Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 89)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN GIÁ

3.1 Nhóm giải pháp chung

3.1.1Mơi trường pháp lý

Hồn thiện về cơ chế chính sách nhằm chống chuyển giá

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có dấu hiệu chuyển giá như khai báo lỗ liên tục nhiều năm liền, lỗ âm vốn nhưng vẫn mở rộng sản xuất... nhưng cơ quan thuế chưa đủ trình độ để điều tra xử lý về tội chống chuyển giá. Do vậy, trước mắt, nhà nước cần bổ sung các chính sách để kịp thời giảm bớt thiệt hại về thuế cho nhà nước và ngăn ngừa hành vi chuyển giá. Cụ thể:

Thứ nhất, kiên quyết giải thể những doanh nghiệp khai báo lỗ mà tổng số lỗ

bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp đã đăng ký. Bởi theo Luật doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân phải có đủ 4 điều kiện, trong đó có điều kiện về vốn. Khi doanh nghiệp lỗ khơng cịn vốn thì có nghĩa là không đủ điều kiện của một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, nên khơng được hồn thuế, đồng thời cần phải giải thể ngay, nhằm tránh rủi ro về mặt kinh tế cho các doanh nghiệp khác.

Thứ hai, khơng cho hồn thuế GTGT đối với doanh nghiệp khai báo lỗ liên tục

nhiều năm liền. Nhà nước Việt Nam chỉ ưu đãi cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính, có năng lực phát triển kinh tế chứ khơng ưu đãi những doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ liên tục mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế.

Thứ ba, bổ sung quy định buộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải

kê khai giá cả mua bán với các doanh nghiệp liên kết trong báo cáo thuế để cơ quan thuế dễ dàng quản lý, kiểm tra. Đồng thời, cơ quan thuế phải xây dựng cơ sở dữ liệu bằng công nghệ tin học để dễ theo dõi, phân tích dữ liệu về hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, khơng thể khốn trắng cho doanh nghiệp tự khai, tự nộp thuế mà không xây dựng được cơ chế quản lý chặt chẽ như hiện nay.

Thứ tư, xây dựng cơ chế buộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phải sử

dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước. Chỉ trường hợp nào nguyên liệu đó trong nước khơng có hoặc khơng sản xuất được thì mới cho doanh nghiệp nhập khẩu. Do có quá nhiều doanh nghiệp khai báo lỗ, không phải nộp thuế TNDN cho nhà nước, lại không sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước mà nhập khẩu, có thể là do nguyên nhân liên kết giá để khai báo lỗ.

Thứ năm, hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá như bổ sung điều luật chống chuyển giá vào Luật Quản lý thuế, dần dần ban hành thành Luật Chống chuyển giá; hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan với cơ quan thuế trong hoạt động chống chuyển giá, đặc biệt các cơ quan hải quan, cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngồi.

3.1.2 Mơi trường hoạt động

Để nâng cao hiệu quả pháp luật kiểm soát chuyển giá cần phải có một số các giải pháp hỗ trợ sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu của người nộp thuế; nâng cấp

hệ thống thông tin của ngành thuế bằng cách đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính phủ điện tử, bảo đảm sự kết nối và trao đổi thông tin tự động giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác như Công an, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hải quan...

Hai là, nghiên cứu trao quyền điều tra cho cơ quan thuế. Thậm chí, thành lập

bộ phận tình báo thuế ở cấp Tổng Cục thuế có chun mơn, nghiệp vụ chuyên thu thập, phân tích thơng tin phục vụ quản lý thuế ở trong nước và quốc tế.

Ba là, cần bổ sung chế tài xử lý hình sự đối với doanh nghiệp bị phát hiện có

hành vi giao dịch chuyển giá, đồng thời nâng mức phạt vi phạm hành chính thật nặng để đủ sức răn đe các doanh nghiệp vi phạm. Như đối với Singapore hành vi chuyển giá có thể bị phạt tù lên đến 3 năm.

