Vai trò và ý nghĩa của chuyển giá

Một phần của tài liệu Kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 30)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN GIÁ

1.4 Vai trò và ý nghĩa của chuyển giá

Động cơ của việc chuyển giá, khơng gì khác chính là lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh xét trên phương diện tổng thể. Vì mục tiêu của chuyển giá là nhằm tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của một tập đồn, cơng ty đa quốc gia hay nhóm cơng ty có mối liên hệ liên kết trên cơ sở giảm thiểu nghĩa vụ thuế. Biểu hiện của nó được biểu hiện cụ thể ở từng góc độ khác nhau.

Dưới góc độ kinh doanh: Xác định giá chuyển nhượng là một công cụ quản trị

của một công ty đa quốc gia. Các nhà quản trị của một cơng ty đa quốc gia có thể sử dụng giá trị chuyển nhượng của các giao dịch nội bộ làm công cụ đánh giá hiệu quả

kinh doanh của từng đơn vị bộ phận trong công ty. Các nhà quản lý các đơn vị bộ phận trong cơng ty được đặt trong tình trạng phải đưa ra các quyết định hợp lý nhất về việc mua hay bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong nội bộ hay từ bên ngồi để tối đa hóa lợi nhuận của bộ phận mình. Kết quả là hiệu quả kinh doanh đạt được của từng bộ phận sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của tồn cơng ty tăng lên.

Dưới góc độ thuế: Đối với người nộp thuế và cơ quan thuế thì giá chuyển nhượng có ý nghĩa quan trọng bởi vì giá chuyển nhượng quyết định phần lớn thu nhập và chi phí dẫn đến kết quả là giảm thu nhập chịu thuế của một số doanh nghiệp liên kết. Sự khác biệt trong chính sách thuế giữa các quốc gia là cơ sở để các nhóm liên kết hoạch định về giá làm sao để tối đa hóa lợi nhuận trong các cơng ty đa quốc gia và tối thiểu hóa thuế TNDN bằng cách chuyển lợi nhuận sang các nước có thuế suất thấp, thuế suất bằng không, hoặc trong phạm vi một quốc gia thì chuyển lợi nhuận từ các bên khơng được ưu đãi sang bên được ưu đãi.

Ngoài ra, hành vi chuyển giá còn còn mang một số ý nghĩa như sau:

- Vơ hiệu hóa các quy định kiểm soát ngoại hối. Nếu một quốc gia có những quy định hạn chế việc chuyển lợi nhuận từ một công ty con về công ty mẹ ở nước ngồi thì có thể vượt quá rào cản này bằng cách công ty mẹ định giá cao các khoản thanh toán thương mại như tiền bản quyền, lãi cho vay, chi phí quản lý...

- Tránh yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa của nước nhận đầu tư, thông qua việc định giá thấp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu làm giảm tỷ lệ vật tư nguyên liệu nhập khẩu, tăng tỷ lệ nội địa hóa.

- Khi có sự thay đổi theo hướng bất lợi về mặt chính trị, pháp lý tại nước đầu tư, nhà đầu tư sử dụng công cụ chuyển giá để chuyển lợi ích của mình từ nơi kém an tồn về nơi an toàn.

- Áp lực cạnh tranh, thâm nhập thị trường: thông qua việc định giá chuyển nhượng các cơng ty đa quốc gia có thể xác định mức giá lý tưởng nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

- Đối phó với yêu cầu tăng lương của người lao động thơng qua việc cố tình che giấu lợi nhuận thực của công ty.

- Chuyển giá có tác động đối với quốc gia nhận đầu tư như sau: i) Vốn nước ngồi có thể bị chuyển dần ra khỏi nước tiếp nhận đầu tư.

ii) Tạo ra một sự độc quyền bán hạ giá sản phẩm đầu ra, đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh trong nước vào thế bất lợi.

