Thành phần Số
lƣợng nhấtNhỏ nhấtLớn
Trung
bình chuẩnSai số Độ lệchchuẩn
Tiềm năng phát triển 162 2.8333 5.0000 4.0123 .04057 .51632 Thông tin bất cân xứng 162 1.4000 5.0000 3.2778 .06637 .84479 Mơi trường tín dụng 162 2.2500 5.0000 3.8503 .05037 .64115 Quy trình tín dụng 162 2.0000 5.0000 3.5077 .05740 .73056 Kế tốn tài chính 162 1.0000 5.0000 3.7099 .06534 .83169 Mơi trường chính sách 162 1.5000 5.0000 3.7747 .05417 .68943 Chi phí giao dịch 162 1.0000 5.0000 3.2407 .07472 .95101 Đảm bảo tín dụng 162 3.0000 5.0000 4.2561 .04205 .53521 Khả năng tiếp cận 162 1.3333 5.0000 3.0453 .06517 .82950
Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS 16.
Thông qua kết quả thống kê mô tả thể hiện trên bảng 4.7, các doanh nghiệp đánh giá các nhân tố ảnh hưởng ở mức khá với mức điểm trung bình trên 3 điểm.
Trong đó thành phần được đánh giá cao nhất là đảm bảo tín dụng với 4.2562/5 điểm, thành phần được đánh giá thấp nhất là chi phí giao dịch với số điểm 3.2407/5 điểm. Về khả năng tiếp cận tín dụng được đánh giá ở mức điểm 3.0453/5, điều đó có thể thấy các doanh nghiệp cho rằng khả năng tiếp cận tín dụng của họ chỉ ở mức trung bình.
4.4.4.2.Phân tích tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố trong mơ hình đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ cùng với mức độ tác động theo mối quan hệ đó. Do đó tất cả các biến trong mơ hình đều được đưa vào phân tích hồi qui theo phương pháp Enter (đưa vào một lượt) nhằm xác định trọng số của từng nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ. Giá trị của các biến được dùng phân tích là giá trị trung bình của các biến đã được kiểm định. Từ mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh và các giả thuyết, phương trình hồi qui tuyến tính có dạng:
Kết quả kiểm định sự phù hợp của mơ hình bằng phương pháp hồi quy thể hiện trong bảng 4.8.
Bảng 4.8: Kết quả hồi qui từng phần các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ
R2 = 0.530, R2 hiệu chỉnh = 0.506 Hệ số Durbin-Watson = 1.908
F = 21.606, Sig. = 0.0001
Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS 16.
Ghi chú: Biến phụ thuộc: Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
***: đạt mức ý nghĩa 1%
NS: không ý nghĩa
Kết quả thể hiện trong bảng 4.8 cho thấy hệ số xác định R2 (R Square) là 0.530 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0.506, nghĩa là mơ hình tuyến tính xây dựng giải thích được 50.6% sự biến thiên khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ. Hệ số Durbin-Watson dùng kiểm tra hiện tượng tương quan là 1.908 đạt yêu cầu (1 < 1.908 < 3). Giá trị F đạt được là 21.606 tương ứng với mức ý nghĩa quan sát được Sig. = 0.0001. Như vậy mơ hình hồi qui tuyến tính được xây dựng là phù hợp với tổng thể.
Kết quả phân tích phương trình hồi qui từng phần được thể hiện trong bảng 4.8 cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) của tất cả các biến đều nhỏ hơn 2, điều này cho thấy các biến độc lập khơng có hiện tượng đa cộng tuyến hay là các biến độc lập khơng có tương quan hồn tồn với nhau. Với các giá trị Sig. đạt được thể hiện trong bảng 4.8, các thành phần mơi trường tín dụng, quy trình tín dụng, kế
Biến
Hệ số hồi qui Hệ số hồi qui chuẩn hóa (Beta) t Sig. Hệ số phóng đại phƣơng sai (VIF) B Độ lệchchuẩn (Hằng số)
Tiềm năng phát triển Thơng tin bất cân xứng Mơi trường tín dụng Quy trình tín dụng Kế tốn tài chính Mơi trường chính sách Chi phí giao dịch Đảm bảo tín dụng .687 .552 1.245 .215 .593 .112 .369 5.287 .000*** 1.589 -.629 .069 -.641 -9.081 .000*** 1.622 -.086 .092 -.067 -.942 .348NS 1.640 .141 .086 .124 1.647 .102NS 1.861 .090 .061 .090 1.481 .141NS 1.207 .267 .083 .222 3.200 .002*** 1.569 .086 .058 .098 1.464 .145NS 1.462 .061 .096 .039 .632 .529NS 1.255
tốn - tài chính, chi phí giao dịch và đảm bảo tín dụng có giá trị Sig. > 0.1, điều này cho thấy các thành phần này khơng có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích biến phụ thuộc. Các thành phần cịn lại bao gồm tiềm năng phát triển, thông tin bất cân xứng và mơi trường chính sách có giá trị Sig. < 0.1, đây là những thành phần có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích cho khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ. Kết quả phân tích cho thấy rằng các giả thuyết H1‟, H2‟ và H6‟ là được chấp nhận. Các giả thuyết H3‟, H4‟, H5‟, H7‟ và H8‟ không đảm bảo mức ý nghĩa và không được chấp nhận.
