CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN GIÁ
1.3.5 Phương pháp so sánh lợi nhuận
Phương pháp này dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương.
- Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên tổng chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
S Ðại lý(bên Độc lập )
VIỆT NAM NƯỚC Y
Các bên độc Mua NVL Công ty Llập (sx ô tô) Bán ô tô S TSLN: 8%
Bán ô tô TSLN: 12%
- Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên tài sản của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ suất này chỉ sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có tài sản cố định chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư. Giá trị tài sản là giá trị trung bình cộng của số dư tài sản đầu kỳ và số dư tài sản cuối kỳ, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động trừ tài sản sử dụng cho hoạt động đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết.
Phương pháp so sánh lợi nhuận được áp dụng với một trong các điều kiện sau: - Khơng có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc
lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời.
- Có sự khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời nhưng các khác biệt này đã được loại trừ.
Như phương pháp so sánh lợi nhuận được coi là phần mở rộng của phương pháp giá bán lại (RPM) và phương pháp giá vốn cộng lãi (CP), các trường hợp sử dụng phương pháp so sánh lợi nhuận cũng tương tự các trường hợp sử dụng phương pháp giá bán lại và phương pháp giá vốn cộng lãi.
Công ty conL1 (bên liên Kết) Bán ô tô N Ðại lý (bên Độc lập ) N Công ty T (Bên độc lập) Bánô tô
1.3.6 Phương pháp tách lợi nhuận
Phương pháp tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết thực hiện để xác định lợi nhuận thích hợp cho từng doanh nghiệp liên kết đó theo cách các bên độc lập thực hiện phân chia lợi nhuận trong các giao dịch độc lập. Giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết tham gia là giao dịch mang tính chất đặc thù, duy nhất, bao gồm nhiều giao dịch liên kết có liên quan chặt chẽ với nhau về các sản phẩm độc quyền hoặc các giao dịch liên kết khép kín giữa các bên liên kết có liên quan.
Cách 1: phân bổ lợi nhuận cho từng bên liên kết trên cơ sở chi phí đóng góp. Lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp liên kết tham gia trong giao dịch được xác định trên cơ sở phân bổ tổng lợi nhuận thu được từ giao dịch liên kết tổng hợp theo tỷ lệ chi phí đóng góp thực tế trong giao dịch liên kết của doanh nghiệp đó trong tổng chi phí thực tế để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Lợi nhuận phân bổ cho DN = Tổng lợi nhuận X phần cp đóng góp của
DN Tổng cp đóng góp
Cách 2: phân chia lợi nhuận theo 2 bước như sau:
Bước 1: phân chia lợi nhuận cơ bản
Mỗi doanh nghiệp tham gia giao dịch liên kết được nhận phần lợi nhuận cơ bản tương ứng với các chức năng hoạt động của mình. Phần lợi nhuận cơ bản này phản ánh giá trị lợi nhuận của giao dịch liên kết tổng hợp mà doanh nghiệp thu được do thực hiện chức năng hoạt động của mình và chưa tính đến yếu tố đặc thù duy nhất
Bước 2: phân chia lợi nhuận phụ trội
Mỗi doanh nghiệp tham gia lợi nhuận liên kết được nhận phần lợi nhuận phụ trội tương ứng với tỷ lệ đóng góp tạo ra tổng lợi nhuận phụ trội (tổng lợi nhuận thu được trừ tổng lợi nhuận cơ bản ở bước thứ 1) của giao dịch liên kết tổng hợp. Phần lợi nhuận phụ trội này phản ánh lợi nhuận cơ bản nhờ các yếu tố đặc thù và duy nhất.
Phần lợi nhuận phụ trội của mỗi doanh nghiệp được tính bằng tổng lợi nhuận phụ trội thu được từ giao dịch liên kết tổng hợp nhân với tỷ lệ đóng góp các chi phí hoặc tài sản dưới đây của mỗi doanh nghiệp:
a) Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm;
b) Giá trị (sau khi đã trừ khấu hao) của tài sản vơ hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
c) Chi phí nghiên cứu và phát triển, giá trị của tài sản vơ hình, quyền sở hữu trí tuệ phải được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc chi phí thực tế đóng góp của mỗi bên phù hợp với nguyên tắc hạch toán kế toán đối với chi phí hoặc tài sản.
