Giới thiệu môn học

Một phần của tài liệu Nâng cao kết quả học tập thông qua việc Sinh viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả lập báo cáo tài chính bằng Excel trong (Trang 130)

2. GIỚI THIỆU

2.1. Giới thiệu môn học

Báo cáo tài chính là học phần được thực hiện tại phòng lý thuyết. Sinh viên được học trong 30 tiết với ba mục tiêu đặt ra là : (1) mục tiêu về kiến thức:

PL-NCKHUD-N.T.HANH

Trình bày được các hình thức kế tốn; trình bày được khái niệm, nội dung, nguyên tắc, yêu cầu đối với báo cáo tài chính; Nhận biết, giải thích mối liên hệ giữa số dư tài khoản và các chỉ tiêu của báo cáo tài chính; Trình bày các phương pháp tính tốn và xây dựng được báo cáo tài chính . (2) mục tiêu về kỹ năng: Lập được bảng cân đối phát sinh, lập được báo cáo tài chính năm gồm bảng Cân đối kế toán, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và bảng báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh. (3) mục tiêu về thái độ: Nhận thức được tầm

quan trọng cơng tác kế tốn đối với sự phát triển kinh tế; Nhận thức được trách nhiệm của người kế toán đối với xã hội; Rèn luyên tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận của người kế toán; Gia tăng ý thức trách nhiệm đối với tập thể. Nội dung của học phần được chia làm 3 bài: Bài 1- Tìm hiểu về chứng từ kế tốn thực hiện trong 8 tiết; Bài 2- học về báo cáo tài chính được thực hiện trong 22 tiết.

Đây là nội dung chính của học phần này. Trong bài 2 SV được tìm hiểu khái quát về báo cáo tài chính (1). Và học về nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính (2). SV được lập bảng CĐKT, bảng LCTT theo phương pháp trực tiếp và bảng KQKD. Công việc được tiến hành ở mỗi SV, và được thực hiện thủ công trên giấy là những biểu mẫu theo yêu cầu của Bộ tài chính (Thơng tư 200/TT- BTC). Từ nguồn số liệu là những con số trên các sổ sách liên quan SV dùng máy tính cộng lại và đưa lên các mã số của báo cáo tài chính.

2.2. Lý do thực hiện việc nghiên cứu

Trong quá trình giảng dạy, quan sát SV lập báo cáo tài chính, GV nhận thấy SV khi lập bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp gặp một số khó khăn:

- Sau khi làm xong bài tập vận dụng và 4 bài tập tổng hợp trên giấy, sinh viên không biết kết quả đã làm đúng hay sai, khơng có cách phát hiện sai sót. GV hỏi kết quả báo cáo tài chính đã lập, SV không tự tin và SV trả lời “Em không biết là làm đúng hay sai”

- Trong quá trình nhìn số liệu sinh viên hay bị nhầm con số.

PL-NCKHUD-N.T.HANH

- Sinh viên đưa kết quả lên bảng cân đối kế toán nhầm lẫn giữa mã số này

và mã số khác (VD trên bảng cân đối kế toán: số liệu thuộc mã số 121, SV lại đưa nhầm vào mã số 112…)

Để cải thiện vấn đề trên, GV nhận thấy cần có giải pháp giúp sinh viên có thể tự kiểm tra lại kết quả bài tập đã làm và có thêm cơ sở đáng tin cậy hơn để đối chiếu kết quả, từ đó sinh viên chỉnh sửa, ghi nhớ và khắc phục các lỗi sai.

Nguyên nhân:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên chưa đạt kết quả cao trong việc lập báo cáo tài chính. Qua q trình giảng dạy mơn Báo cáo tài chính ở lớp cao đẳng khóa 12,13, GV nhận thấy một số nguyên nhân sau:

- Do thời lượng học ngắn (Bảng cân đối kế toán: 6 tiết, Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 5 tiết). Sinh viên phải tự thực hiện bài tập vận dụng tổng hợp tại nhà.

- Bảng cân đối kế toán và bảng lưu chuyển tiền tệ có quá nhiều mã số chi

tiết dễ nhầm lẫn khi lập báo cáo.