iii) Sự thua lỗ của các liên doanh, của các công ty con làm giảm sự tham gia của các đối tác trong nước dẫn đến tình trạng mất vốn, cơng ty mẹ thơn tính hoàn toàn. Bằng cách đặt ra những giá giao dịch khác nhau khiến cho các liên doanh thua lỗ, họ buộc các đối tác tham gia cùng tăng thêm vốn để bù lỗ, nếu không các đối tác liên doanh sẽ bị loại ra bằng cách phải bán lại phần vốn liên doanh với giá rẻ. Có thể thấy điều đó qua nhiều tập đồn đa quốc gia liên kết đầu tư với Việt Nam. Sau khi thành lập và đi vào hoạt động phần lớn họ tăng các chi phí quảng cáo, khuyến mại, xây dựng thương hiệu khiến doanh nghiệp thua lỗ, buộc các bên đối tác phải tăng vốn mà Việt Nam vốn ít, khơng thể tiếp tục đầu tư buộc phải bán lại phần vốn góp của mình. Cuối cùng, doanh nghiệp nước ngoài thao túng, lợi dụng vốn đầu tư của phía Việt Nam (trước đó), đến khi chúng ta “bng tay” thì hiệu quả quảng cáo, đầu tư mới phát huy tác dụng, mang lại lợi nhuận.

Trong dài hạn, chuyển giá sẽ làm thay đổi đầu tư trong nền kinh tế quốc dân, làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế, tăng sự phụ thuộc của nước tiếp nhận đầu tư vào các công ty đa quốc gia và ảnh hưởng tiêu cực đến các điều khoản thương mại và cán cân thanh toán quốc gia. So với phá giá thì khả năng thơn tính thị trường của chuyển giá được bộc lộ âm thầm nhưng lại có sức cơng phá mạnh mẽ hơn (vì những thực thể tiến hành là những chủ thể có mối quan hệ liên kết).

- Chuyển giá có thể tác động đến các cơng ty đa quốc gia cả tích cực lẫn tiêu cực.

Tác động tích cực: Chính chính sách ưu đãi đầu tư (như thuế suất, lĩnh vực đầu tư...) đã tạo điều kiện cho các công ty đa quốc gia dễ dàng giảm thiểu trách nhiệm ở các quốc gia mà các công ty đa quốc gia này đầu tư. Thông qua hoạt động chuyển giá, các công ty đa quốc gia sẽ bảo đảm nguồn vốn đầu tư, nhanh chóng có được nguồn tài chính cho các cơ hội đầu tư khác. Ngoài ra, chuyển giá cịn giúp cho các cơng ty đa quốc gia chiếm lĩnh thị trường nước đầu tư vì họ thu được lợi nhuận cao nên có thể giảm giá bán để cạnh tranh.

Tác động tiêu cực: Nếu bị các quốc gia phát hiện và thực hiện các chế tài thì các cơng ty đa quốc gia phải chịu một khoản phạt rất lớn, bị rút giấy phép kinh doanh tại quốc gia đó. Nhưng vấn đề lớn hơn là sau khi bị xử lý, công ty đa quốc gia sẽ mang “lý lịch xấu”, sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trên thương trường quốc tế. Khi đó, họ sẽ bị chú ý nhiều mặt và bị theo dõi chặt chẽ hơn của các cơ quan thuế ở những quốc gia mà cơng ty đa quốc gia đi đầu tư sau đó.

i) Chuyển giá có thể tác động làm giảm nghĩa vụ thuế. Thu nhập sẽ được chuyển từ doanh nghiệp liên kết không được hưởng ưu đãi hoặc ưu đãi với tỷ lệ thấp hơn sang doanh nghiệp liên kết có lợi thế hơn. Với khả năng định giá giao dịch cho nên các bên liên kết có thể thiết lập giá giao dịch đầu ra, đầu vào. Trong một số trường hợp cụ thể họ có thể tăng giá giao dịch đầu vào nhằm tăng chi phí và giảm giá bán đầu ra để giảm thu nhập và doanh thu tính thuế. Nghĩa vụ thuế vì vậy được giảm xuống.