Bốn là, bổ sung quy định pháp luật cho phép cơ quan thuế được áp thuế trên

doanh thu đối với doanh nghiệp khai báo lỗ. Bởi vì, doanh nghiệp xuất khẩu đã được hưởng ưu đãi thuế suất thuế GTGT 0%, vì vậy, nếu doanh nghiệp có doanh thu cao mà khai báo lỗ thì phải nộp thuế trên doanh thu 1% - 2% doanh thu. Số thuế này coi như doanh nghiệp phải trả cho các hoạt động sử dụng hạ tầng cơ sở như đường giao thông, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.

Năm là, cần có quy định riêng thời gian thanh tra phù hợp với hoạt động chuyển

giá; tổ chức bộ máy chuyên sâu phục vụ công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá.

Sáu là, pháp luật kiểm soát chuyển giá phải giới hạn giá trị các giao dịch liên kết

cần phải kê khai đồng thời giới hạn lại phạm vi khái niệm các bên liên kết nhằm giảm áp lực kiểm tra của cơ quan thuế và áp lực thực hiện của người nộp thuế.

Bảy là, đối với Luật Thuế TNDN cần xem xét sửa đổi mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam không quá chênh lệch với thuế suất của các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm ngăn chặn hành vi chuyển giá.

Tám là, ban hành quy định về một số dấu hiệu nhận biết hoạt động chuyển giá. Trong thực tế, nhận định một doanh nghiệp nhất là một doanh nghiệp FDI có hoạt động chuyển giá hay khơng. Đơi khi chúng ta hay có nhận định một doanh nghiệp lỗ là gắn liền với hoạt động chuyển giá một cách chủ quan. Sẽ rất phiến diện nếu chúng ta nhận định mọi hiện tượng lỗ của doanh nghiệp đều là lỗ giả và gắn chúng với hiện tượng chuyển giá. Điều đó, sẽ gây ra tác dụng ngược làm giảm khả năng thu hút vốn FDI của Việt Nam. Để cơng chức thuế có cái nhìn đúng đắn, tồn diện đối với các giao dịch liên kết của các doanh nghiệp FDI. Cơ quan nhà nước cần ban hành quy định nêu rõ các điều kiện, dấu hiệu để có thể nhận diện chính xác hơn một doanh nghiệp FDI có thực hiện hành động chuyển giá trong đơn vị mình:

- Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi từ việc vay vốn, sử dụng vốn được cung cấp từ doanh nghiệp khác ở nước ngoài.

- Doanh nghiệp có khoản lỗ lớn, liên tục từ 3 năm trở lên (không xét đến trường hợp doanh nghiệp mới thành lập hoặc lỗ theo kế hoạch kinh doanh ban đầu).

- Thực hiện phần lớn các hoạt động mua chịu, bán chịu, cấn trừ công nợ phải thu, phải trả với một vài nhà cung cấp, khách hàng là dấu hiệu cơ bản nhận diện hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp. Vì các nhà cung cấp, khách hàng lớn này có khả năng chi phối giá cả của doanh nghiệp.

- Có sự khác biệt lớn tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp so với tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành, hoặc với các doanh nghiệp có cùng ngành nghề hoạt động kinh doanh. - Doanh nghiệp chỉ có một khách hàng duy nhất là công ty mẹ hoặc các công ty liên kết

- Cơng ty mẹ ở nước ngồi hoặc chính doanh nghiệp đang bị khởi kiện do hành vi bán phá giá tại các tòa án trên thế giới...

- Tài sản, nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm đều do công ty mẹ hoặc công ty nằm ở nước ngồi chỉ định.

- Khơng kê khai về các giao dịch liên kết theo phụ lục GCN-01/QLT của Luật Quản lý thuế ban hành, đồng thời khơng giải thích rõ ràng phương pháp định giá chuyển giao trong tờ khai thuế.