Xét về chiều hướng tác động, các giả thuyết H1‟, H2‟ được chấp nhận do có mối tương quan và chiều tác động từ các nhân tố đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ là đúng với giả thuyết đã được đặt ra. Từ phương trình hồi qui cho thấy thơng tin bất cân xứng có tác động ngược chiều với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và mức độ tác động lớn nhất, tiềm năng phát triển có tác động mạnh thứ hai đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ.
Về mơi trường chính sách có tác động thấp nhất, với giả thuyết được đặt ra, nhân tố này có tác động ngược chiều hay tiêu cực đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, kết quả hồi qui cho thấy nhân tố này có tác động cùng chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ. Mơi trường chính sách được đo lường gồm hai biến là thẩm định hồ sơ vay của tổ chức tín dụng và chính sách của chính phủ. Theo giả thuyết, khi sự thay đổi chính sách thường xuyên của chính phủ và thiếu chính xác trong thẩm định hồ sơ vay từ năng lực của cán bộ tín dụng gia tăng sẽ làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp.
Có thể thấy rằng trong thẩm định hồ sơ, mỗi ngân hàng hay tổ chức tín dụng bất kỳ đều có những quy trình cụ thể, thống nhất và áp dụng chung trong tổ chức. Với nhu cầu tín dụng tăng nhanh, việc kiểm soát nghiêm ngặt trong vấn đề thẩm định để tăng lượng hồ sơ tốt, đảm bảo kiểm soát khách hàng tốt hơn, giảm nợ xấu là cần thiết. Do đó, những doanh nghiệp khơng đạt u cầu sẽ khơng thể tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức này. Điều đó có thể lý giải việc hạn chế về năng lực của
cán bộ tín dụng làm giảm tính chính xác trong thẩm định hồ sơ vay của doanh nghiệp có xu hướng tác động làm gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có thể khơng đảm bảo yêu cầu khắc khe của tổ chức tín dụng nhưng họ vẫn có thể tiếp cận được nguồn tín dụng này.
Về chính sách của chính phủ, việc thay đổi thường xuyên chính sách của chính phủ gây ra tác động đến doanh nghiệp khi họ không thể nắm bắt kịp thời, hay do ảnh hưởng gián tiếp của thông tin bất cân xứng, vấn đề triển khai thực hiện vẫn chưa hiệu quả và chưa đủ thời gian để sâu sát vấn đề, do đó việc thay đổi chính sách liên quan đến tín dụng của doanh nghiệp nhỏ có thể tác động tiêu cực làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, có thể nguyên nhân kết quả nghiên cứu lại chỉ ra chiều tác động là tích cực hay cùng chiều, có thể thấy rằng với sự cứng nhắc về chính sách, những doanh nghiệp khơng có khả năng tiếp cận do không đáp ứng được quy định cụ thể sẽ khơng có khả năng tiếp cận trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Do đó, việc chính phủ có sự linh hoạt trong vấn đề thay đổi các chính sách giúp các doanh nghiệp này có cơ hội được xếp vào danh sách đối tượng mà các chương trình, chính sách của chính phủ quy định liên quan đến tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ. Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các doanh nghiệp nhỏ có thể được gia tăng từ sự tác động trên.
Đối với các nhân tố được kỳ vọng có tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ khi đưa vào mơ hình nhưng kết quả hồi qui cho thấy khơng có ý nghĩa về sự tác động, nguyên nhân các nhân tố này bị loại khỏi phương trình tuyến tính hay các giả thuyết này khơng được chấp nhận có thể được giải thích cho từng nhân tố. Nhân tố mơi trường tín dụng (giả thuyết H3‟): được đo lường thông qua hoạt động của các cơ quan quản lý bao gồm các chương trình hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, các quỹ bảo lãnh tín dụng, cơng tác quy hoạch cơ sở hạ tầng và việc đánh giá mức độ tín nhiệm của ngân hàng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những hoạt động này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên với thực tế địa bàn nghiên cứu, các hoạt động này không được đánh giá cao về sự tác động, hay sự tác động khơng có ý nghĩa. Đối với
các hoạt động này, có thể các doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu đã chưa có sự quan tâm nhất định về ảnh hưởng đến doanh nghiệp của họ. Với số lượng doanh nghiệp còn hạn chế, đa phần các doanh nghiệp là nhỏ, chủ yếu là kinh doanh tự phát, do đó họ khơng có sự quan tâm sâu sắc đến thơng tin trừ khi họ gặp vấn đề cần thiết. Bên cạnh đó, mặc dù cơng nghệ thơng tin phát triển, nhưng việc cập nhật thông tin về các hoạt động của cơ quan quản lý trên địa bàn vẫn cịn nhiều hạn chế. Do đó các doanh nghiệp nhỏ gần như khơng có sự đánh giá rõ ràng về hiệu quả của các hoạt động thuộc mơi trường tín dụng này.