- Sinh viên thiếu tính cẩn thận: Đọc nhầm các con số tốn học do có quá nhiều con số (Cơ sở số liệu là các con số được thể hiện trên các sổ liên quan, số liệu thể hiện trên báo cáo tài chính cũng là các con số); Ghi nhầm mã số trên báo cáo tài chính.; Những mã số phải ghi âm (*) sinh viên nhập số dương; Sinh viên sai khi cộng thêm các giá trị của những mã số ghi âm (*) trong khi phải bấm máy trừ ra.

- Kỹ năng tính tốn chưa tốt: Bấm máy tính nhầm; Cộng sai các mã tổng hợp từ các mã số chi tiết.

- Thiếu tính chuyên cần

- Xác định mã số của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính sai

Lựa chọn nguyên nhân:

Trong các nguyên nhân trên, qua quan sát, GV nhận thấy nguyên nhân dẫn đến nhiều sai sót trên báo cáo tài chính là do sai sót trong q trình tính

PL-NCKHUD-N.T.HANH

tốn thủ cơng bằng máy tính tay, nhìn nhầm số liệu, ghi sai mã số,tính xót mã số trên bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Để giúp SV có kết quả chính xác hơn, GV hướng dẫn SV kết hợp việc lập trên giấy và trên excel. Từ cơ sở kết quả được lập trên excel, SV tiến hành tự kiểm tra đối chiếu, sửa chữa lỗi sai, khắc phục các hạn chế gặp phải khi lập trên giấy nhằm nâng cao kết quả học tập của học phần Báo cáo tài chính.

Vấn đề nghiên cứu:

Phương pháp sinh viên tự kiểm tra đánh giá kết quả lập báo cáo tài chính trên giấy thơng qua việc kết hợp lập báo cáo tài chính trên excel có nâng cao kết quả học tập học phần Báo cáo tài chính của SV hay khơng?

Giả thuyết nghiên cứu:

SV tự kiểm tra, đánh giá kết quả lập báo cáo tài chính trên giấy thơng qua việc kết hợp lập báo cáo tài chính trên excel sẽ làm kết quả học tập của sinh viên trong học phần Báo cáo tài chính cao hơn.

2.3. Khái niệm phương pháp tự kiểm tra, đánh giá

Tự kiểm tra, đánh giá trong học tập là một hình thức đánh giá mà SV tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu trong quá trình học. SV sẽ học cách đánh giá các nỗ lực và tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điểm cần thay đổi để hoàn thiện bản thân. Những thay đổi có thể là cách nhìn tổng quan mới về nội dung, yêu cầu giải thích thêm, thực hành các kĩ năng mới để đạt đến mức độ thuần thục. SV cần tham gia vào q trình quyết định những tiêu chí có lợi cho việc học. Tự đánh giá cao hơn mức độ nhìn lại q trình Lợi ích của việc tự kiểm tra, đánh giá: SV có thể nhìn lại bằng chứng của quá trình học tập, giúp SV hình tượng hóa q trình học của bản thân và của người khác. SV có thể nhìn lại q trình qua các tiêu chí đánh giá, nhìn lại phần việc đã thực hiện, quyết định xem mức độ hồn thành của mình đã đáp ứng yêu cầu chưa. SV trở nên ý thức hơn về quá trình học của bản thân. Kết quả là kiến thức sẽ được tổ chức có hệ thống hơn và dễ tiếp cận hơn. SV có ý thức rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu và học cách để tiến bộ trong giai đoạn sau. Tự đánh giá đòi

PL-NCKHUD-N.T.HANH

hỏi mức độ trách nhiệm và sáng kiến cao hơn đối với SV, làm tăng mức độ tham giá của các em. SV có thể thấy được các tiêu chí có thể khác biệt tùy theo mục tiêu và bối cảnh.

2.4. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng hiện nay là xu thế chung của nghiên cứu khoa học giáo dục ở thế kỷ XXI đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nó khơng chỉ là hoạt động dành cho những nhà nghiên cứu mà đã trở thành một hoạt động thường xuyên của các GV và cán bộ quản lý giáo dục. NCKHSPUD có ý nghĩa quan trọng giúp GV xem xét các hoạt động trong lớp học/ trường học, phân tích tìm hiểu thực tế và tìm các biện pháp tác động nhằm thay đổi hiện trạng, nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời phát triên năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tự hoàn thiện mình.

