa chừng với lý do “do chán nản”, “do thấy khó”, càng ngày càng phổ biến. Ấy là do hiện nay chúng ta chưa có một hệ thống biên soạn giáo trình mơn văn hóa Hàn Quốc bằng tiếng Việt để giảng dạy vào học

kì đầu hoặc 233 của chương trình đào tạo. Đại đa số các trường đều sử dụng tài liệu, giáo

trình bằng tiếng Hàn được người Hàn biên soạn dành cho người nước ngồi muốn tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc hoặc với đối tượng các con lai người Hàn Quốc đang sống ở nước ngồi có thể tiếp cận với văn hóa nước mình, nên việc sử dụng để nghiên cứu và học tập các loại giáo trình này địi hỏi ở sinh viên có một vốn kiến thức về tiếng Hàn nhất định. Việc đó giống như chúng ta đang thực hiện việc đánh đố người học. Tức, sinh viên tiếp cận đến tiếng Hàn là do u thích văn hóa Hàn Quốc nhưng lại chỉ được học Văn hóa Hàn Quốc sau khi biết rõ về tiếng Hàn là một yêu cầu quá sát sao và chưa nắm bắt nhu cầu người học. Thực tế, việc giảng dạy đòi hỏi từ việc xác định mục đích, nhu cầu tìm tịi, thắc mắc song song với việc từng bước tháo gỡ mới đạt được kết quả mong muốn. Cụ thể

33 Một số trường đại học tập trung giảng dạy các mơn đại cương trong học kì đầu, học kì 2 các sinh viên mới được học sang chuyên ngành hoặc học vỡ long rất ít trong học kì 1. Nên các học phần chuyên ngành được sắp xếp sang học kì 2.

Page 27

là phía người học và bên đào tạo phải tìm ra được tiếng nói chung giữa nhu cầu và bên đáp ứng nhu cầu.

Nếu chúng ta đã định được chính “Hanlyu”- văn hóa Hàn Quốc đã đưa các em đến với chuyên ngành Tiếng Hàn hoặc ngành Hàn Quốc thì chúng ta phải có chiến lược, hệ thống chương trình khoa học chính xác để đào tạo, hướng dẫn các em đến đích đến cuối cùng. Ở đây, cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của học phần Văn hóa Hàn Quốc phải được giảng dạy từ học kì đầu của chuyên ngành nhằm giúp các em có thể thỏa mãn được nhu cầu của mình, bên cạnh đó, học phần cũng phải được thiết kế sao cho các em phải dần nảy sinh được thêm sự tị mị, thích thú trong việc học ngơn ngữ để có thể tự tìm tịi, tiếp cận sở thích của mình một cách trực tiếp.

Hiện nay, cũng có một số trường chia thành học phần văn hóa 1 và 2, tuy nhiên 2 học phần này cũng chỉ được xếp học vào các học kì cuối. Tuy nhiên việc chia học phần thành 1,2 như vậy cũng có những ưu điểm nhất định để đạt được mục tiêu đào tạo. Đó là ở học phần 1, nếu được d ng để giảng dạy ở học kì 1 sẽ đóng vai trị là học phần thúc đẩy niềm yêu thích, đam mê và giải đáp thắc mắc cho các em học sinh sinh viên có sự tị mị muốn tìm hiểu. Có thể thiết kế ở phần học này một khối lượng kiến thức nền nhẹ nhàng bằng cách đề cập đến các vấn đề sinh sống và giải trí của Hàn Quốc thơng qua phim ảnh, âm nhạc, sách báo, tạp chí có liên quan v.v... để hướng các em đến một sự nhìn nhận mang hướng tích cực hơn là chỉ quan sát về mặt nổi bên ngoài. Học phần 2 được áp dụng khi các em đã có một lượng kiến thức về ngôn ngữ nhất định, ở học phần này, cần phải có những tìm hiểu chun sâu về lịch sử, văn học, chính trị, kinh tế... các khía cạnh của xã hội có thể hình thành văn hóa của người Hàn Quốc và nội lực làm thay đổi, phát triển nét văn hóa đó v.v... Như vậy, với 2 học phần văn hóa, chúng ta sẽ đáp ứng được sự dàn trải đáp ứng nhu cầu học hỏi tìm tịi của học sinh - sinh viên và có thể định hướng sinh viên đi đến kết quả cuối cùng của chương trình đào tạo – đó là trở thành một thành phần có ich hỗ trợ cho sự vận động của xã hội và hơn hết là có thể góp phần thúc đẩy phát triển ngoại giao toàn diện về mọi mặt của Hàn Quốc – Việt Nam trong bối cảnh hiện đại hóa, tồn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, việc tăng đơn vị học trình của học phần này từ 2 lên 3 hay từ 3 lên 4 cũng là một vấn đề cần thảo luận nghiêm túc để có thể phân bố đều thời lượng, cân bằng với các học phần khác sao cho đủ số tín chỉ quy định tốt nghiệp đề ra.