Nhân tố quy trình tín dụng (giả thuyết H4‟): đo lường thông qua các điều khoản tín dụng của tổ chức tín dụng, sự đảm bảo khoản vay, hồ sơ thủ tục vay vốn và thời gian hoàn tất hồ sơ vay. Để giải quyết nhu cầu vốn, doanh nghiệp cần các khoản tín dụng chính thức, với lượng cầu tăng lên trên thị trường vốn ngày nay, khách hàng họ ít có lợi thế đàm phán nên xu hướng chung là họ chấp nhận những điều khoản tín dụng từ nhà cung cấp những quy định không trái pháp luật. Bên cạnh đó, với khó khăn về thủ tục phức tạp làm mất nhiều thời gian như những nghiên cứu trước vẫn đề cập thì trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung đều sử dụng công nghệ mới, đưa ra nhiều sản phẩm tín dụng với đa dạng hình thức giao dịch. Một trong những mục tiêu của các tổ chức tín dụng trong hoạt động là đơn giản hóa tối đa thủ tục khơng cần thiết cũng như tăng tính thuận tiện cho khách hàng giao dịch. Do đó, nhân tố quy trình tín dụng gần như khơng cịn được xem là khó khăn đối với doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp.
Nhân tố cơng tác kế tốn tài chính (giả thuyết H5‟): đối với các doanh nghiệp nhỏ, cơng tác kế tốn tài chính thường vẫn do chủ doanh nghiệp kiểm sốt, doanh nghiệp thuộc sở hữu của một cá nhân, do đó việc hạch tốn có thể khơng hồn tồn phản ánh đúng thực tế doanh nghiệp. Qua khảo sát địa bàn nghiên cứu, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đều có kế tốn có thể là th ngồi hoặc trong nội bộ, khi cơng tác kế tốn được thực hiện bởi một cá nhân khác người chủ doanh nghiệp, họ có nhiệm vụ báo cáo rõ ràng và để kiểm sốt thì tất cả hoạt động đều có chứng từ
cụ thể. Do đó, doanh nghiêp khơng đánh giá cao sự ảnh hưởng của nhân tố này đến khả năng tiếp cận tín dụng của họ vì doanh nghiệp đã thực hiện đúng và đủ theo quy định của nhà nước về cơng tác kế tốn tài chính.
Nhân tố chi phí giao dịch (giả thuyết H7‟): việc đơn giản hóa quy trình tín dụng bên cạnh việc giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp giảm được chi phí giao dịch trong q trình hồn tất hồ sơ tín dụng. Do đó, chi phí giao dịch khơng cịn được đánh giá là trở ngại làm hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ.
Nhân tố đảm bảo tín dụng (giả thuyết H8‟): đo lường thông qua yêu cầu về tài sản thế chấp và mục đích vay vốn của doanh nghiệp nhỏ. Đây là nhân tố được kỳ vọng là có tác động mạnh đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các doanh nghiệp nhỏ. Để đảm bảo cho khoản vay của doanh nghiệp, các ngân hàng yêu cầu những tài sản thế chấp phải đảm bảo tính pháp lý và các doanh nghiệp nói chung gặp khó khăn đối với yêu cầu này. Có thể giải thích ngun nhân các doanh nghiệp khơng đánh giá cao sự ảnh hưởng của nhân tố này đến khả năng tiếp cận tín dụng của họ. Có thể xuất phát từ thực tế địa bàn nghiên cứu, có thể nói là một tỉnh đất rộng người thưa, mật độ dân số vẫn cịn thấp, các chủ doanh nghiệp nhỏ phần đơng là dân cư trong tỉnh, do đó hầu hết họ đều có những tài sản riêng nhất định hoặc ít nhất thì người thân của họ cũng sở hữu tài sản riêng mà cụ thể là bất động sản. Thực tế vay vốn cũng cho thấy có 44% doanh nghiệp vay vốn được thế chấp bằng bất động sản. Do đó đây là loại tài sản đảm bảo chủ yếu của các doanh nghiệp vay vốn để hoạt động mới hoặc mở rộng hoạt động. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp đã hoạt động muốn mở rộng thì họ vẫn có thể thế chấp tài sản cố định mà họ đã đầu tư để hoạt động, đây cũng là một loại tài sản có tính đảm bảo được chấp nhận.
4.5. Kết quả so sánh khác biệt về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức theocác đặc điểm của đối tƣợng khảo sát các đặc điểm của đối tƣợng khảo sát
4.5.1. Khác biệt theo lĩnh vực hoạt động