Một số cơng trình NCKHSPUD tiêu biểu đã được đưa vào phần phụ lục một số đề tài minh họa trong tài liệu “NCKHSPUD” của Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

Đề tài “Nâng cao kết quả học tập các bài học về khơng khí thuộc chủ đề Vật chất và năng lượng thơng qua việc sử dụng một số tệp có định dạng Flash và Video Clip trong dạy học (học sinh lớp 4 trường tiểu học Sông Đà)” của nhóm tác giả Đinh Thị Thảo, Nguyễn Thị Thìn, Bùi Văn Ngụi đã chỉ ra rằng việc sử dụng một số tệp có định dạng Flash và Video Clip là nguồn cung cấp thông tin hữu ích giúp học sinh hiểu bài tốt hơn thay vì chỉ sử dụng các hình ảnh trong sách giáo khoa. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 4 trường tiểu học Sông Đà, lớp 4A1 là lớp thực nghiệm và lớp 4A2 là lớp đối chứng. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Cụ thể lớp thực nghiệm có kết quả học tập là 8,29 cao hơn so với lớp đối chứng với 7,21 điểm. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc sử dụng các

PL-NCKHUD-N.T.HANH

tệp có định dạng Flash và Video Clip trong dạy học làm nâng cao kết quả học tập các bài học về khơng khí thuộc chủ đề “Vật chất và năng lượng” cho học sinh lớp 4 trường tiểu học Sông Đà.

Phan Bích Ngọc (2009), Tổ chức tốt việc tự học cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học theo hình thức tín chỉ hiện nay, tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả chỉ ra rằng việc

tự học là một nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Sinh viên tự hoàn thiện và làm phong phú thêm vốn tri thức bằng sự nỗ lực tự học, tự nghiên cứu. sinh viên tự sắp xếp trình tự, thời gian để nghiên cứu nắm tài liệu cơ sở và các tài liệu tham khảo mở rộng. GV đóng vai trị là người hướng dẫn học tập. Kết quả học tập dồn hết vào kì thi hết học phần, hết môn. Kết quả này phụ thuộc vào bản thân sinh viên là chủ yếu. Công tác tự học của sinh viên ngày càng tăng lên, ngày càng đòi hỏi nhiều cố gắng nỗ lực, việc tự học giúp trang bị cho sinh viên kiến thức mới nhất, khoa học nhất và thu được nhiều kinh nghiệm cho thực tiễn hoạt động và đạt kết quả như mong muốn.

Nguyễn Thị Hồng Nam và Trịnh Quốc Lập (2008), Người học đánh giá

và tự đánh giá lẫn nhau- một cách làm mới trong việc đánh giá kết quả học tập, tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ. Nhóm tác giả chỉ ra rằng với việc sinh viên tự kiểm tra, đánh giá giúp sinh viên hiểu bài tốt hơn. GV không chỉ đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức của SV mà cịn đánh giá được khả năng phân tích, nhận xét, phê phán của bản thân SV.

Trịnh Quốc Lập (2008), Phát triển năng lực tự học trong hoàn cảnh Việt Nam, tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. Tác giả cho rằng năng lực tự

học không chỉ là một phẩm chất dành cho người học phương Tây, và về bản chất mà nói, sinh viên châu Á không phải là khơng có năng lực tự học. Bài viết đã chứng minh rằng trong hoàn cảnh Việt Nam năng lực tự học có thể được phát triển thơng qua việc ứng dụng học tập tự điều chỉnh.

PL-NCKHUD-N.T.HANH

Theo nghiên cứu tài liệu của tác giả, các cơng trình NCKHSPUD nói riêng ở Việt Nam đã được thực hiện rất nhiều. Tuy nhiên chưa có cơng trình NCKHSPUD nào về đề tài người học tự kiểm tra, đánh giá kết quả học của mình. Chính vì vậy, Tôi đã chọn việc ứng dụng phương pháp sinh viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả lập báo cáo tài chính bằng việc kết hợp chương trình excel

trong dạy học ở bậc học cao đẳng làm đề tài NCKHSPUD cho mình.