Page 28

Như đã cho thấy ở trên chương trình giảng dạy học phần Văn hóa hiện tại đang tập trung giải quyết các nội dung văn hóa Hàn Quốc từ lịch sử Hàn Quốc cho đến lễ hội, các di sản văn hóa ở Hàn Quốc dựa trên giáo trình bằng tiếng Hàn <A Guide of Korean Culture for

foreigner, 2009> cho các em học sinh năm 1 học kì 2 hoặc năm 2 học kì 3 ở khoa Tiếng Hàn trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức. Giáo trình này tuy được viết dành cho người

nước ngồi có thể có một sự hiểu biết dễ dàng và rõ ràng nhất về văn hóa Hàn Quốc, tuy nhiên đối với trình độ tiếng Hàn của các em học sinh vẫn quá khó. Ở đây, cần xây dựng học phần văn hóa Hàn Quốc 1 sao cho đáp ứng u cầu u thích, tị mị của các em học sinh về văn hóa Hàn Quốc , bên cạnh đó cũng cung cấp được cho các em một lượng kiến thức nền tảng nhất định về xã hội và cuộc sống sinh hoạt của người Hàn Quốc để các em có thể tiếp thu các bài học về tiếng nhanh và dễ hiểu hơn. Đề xuất chương trình tiếng Hàn 1 với 30 tiết có thể quy ra 2 học trình lý thuyết hoặc 1 trình thực hành chưa làm 10 tuần, mỗi tuần 3 tiết.

Thời gian Nội dung Chú thích

Tuần 1 Văn hóa là gì? Giải thích về các phạm trù

văn hóa để sinh viên có tầm nhìn bao quát.

Tuần 2 Người Hàn Quốc là ai? Tìm hiểu sơ lược về quốc

gia Hàn Quốc và con người Hàn Quốc

Tuần 3 Văn hóa Việt Nam và Văn hóa Hàn Quốc So sánh những điểm tương

đồng văn hóa 2 nước

Tuần 4 Sự du nhập của làn sóng Hanlyu-Văn hóa

Hàn Quốc

Phân tích thuận lợi, khó khăn, và sự phát triển của Hanluy ở Việt Nam

Tuần 5 Các nét văn hóa Hàn Quốc đặc trưng thời kì

đầu

Phim ảnh, ca nhạc

Tuần 6 So sánh về phim ảnh và âm nhạc giữa Việt

Nam và Hàn Quốc

Dựa trên những dẫn chứng cũ thể bằng phim ảnh và âm nhạc

Tuần 7 Ẩm thực Hàn Quốc Nét đặc sắc của ẩm thực

Page 29

Tuần 8 Thời trang Hàn Quốc Nét đặc sắc của thời trang

Hàn Quốc

Tuần 9 Các sản phẩm gắn mác Korea Tìm hiểu các cơng ty lớn ở

Hàn Quốc và các sản phẩm được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Tuần 10 Các địa điểm du lịch ở Hàn Quốc

Nội dung từng bài của các học phần trên đều có thể dễ dàng tìm thấy trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào và cũng thơng qua phương pháp thuyết trình, vấn đáp và các em học sinh sẽ có được sự chủ động hơn trong mơn học, c ng lúc có được những kiến thức cơ bản về đất nước mà các em chọn làm ngành học.