Tóm lại: Chuyển giá là hành vi chuyển lợi ích qua giá của các thành viên liên kết

có khả năng tác động làm giảm nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước nhưng lại làm tăng lợi ích trong tổng thể, từ đó tác động tiêu cực đến nền kinh tế và làm bất thường các quan hệ kinh tế lành mạnh. Chính những hành vi bất thường này địi hỏi các Nhà nước cần phải áp dụng biện pháp kiểm soát tốt thông tin giao dịch nội bộ tập đồn trong thực tiễn cơng tác kế tốn để cho các đối tượng có liên quan có thể có đầy đủ những thông tin về các giao dịch nội bộ để đưa ra các quyết định và cơ quan quản lý Nhà nước có được

những thơng tin giao dịch nội bộ đầy đủ và chính xác để thực hiện tốt cơng tác quản lý của mình.

1.5 Mối quan hệ giữa chuyển giá và hệ thống thông tin kế tốn

Kế tốn là một cơng cụ cung cấp thơng tin cho cơng tác quản lý thuế nói chung và kiểm sốt các giao dịch liên kết chống chuyển giá nói riêng. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kế toán như chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo, phương pháp hạch tốn và các ước tính kế tốn ... giúp trình bày, tính tốn, xác định đúng và đủ các giao dịch phát sinh trong niên độ báo cáo. Khi các yếu tố cấu thành nên hệ thống kế toán thay đổi do sự thay đổi của chế độ kế toán hoặc do sự thay đổi trong chính sách tài chính, chính sách hoạt động của bản thân đơn vị kinh doanh thì sẽ ảnh hưởng đến số thuế mà đơn vị phải nộp. Đồng thời, khi hướng dẫn về giao dịch liên kết ra đời theo yêu cầu của tình hình thực tế và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, sẽ làm thay đổi các yếu tố cấu thành nên hệ thống kế toán doanh nghiệp như thay đổi về biểu mẫu, các phương pháp tính thuế, kê khai ... Do vậy, hệ thống kế tốn và pháp luật thuế nói chung và hướng dẫn giao dịch liên kết nói riêng có mối quan hệ qua lại với nhau, cùng chi phối đến hoạt động của đơn vị kinh doanh.

Kế tốn là cơng cụ của thuế.

Kế tốn là cơng cụ để xác định đúng số thuế phải nộp và trình bày các giao dịch nói chung và các giao dịch liên kết và tính tốn giá chuyển giao trong giao dịch liên kết theo nguyên tắc giá thị trường, cung cấp thông tin cho việc quản lý thuế của Nhà nước và xác lập các căn cứ pháp lý thể hiện mức độ chấp hành pháp luật của các tổ chức, cơ sở, cá nhân sản xuất kinh doanh, thể hiện qua chứng từ kế toán, tài khoản, sổ sách, báo cáo, phương pháp hạch tốn và các ước tính kế tốn.

Chứng từ kế toán là những giấy tờ phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hồn thành trong đơn vị, làm căn cứ ghi chép vào sổ sách kế tốn. Chứng từ kế tốn gồm có chứng từ gốc và chứng từ ghi chép ban đầu. Chứng từ gốc thể hiện bản

chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ ghi chép ban đầu thể hiện thêm thông tin về nghiệp vụ và phân loại thơng tin kế tốn theo đối tượng kế toán để ghi chép vào sổ sách kế toán. Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý quan trọng giúp cho nhà quản lý trong tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh (gọi chung là đơn vị) và cơ quan nhà nước kiểm tra kế toán. Chứng từ kế toán là cơ sở chứng minh việc chấp hành pháp luật của đơn vị. Chứng từ là căn cứ xác định các hành vi gian lận, biển thủ tài sản, trốn thuế của cá nhân trong đơn vị và của bản thân đơn vị trước pháp luật. Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý giúp cho cơ quan thuế xác định phạm vi áp dụng, căn cứ tính thuế; từ đó xác định đúng, đủ số thuế phải nộp, số thuế được miễn, giảm; thuế được hoàn lại từ ngân sách nhà nước; đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của đơn vị. Phạm vi áp dụng thuế là phạm vi xác định đối tượng nộp thuế (tổ chức, cá nhân); đối tượng chịu thuế và đối tượng khơng chịu thuế (hàng hóa, dịch vụ). Căn cứ tính thuế là giá tính thuế (hoặc thu nhập chịu thuế) và thuế suất tương ứng, mức giá chuyển giao trong giao dịch liên kết. Cụ thể: đối với thuế thu nhập doanh nghiệp và các giao dịch liên kết thơng qua chứng từ là hóa đơn (đầu vào, đầu ra); hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa dịch vụ (mua, bán), tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu; hợp đồng lao động; bảng thanh tốn lương; bảng tính khấu hao; biên lai thu phí và lệ phí; biên bản kiểm kê tài sản, hàng tồn kho và các chứng từ khác theo luật định để xác định được chi phí hợp lý và doanh thu, thu nhập chịu thuế.