Để đảm bảo tính khách quan, sau khi đã thu thập đầy đủ các giấy tờ, tài liệu, thông tin, dấu hiệu của doanh nghiệp về hành vi chuyển giá. Trước khi ra quyết định xử lý doanh nghiệp có hành vi giao dịch liên kết bất bình thường, khơng tuân theo nguyên tắc giá thị trường, cơ quan thuế cần bàn bạc, tư vấn, chọn giá trị phù hợp để áp dụng biện pháp điều chỉnh giá trị chuyển nhượng, tìm hiểu về các mối liên hệ mua bán của doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể để xác định đúng hành vi chuyển giá, góp phần đẩy lùi doanh nghiệp đang có ý định thực hiện hành vi chuyển giá và răn đe doanh nghiệp bị xử lý.

Chín là, ban hành các quy trình thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá trong nội bộ

cơ quan thuế. Hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngồi có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Khi thanh tra, kiểm tra về định giá chuyển giao thì khơng thể giải quyết trọn vẹn bằng phương pháp này hay phương pháp khác. Do đó, cần phải vận dụng một cách linh hoạt, hài hòa các phương pháp trong quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra cần phải được cân nhắc thận trọng và công chức thuế cần phải có thái độ nhã nhặn, đúng mực khi tiếp xúc với doanh nghiệp.

Bước 1: cơ quan thuế gửi thông báo cho doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp

giải trình, cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu để chứng minh giá chuyển nhượng của doanh nghiệp là hợp lý.

Bước 2: cơ quan thuế thu thập, đối chiếu các bằng chứng của mình về các dấu hiệu doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá với các hồ sơ, tài liệu, bằng chứng doanh nghiệp giải trình về hoạt động của mình.

Bước 3: nếu doanh nghiệp cung cấp, giải trình được số liệu trên báo cáo tài chính, giá chuyển nhượng của mình thực hiện là đúng pháp luật và hợp lý thì cơ quan thuế sẽ chấp nhận giải trình của doanh nghiệp và đóng hồ sơ. Nếu doanh nghiệp không cung cấp, khơng giải trình được số liệu về giá chuyển nhượng của mình tuân theo nguyên tắc giá thị trường thì cơ quan thuế sẽ ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế với nội dung thanh tra, kiểm tra về tính hợp pháp, hợp lý trong giá trị chuyển nhượng với bên liên kết.

Bước 4: cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp để thu thập

các chứng từ, tài liệu liên quan đến giá chuyển nhượng để đưa ra các quyết định xử lý phù hợp.

Bước 5: căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Cơ quan

thuế tiến hành điều chỉnh giá trị chuyển giao theo nguyên tắc giá thị truờng và quy định của thông tư 66/2010/TT-BTC.

Bước 6: cơ quan thuế căn cứ kết quả sau quá trình kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, đoàn thanh tra tiến hành lập dự thảo biên bản thanh tra và công bố công khai trước doanh nghiệp.

3.1.3 Mơi trường kế tốn

- Thứ nhất, doanh nghiệp cần trình bày rõ ràng thơng tin về các bên liên quan trên báo cáo tài chính tn thủ theo chuẩn mực kế tốn số 26 “Thông tin về các bên liên quan” như trình bày các giao dịch lớn có tính chất liên cơng ty, phương pháp được chọn để tính giá trị chuyển giao trong các giao dịch với bên liên kết, các mối quan hệ liến kết…. Các thông tin về các bên liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính cũng cần được khai báo trên báo cáo thuế theo phụ lục GCN-01/QLT của luật quản lý thuế.

- Thứ hai, hệ thống kế tốn phải phản ánh, trình bày một cách trung thực, khách quan

tình hình kinh doanh, tình hình tài chính. Bất kỳ công tác quản lý của cơ quan nhà nước nào, nhất là cơ quan thuế cũng phải dựa trên cơ sở thông tin kế tốn cung cấp trung thực, tin cậy cao. Thiếu thơng tin cũng như thông tin kế tốn thiếu tin cậy, chính xác trở thành một rủi ro trong cơng tác quản lý thuế và chống chuyển giá ở Việt Nam hiện nay. Muốn vậy, cần nâng cao vai trò trách nhiệm của ban giám đốc, đặc biệt là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin kế tốn một cách chính xác, tin cậy.