Phương pháp tách lợi nhuận thường được áp dụng trong trường hợp các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc phát triển sản phẩm là tài sản vơ hình độc quyền hoặc các giao dịch trong quy trình sản xuất, kinh doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm cuối cùng để lưu thông sản phẩm gắn liền với việc sở hữu hoặc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ duy nhất.
1.4 Vai trò và ý nghĩa của chuyển giá
Động cơ của việc chuyển giá, khơng gì khác chính là lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh xét trên phương diện tổng thể. Vì mục tiêu của chuyển giá là nhằm tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của một tập đồn, cơng ty đa quốc gia hay nhóm cơng ty có mối liên hệ liên kết trên cơ sở giảm thiểu nghĩa vụ thuế. Biểu hiện của nó được biểu hiện cụ thể ở từng góc độ khác nhau.
Dưới góc độ kinh doanh: Xác định giá chuyển nhượng là một công cụ quản trị
của một công ty đa quốc gia. Các nhà quản trị của một cơng ty đa quốc gia có thể sử dụng giá trị chuyển nhượng của các giao dịch nội bộ làm công cụ đánh giá hiệu quả
kinh doanh của từng đơn vị bộ phận trong công ty. Các nhà quản lý các đơn vị bộ phận trong cơng ty được đặt trong tình trạng phải đưa ra các quyết định hợp lý nhất về việc mua hay bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong nội bộ hay từ bên ngồi để tối đa hóa lợi nhuận của bộ phận mình. Kết quả là hiệu quả kinh doanh đạt được của từng bộ phận sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của tồn cơng ty tăng lên.
Dưới góc độ thuế: Đối với người nộp thuế và cơ quan thuế thì giá chuyển nhượng có ý nghĩa quan trọng bởi vì giá chuyển nhượng quyết định phần lớn thu nhập và chi phí dẫn đến kết quả là giảm thu nhập chịu thuế của một số doanh nghiệp liên kết. Sự khác biệt trong chính sách thuế giữa các quốc gia là cơ sở để các nhóm liên kết hoạch định về giá làm sao để tối đa hóa lợi nhuận trong các cơng ty đa quốc gia và tối thiểu hóa thuế TNDN bằng cách chuyển lợi nhuận sang các nước có thuế suất thấp, thuế suất bằng không, hoặc trong phạm vi một quốc gia thì chuyển lợi nhuận từ các bên khơng được ưu đãi sang bên được ưu đãi.
Ngoài ra, hành vi chuyển giá còn còn mang một số ý nghĩa như sau:
- Vơ hiệu hóa các quy định kiểm soát ngoại hối. Nếu một quốc gia có những quy định hạn chế việc chuyển lợi nhuận từ một công ty con về công ty mẹ ở nước ngồi thì có thể vượt quá rào cản này bằng cách công ty mẹ định giá cao các khoản thanh toán thương mại như tiền bản quyền, lãi cho vay, chi phí quản lý...
- Tránh yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa của nước nhận đầu tư, thông qua việc định giá thấp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu làm giảm tỷ lệ vật tư nguyên liệu nhập khẩu, tăng tỷ lệ nội địa hóa.
- Khi có sự thay đổi theo hướng bất lợi về mặt chính trị, pháp lý tại nước đầu tư, nhà đầu tư sử dụng công cụ chuyển giá để chuyển lợi ích của mình từ nơi kém an tồn về nơi an toàn.
- Áp lực cạnh tranh, thâm nhập thị trường: thông qua việc định giá chuyển nhượng các cơng ty đa quốc gia có thể xác định mức giá lý tưởng nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
- Đối phó với yêu cầu tăng lương của người lao động thơng qua việc cố tình che giấu lợi nhuận thực của cơng ty.