Sổ sách kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế tốn. Sổ kế toán gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết, được mở và ghi chép dựa trên hệ thống tài khoản kế toán. Sổ kế toán tương ứng tài khoản phản ánh các loại thuế ghi chép và tổng hợp từng loại thuế phát sinh trong đơn vị theo kỳ kế tốn và kỳ tính thuế. Các sổ này cung cấp thông tin cụ thể cho việc lập và kiểm tra báo cáo thuế, báo cáo tài chính thể hiện.

Báo cáo kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình hoạt động, kinh tế, tài chính của đơn vị theo yêu cầu của nhà quản lý đơn vị, của đơn vị cấp trên và

theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Báo cáo kế tốn gồm có: Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thuế, báo cáo tình hình thực hiện dự án, báo cáo thống kê ... Để cơ quan thuế có thể quản lý, đánh giá được tình hình hoạt động, tài chính và đánh giá việc chấp hành pháp luật của các đơn vị nộp thuế (cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh), Nhà nước quy định các đơn vị nộp thuế có nghĩa vụ cung cấp cho cơ quan thuế các báo cáo thuế định kỳ theo quy định của Luật thuế và các báo cáo tài chính theo quy định của Luật kế tốn.

Đơn vị có nghĩa vụ cung cấp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế định kỳ hàng năm. Báo cáo tài chính được lập và gửi cho các cơ quan nhà nước theo quy định. Báo cáo tài chính gồm có: Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Với những thơng tin được cung cấp trên báo cáo tài chính, cơ quan thuế có thể đánh giá được tình hình tài chính; kết quả hoạt động kinh doanh; các giao dịch liên kết; việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: thuế phát sinh, thuế được hoàn, thuế đã nộp; những thông tin thay đổi của đơn vị trong niên độ; các thông tin về giao dịch liên kết; thống kê các chỉ tiêu kinh tế tài chính vào hồ sơ quản lý thuế nhằm theo dõi, quản lý và đánh giá.

Nhà nước quản lý các doanh nghiệp thông qua công cụ luật pháp. Thông qua công cụ kế toán, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý cho Nhà nước. Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển chung. Chính vì vậy, Luật thuế tác động trực tiếp đến hệ thống kế tốn của doanh nghiệp, góp phần tạo nên các nội dung, biểu mẫu, nguyên tắc, phương pháp của việc ghi chép, chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo kế tốn, ước tính, trình bày trên báo cáo tài chính. Do vậy, khi Luật thuế có sự thay đổi thì sẽ kéo theo sự thay đổi của hệ thống kế toán doanh nghiệp.

Thời gian qua, chính sách đối với hoạt động chuyển giá ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Học tập kinh nghiệm một số nước trong việc xây dựng các quy định pháp luật về chống chuyển giá và thực tiễn đã có 1 số chuyển biến trong cơng tác chống chuyển giá là điều cần thiết với Việt Nam

1.6.1 Philipin

Vào tháng 3 năm 2008 Philipin đã ban hành Thông tư về doanh thu (Revenue memorandum circular-RMC) số 26-08 trong đó chính thức thơng qua hướng dẫn của OECD trong việc giải quyết các vấn đề chuyển giá trong khi chờ việc ban hành quy định chi tiết về chuyển giá. Trong thực tế, cơ quan thuế Philipin cũng dựa chủ yếu theo hướng dẫn của OECD. Từ năm 2005, cơ quan thuế của Philipin bắt đầu kiểm tra về việc chuyển giá của người nộp thuế. Những quy định chuyển giá đã dần hoàn thiện và

Một phần của tài liệu Kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w