- Thứ ba, nghiên cứu kinh nghiệm chống chuyển giá của quốc tế, xây dựng cơ chế xác

định chính xác giá trị tài sản cố định và giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, xây dựng danh mục một số hàng hóa dịch vụ chủ yếu trên cơ sở tham khảo giá hàng hóa cùng loại tại các nước trong khu vực và trên thế giới làm cơ sở chung cho các Cục Thuế sử dụng, tham chiếu khi xác định giá hàng hóa bán ra, hỗ trợ cho các Cục Thuế trong đấu tranh chống chuyển giá.

- Thứ tư, cần tổ chức cơng tác kế tốn phù hợp với điều kiện cụ thể trong các doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với quy định của nhà nước, đồng thời phải tôn trọng

nguyên tắc, chuẩn mực kế toán Việt Nam. Bảo đảm cho kế tốn thực sự là cơng cụ quan trọng nhất trong quản lý thu thuế và chống thất thu thuế. Đảm bảo cung cấp thông tin kế tốn kịp thời, chính xác, đáng tin cậy để xác định đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và nghĩa vụ thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.

- Thứ năm, cần hoàn thiện hệ thống kế tốn tài chính cần phải được giải quyết đồng bộ trên các mặt: chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ sách kế tốn, hệ thống báo cáo tài chính. Giải quyết một cách đồng bộ như vậy vừa tạo ra hành lang pháp lý trong tổ chức thực hiện công tác kế toán, vừa xác lập được các nguyên tắc và phương pháp hành xử trong q trình thực hiện cơng tác kế tốn để kế toán thực sự là cơng cụ phục vụ lợi ích của nhiều đối tượng.

- Thứ sáu, chúng ta có thể nhận thấy nội dung kế tốn liên quan đến căn cứ tính thuế,

áp dụng cho các doanh nghiệp đều được trình bày trong các quy định của kế toán. Kế tốn là cơng cụ phục vụ cho mục tiêu quản lý và thu thuế nên nội dung và phương pháp hạch toán của kế toán phụ thuộc vào nội dung của Luật thuế. Doanh nghiệp cần tổ chức thực hiện kế toán phải tuân thủ các quy định của nhà nước về chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán, báo cáo kế tốn cũng như trình tự và phương pháp tính tốn, ghi chép. - Thứ bảy, hoàn thiện các luật thuế để đáp ứng tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng

như yêu cầu của hội nhập là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài. Tất nhiên một khi có những thay đổi về các luật thuế thì nội dung và phương pháp hạch toán của kế tốn tài chính sẽ có những thay đổi tương ứng để phục vụ cho mục tiêu quản lý và thu thuế của cơ quan thuế. Nhưng những thay đổi này phải là những thay đổi về mặt kỹ thuật nghiệp vụ để phục vụ cho việc thiết lập căn cứ tính thuế, đảm bảo cho việc tính thuế được nhanh chóng, đúng đắn, phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Cần tránh những thay đổi của luật thuế dẫn đến sự vi phạm các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán. Bởi sự vi phạm này tất yếu sẽ dẫn đến

những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn của doanh nghiệp.

3.2 Nhóm giải pháp cụ thể

Xây dựng quy trình thỏa thuận xác định giá trước (APA) trên cơ sở thỏa thuận đa phương hoặc song phương

Thỏa thuận xác định giá trước về cơ bản là một hợp đồng thỏa thuận, song phương hoặc đa phương. Theo đó, cơng ty thỏa thuận trước với cơ quan thuế phương pháp xác định giá thị trường cho các giao dịch liên kết dựa trên các giả định được xác định trước và những chi tiết khác liên quan đến phương pháp tính tốn đó được cho là phù hợp nhất để áp dụng cho một doanh nghiệp. Thỏa thuận xác định giá trước là sự xác nhận của Cục trưởng Cục thuế địa phương về phương pháp tính giá thị trường và

Một phần của tài liệu Kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w