- Chuyển giá có tác động đối với quốc gia nhận đầu tư như sau: i) Vốn nước ngồi có thể bị chuyển dần ra khỏi nước tiếp nhận đầu tư.
ii) Tạo ra một sự độc quyền bán hạ giá sản phẩm đầu ra, đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh trong nước vào thế bất lợi.
iii) Sự thua lỗ của các liên doanh, của các công ty con làm giảm sự tham gia của các đối tác trong nước dẫn đến tình trạng mất vốn, cơng ty mẹ thơn tính hồn toàn. Bằng cách đặt ra những giá giao dịch khác nhau khiến cho các liên doanh thua lỗ, họ buộc các đối tác tham gia cùng tăng thêm vốn để bù lỗ, nếu không các đối tác liên doanh sẽ bị loại ra bằng cách phải bán lại phần vốn liên doanh với giá rẻ. Có thể thấy điều đó qua nhiều tập đồn đa quốc gia liên kết đầu tư với Việt Nam. Sau khi thành lập và đi vào hoạt động phần lớn họ tăng các chi phí quảng cáo, khuyến mại, xây dựng thương hiệu khiến doanh nghiệp thua lỗ, buộc các bên đối tác phải tăng vốn mà Việt Nam vốn ít, khơng thể tiếp tục đầu tư buộc phải bán lại phần vốn góp của mình. Cuối cùng, doanh nghiệp nước ngoài thao túng, lợi dụng vốn đầu tư của phía Việt Nam (trước đó), đến khi chúng ta “bng tay” thì hiệu quả quảng cáo, đầu tư mới phát huy tác dụng, mang lại lợi nhuận.
Trong dài hạn, chuyển giá sẽ làm thay đổi đầu tư trong nền kinh tế quốc dân, làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế, tăng sự phụ thuộc của nước tiếp nhận đầu tư vào các công ty đa quốc gia và ảnh hưởng tiêu cực đến các điều khoản thương mại và cán cân thanh toán quốc gia. So với phá giá thì khả năng thơn tính thị trường của chuyển giá được bộc lộ âm thầm nhưng lại có sức cơng phá mạnh mẽ hơn (vì những thực thể tiến hành là những chủ thể có mối quan hệ liên kết).
- Chuyển giá có thể tác động đến các cơng ty đa quốc gia cả tích cực lẫn tiêu cực.
Tác động tích cực: Chính chính sách ưu đãi đầu tư (như thuế suất, lĩnh vực đầu tư...) đã tạo điều kiện cho các công ty đa quốc gia dễ dàng giảm thiểu trách nhiệm ở các quốc gia mà các công ty đa quốc gia này đầu tư. Thông qua hoạt động chuyển giá, các công ty đa quốc gia sẽ bảo đảm nguồn vốn đầu tư, nhanh chóng có được nguồn tài chính cho các cơ hội đầu tư khác. Ngoài ra, chuyển giá cịn giúp cho các cơng ty đa quốc gia chiếm lĩnh thị trường nước đầu tư vì họ thu được lợi nhuận cao nên có thể giảm giá bán để cạnh tranh.
Tác động tiêu cực: Nếu bị các quốc gia phát hiện và thực hiện các chế tài thì các cơng ty đa quốc gia phải chịu một khoản phạt rất lớn, bị rút giấy phép kinh doanh tại quốc gia đó. Nhưng vấn đề lớn hơn là sau khi bị xử lý, công ty đa quốc gia sẽ mang “lý lịch xấu”, sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trên thương trường quốc tế. Khi đó, họ sẽ bị chú ý nhiều mặt và bị theo dõi chặt chẽ hơn của các cơ quan thuế ở những quốc gia mà cơng ty đa quốc gia đi đầu tư sau đó.
i) Chuyển giá có thể tác động làm giảm nghĩa vụ thuế. Thu nhập sẽ được chuyển từ doanh nghiệp liên kết không được hưởng ưu đãi hoặc ưu đãi với tỷ lệ thấp hơn sang doanh nghiệp liên kết có lợi thế hơn. Với khả năng định giá giao dịch cho nên các bên liên kết có thể thiết lập giá giao dịch đầu ra, đầu vào. Trong một số trường hợp cụ thể họ có thể tăng giá giao dịch đầu vào nhằm tăng chi phí và giảm giá bán đầu ra để giảm thu nhập và doanh thu tính thuế. Nghĩa vụ thuế vì vậy được giảm xuống.