3.3.2.2 Đề xuất chƣơng trình học phần văn hóa 2

Nếu học phần văn hóa 1 là nền tảng cho các em học sinh tiếp cận với văn hóa Hàn Quốc thì học phần văn hóa 2 phải đáp ứng được yêu cầu chuyên sâu phân tích và cung cấp từ vựng bằng tiếng Hàn cho các em học sinh. Thông qua môn học, các em sẽ tiếp cận được lịch sử của Hàn Quốc, quá trình phát triển và các chiến lược phát triển của Hàn Quốc để đạt được vị trí cường quốc Châu Á như ngày hơm nay. Học phần văn hóa 2 cũng được chia 30 tiết tính làm 1 đơn vị học trình thực hành hoặc 2 đơn vị học trình lý thuyết chia làm 10 tuần.

Thời gian Nội dung Chú thích

Tuần 1 Thần thoại kiến Quốc. Cổ triều tiên Sự hình thành quốc gia Hàn

Quốc cổ đại

Tuần 2 Thời đại Tam quốc: Cao Câu Ly, Bách Tế,

Tân La

Sự suy tàn và hình thành các quốc gia mới, mở rộng lãnh thổ

Tuần 3 Tân La thống nhất Xuất phát điểm của việc

thống nhất dân tộc

Tuần 4 Cao ly Sự hoàn thành của việc

thồng nhất dân tộc

Page 30

mẽ ảnh hưởng đến tận ngày nay

Tuần 6 Thời kì Nhật chiếm 1910~1945 và sự chia cắt

Nam Bắc Hàn sau nội chiến 1950~1953

Sự thay đổi văn hóa truyền thống và tình cảm Nam – Bắc Hàn

Tuần 7 Sự phát triển thần kì của kinh tế Hàn Quốc và

triển vọng phát triển của kinh tế Hàn Quốc

Giai đoạn 1960~1970 “kì tích sơng Hán” và tỉ lệ tăng trưởng hiện nay

Tuần 8 Các loại hình nghệ thuật tiêu biểu Samulnoli, Pansori, nanata

v.v...

Tuần 9 Các di tích văn hóa hữu hình

Tuần 10 Văn hóa phi vật thể

Nội dung học phần văn hóa 2 giúp các em học sinh có sự tìm hiểu chun sâu hơn về sự du nhập văn hóa và biến đội văn hóa của Hàn Quốc qua các giai đoạn lịch sử, cùng lúc có được một số vốn từ chuyên ngành nhất định. Bên cạnh đó, nội dung học phần cịn giúp các em có một sự nhìn nhận sâu sắc về đất nước con người Hàn Quốc thông qua việc phân tích, học hỏi kinh nghiệm từ những bước đi phát triển kinh tế từ một nước nghèo nhất Châu Á trở thành một nước phát triển vượt bậc trong khu vực.

3.4 Đề xuất ý kiến thu hút tuyển sinh cho trƣờng cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức

năm học 2017-2018

Theo xu hướng dòng chạy và vận động của toàn thế giới, trở thành một nước nông

nghiệp hay công nghiệp phát triển khơng cịn là một xu thế nữa. Ngày nay, tất cả đều nhấn mạnh và dịch chuyển dần theo hướng làm dịch vụ và cung cấp dịch vụ. Và trong đó, mơi trường giáo dục, trường học, không chỉ đơn thuần là một nơi đào tạo nguồn nhân lực, chúng ta phải ý thức rõ, trường học cũng là một nơi đang làm dịch vụ và cung cấp dịch vụ với khách hàng là các học sinh sinh viên. Hơn lúc nào hết, dịch vụ phải đáp ứng nhu cầu, dịch vụ phải ln được nâng cao thì mới thu hút được “người tiêu d ng”. Đó mới chính là hướng đi phát triển của môi trường giáo dục, đó chính là ln nâng cao chất lượng và phải đáp ứng được nhu cầu của học sinh sinh viên, cùng với nhu cầu “đặt hàng” của thị trường lao động.