3. Phương pháp

3.1. Khách thể nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên đối tượng SV 2 lớp học phần Báo cáo tài chính là lớp CNC11013003 với 53 SV. Tuy nhiên, để tương đồng về sĩ số với lớp đối chứng, tác giả chỉ chọn ra 45 SV để nghiên cứu; 8 SV cịn lại tự nguyện khơng tham gia vào việc nghiên cứu do nhà xa hoặc đi làm thêm không tiện tham gia vào việc làm nhóm.Và lớp CNC11013005 với 45 SV (phụ lục 02)

SV hai lớp này là SV năm thứ ba của Khoa Tài chính- Kế tốn có trình độ tương đương nhau (Phụ lục 03). Cụ thể như sau:

Bảng 1: Điểm trung bình kết quả học tập học phần KTTC1 và KTTC2 của lớp thực nghiệm (CNC11013003) và lớp đối chứng (CNC11013005)

LỚP CNC11013003 LỚP CNC11013005

Tổng số KTTC1 KTTC2 Tổng số KTTC1 KTTC2

45 6.5 6.9 45 6.4 6.8

Nguồn: Tính tốn tổng hợp

3.2. Thiết kế nghiên cứu

Chọn 2 lớp có trình độ tương đương để xác định tác động của việc sinh viên tự kiểm tra, đánh giá có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập.

- Lớp CNC11013003 (lớp thực nghiệm): Sinh viên thuộc nhóm nghiên cứu

tiến hành lập báo cáo tài chính trên giấy (cá nhân), đồng thời kết hợp lập báo cáo tài chính trên excel (làm nhóm). Sau đó, sinh viên lấy kết quả BCTC trên excel làm cơ sở để đối chiếu, kiểm tra, và tiến hành chỉnh sửa,

PL-NCKHUD-N.T.HANH

đánh giá lại kết quả việc lập báo cáo tài chính trên giấy. Còn lại 8 SV khơng thuộc nhóm nghiên cứu tiến hành lập báo cáo tài chính trên giấy (cá nhân), khơng làm trên excel.

- Lớp CNC11013005 (lớp đối chứng): Sinh viên tiến hành lập báo cáo tài chính trên giấy, khơng lập báo cáo tài chính trên excel.

Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu

Lớp Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Đối chứng (CNC11013005) O1

Sinh viên chỉ đơn thuần lập báo cáo tài chính trên giấy, khơng kết hợp làm trên excel

O3

Thực nghiệm

(CNC11013003) O2

Sinh viên lập báo cáo tài chính trên giấy, đồng thời lập báo cáo tài chính trên excel. Sau đó, sinh viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả báo cáo tài chính được lập trên giấy

O4

- Phân chia nhóm:

+ Lớp thực nghiệm: Chọn 45 SV nghiên cứu được chia làm 11 nhóm, trong đó mỗi nhóm có 4 SV và 1 nhóm có 5 SV. Cịn lại 8 SV khơng tham gia nghiên cứu khơng chia nhóm

+ Lớp đối chứng: 45 SV được chia làm 11 nhóm, trong đó mỗi nhóm 4 SV và 1 nhóm có 5 SV.

- Chuẩn bị máy tính: Các nhóm tham gia nghiên cứu chuẩn bị mỗi nhóm ít

1 máy vi tính.

PL-NCKHUD-N.T.HANH

+ Lớp thực nghiệm: Từng SV thuộc nhóm nghiên cứu tiến hành lập báo cáo tài chính trên giấy theo các biểu mẫu đã được chuẩn bị trước. Sau đó các nhóm tiến hành lập báo cáo tài chính trên chương trình excel . Căn cứ vào kết quả Báo cáo tài chính làm trên excel của nhóm , từng SV tiến hành tự kiểm tra, đối chiếu, chỉnh sửa lại những lỗi sai và tự rút ra bài học kinh nghiệm, khắc phục các lỗi sai khi lập báo cáo tài chính trên giấy. + Lớp đối chứng: Sinh viên tiến hành lập báo cáo tài chính trên giấy theo biểu mẫu được chuẩn bị trước, không kết hợp lập báo cáo tài chính trên excel. Kết quả phụ thuộc vào việc tính tốn thủ công.

- Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập

3.3. Tiến hành

Thời gian tiến hành thực nghiệm theo tiến trình của lịch giảng dạy để đảm bảo tính khách quan. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, GV tiến hành hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên excel cho

Một phần của tài liệu Nâng cao kết quả học tập thông qua việc Sinh viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả lập báo cáo tài chính bằng Excel trong (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)