Tóm lại: Chuyển giá là hành vi chuyển lợi ích qua giá của các thành viên liên kết
có khả năng tác động làm giảm nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước nhưng lại làm tăng lợi ích trong tổng thể, từ đó tác động tiêu cực đến nền kinh tế và làm bất thường các quan hệ kinh tế lành mạnh. Chính những hành vi bất thường này địi hỏi các Nhà nước cần phải áp dụng biện pháp kiểm soát tốt thông tin giao dịch nội bộ tập đồn trong thực tiễn cơng tác kế tốn để cho các đối tượng có liên quan có thể có đầy đủ những thông tin về các giao dịch nội bộ để đưa ra các quyết định và cơ quan quản lý Nhà nước có được
những thơng tin giao dịch nội bộ đầy đủ và chính xác để thực hiện tốt cơng tác quản lý của mình.
1.5 Mối quan hệ giữa chuyển giá và hệ thống thông tin kế tốn
Kế tốn là một cơng cụ cung cấp thông tin cho cơng tác quản lý thuế nói chung và kiểm sốt các giao dịch liên kết chống chuyển giá nói riêng. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kế toán như chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo, phương pháp hạch tốn và các ước tính kế tốn ... giúp trình bày, tính tốn, xác định đúng và đủ các giao dịch phát sinh trong niên độ báo cáo. Khi các yếu tố cấu thành nên hệ thống kế toán thay đổi do sự thay đổi của chế độ kế toán hoặc do sự thay đổi trong chính sách tài chính, chính sách hoạt động của bản thân đơn vị kinh doanh thì sẽ ảnh hưởng đến số thuế mà đơn vị phải nộp. Đồng thời, khi hướng dẫn về giao dịch liên kết ra đời theo yêu cầu của tình hình thực tế và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, sẽ làm thay đổi các yếu tố cấu thành nên hệ thống kế toán doanh nghiệp như thay đổi về biểu mẫu, các phương pháp tính thuế, kê khai ... Do vậy, hệ thống kế tốn và pháp luật thuế nói chung và hướng dẫn giao dịch liên kết nói riêng có mối quan hệ qua lại với nhau, cùng chi phối đến hoạt động của đơn vị kinh doanh.
Kế tốn là cơng cụ của thuế.
Kế tốn là cơng cụ để xác định đúng số thuế phải nộp và trình bày các giao dịch nói chung và các giao dịch liên kết và tính tốn giá chuyển giao trong giao dịch liên kết theo nguyên tắc giá thị trường, cung cấp thông tin cho việc quản lý thuế của Nhà nước và xác lập các căn cứ pháp lý thể hiện mức độ chấp hành pháp luật của các tổ chức, cơ sở, cá nhân sản xuất kinh doanh, thể hiện qua chứng từ kế toán, tài khoản, sổ sách, báo cáo, phương pháp hạch tốn và các ước tính kế tốn.
Chứng từ kế toán là những giấy tờ phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hồn thành trong đơn vị, làm căn cứ ghi chép vào sổ sách kế tốn. Chứng từ kế tốn gồm có chứng từ gốc và chứng từ ghi chép ban đầu. Chứng từ gốc thể hiện bản
chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ ghi chép ban đầu thể hiện thêm thông tin về nghiệp vụ và phân loại thơng tin kế tốn theo đối tượng kế toán để ghi chép vào sổ sách kế toán. Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý quan trọng giúp cho nhà quản lý trong tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh (gọi chung là đơn vị) và cơ quan nhà nước kiểm tra kế toán. Chứng từ kế toán là cơ sở chứng minh việc chấp hành pháp luật của đơn vị. Chứng từ là căn cứ xác định các hành vi gian lận, biển thủ tài sản, trốn thuế của