Page 31

“Hanlyu” là một vấn đề cần được nghiêm túc nhận xét từ nhiều khía cạnh tích cực và tiêu cực. Nếu chúng ta có thể nắm bắt được tâm lý và xu hướng thị trường của giới trẻ, thì việc lợi dụng “Hanlyu” vào tuyển sinh cũng là một bước „đáp ứng nhu cầu‟ thị trường để „giới thiệu và cung cấp sản phẩm‟. Cụ thể như thiết kế catalogue có in hình minh họa bằng hình các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng hoặc địa điểm du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc để giới thiệu ngành học, thu hút ánh nhìn, kết hợp với thực hiện trình diễn hát, nhảy Kpop dance trong buổi tuyển sinh để quảng bá câu lạc bộ đội nhóm, câu lạc bộ ẩm thực v.v... Tuy nhiên, để giải quyết và lên kế hoạch tuyển sinh sao cho có hiệu quả thì trước nhất. Chúng ta phải giải quyết được 2 vấn đề sau mới thu hút được người học.

Thứ nhất là phải bảo đảm được chất lượng và đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất hiện

đại phục vụ cho nhu cầu dạy và học. Yêu cầu giảng viên phải đúng chuyên ngành và phải có các chứng chỉ chun mơn nhất định. Bên cạnh đó, việc học và hành cũng phải luôn được đề cao nghiêm túc. Tức, người học phải có đối tượng thực hành là các giảng viên có trình độ chun mơn cao và tốt hơn hết là người bản địa. Hiện nay, với số lượng vượt trên 30 học sinh trong một lớp và một cản trở trong việc giảng dạy và học ngoại ngữ do học sinh thiếu đối tượng thực hành mà giảng viên cũng không đảm bảo được lượng kiến thức cần truyền tải đến từng học sinh. Nếu đảm bảo được cơ sở vật chất, chất lượng và đội ngũ giảng viên đầy đủ thì việc tuyển sinh cũng sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm hơn.

Theo Quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy thì học sinh phải hoàn

thành 95 đến 105 đơn vị học trình(đvht) trong 2 năm, và đơn vị học trình bằng 15 tiết lý thuyết họăc 30 tiết thực hành. Một học phần môn học bao gồm từ 2 đến 5 đơn vị học trình. Ngồi ra, quy chế cịn nêu rõ “nội dung giáo dục giáo dục chuyên nghiệp có tỉ lệ dành cho dạy thực hành, thực tập chiếm từ 50-75%”.

Dựa theo những quy định trên, chúng ta thử làm một phép tính đơn giản, cứ cho rằng học sinh phải đủ 90 đvht mới được tốt nghiệp thì một học kì sinh viên phải lấp đầy ít nhất 22,5 đvht(làm trịn 22 đvht). Và có ít nhất 50% dành cho thực hành vậy thì 22/2 = 11 đvht thực hành x 30tiết = 330 tiết cộng với 11 đvht lý thuyết x 15 tiết = 165 tiết. Vậy hợp tổng 1 học kì sinh viên phải học tổi thiểu 495 tiết chia cho 15 tuần( 1 học kì), tức, 33 tiết/tuần. Số lượng này cũng phản ánh số tiết mà giáo viên phải dạy trong 1 tuần với một khóa học. Nếu gộp số lượng 2 khóa học năm 1 và năm 2 chính quy ( ban ngày lẫn ban đêm), thì giáo viên bộ môn tiếng Hàn phải giảng dạy 132 tiết 1 tuần. Nhưng với lực

Page 32

lượng giảng viên hiện có là 10 giảng viên (6 người Việt Nam và 4 tình nguyện viên người Hàn), nhưng giảng viên tình nguyện người Hàn là một biến số khơng cố định và chỉ đóng vai trị lên các tiết học hỗ trợ, nên nếu tính về “nghĩa vụ trách nhiệm” thì trung bình một

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến sự phát triển của ngành tiếng Hàn trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)