Điểm bình quân các yếu tố tiềm năng phát triển doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ tại TP bến tre (Trang 85)

Tơi ln có định hướng kinh doanh rõ

ràng nhờ vào kỹ năng quản lý 4.17 0.636 5 2

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

đang và sẽ phát triển 4.02 0.700 5 1

Doanh nghiệp luôn sử dụng vốn vay

theo đúng mục đích vay 4.25 0.773 5 2

Doanh nghiệp luôn đảm bảo đạt lợi

nhuận mục tiêu trong mỗi kỳ kinh doanh 3.80 0.966 5 1 Tỷ lệ nợ luôn thấp hơn vốn chủ sỡ hữu 3.98 0.826 5 2 Doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh

toán nợ đúng hạn 3.86 0.838 5 1

Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS 16.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ phụ thuộc khá lớn vào tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Các doanh nghiệp cần có sự cân đối nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay một cách hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Xác

định vốn vay chỉ là nguồn vốn bổ sung cho hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở hoạt động đầu tư căn bản đã được thiết lập. Đồng thời, không ngừng nỗ lực nâng cao tiềm năng phát triển của doanh nghiệp bằng cách huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau, gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu từ các thành viên, xem tích lũy lợi nhuận trong quá trình hoạt động là một nguồn vốn cần được duy trì thường xuyên cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Để giảm tỷ lệ nợ phải trả, tăng khả năng thanh toán, doanh nghiệp cần đạt được hiệu quả nhất định từ q trình đầu tư, gia tăng tích lũy. Lợi nhuận luôn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong cả q trình hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có thể kể đến hai yếu tố then chốt là doanh thu và chi phí. Việc gia tăng doanh thu hay khoản phải thu tác động đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong xây dựng phương án cần có sự cân đối phù hợp với nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp và mang tính khả thi, phù hợp với tình hình thị trường và tiềm năng của doanh nghiệp, không xây dựng phương án tham vọng vượt khả năng thực tế của doanh nghiệp. Muốn vậy, cần có sự đánh giá về vị trí doanh nghiệp cũng như những thơng tin về thị trường, đầu tư vào đào tạo đội ngũ nhân lực đặc biệt là bộ phận quản lý. Một vấn đề khơng thể thiếu chính là sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo uy tín về chất lượng sản phẩm được khẳng định như một cam kết đối với khách hàng thơng qua đầu tư thích đáng vào cơng nghệ.

Tối thiểu hóa chi phí được xem là giải pháp cơ bản làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, việc đầu tư vào cơng nghệ và nguồn nhân lực là vấn đề không thể không quan tâm. Đổi mới công nghệ, hiện đại hóa hoạt động sản xuất, việc bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý tạo nên sự đồng bộ thống nhất giữa các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất, tiết kiệm thời gian sản xuất và đạt hiệu quả cao nhất. Kết hợp với công nghệ hiện đại, phân bố hợp lý, hoạt động sản xuất cịn địi hỏi một nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề tương xứng, điều đó dẫn đến yêu cầu doanh nghiệp cần chú trọng công tác đảm bảo đời sống và công tác đào tạo cho người lao động. Bên cạnh đó, việc giảm chi phí cịn phải được thể hiện từ khâu đầu vào cho q trình sản xuất và các chi phí gián tiếp

khác. Quản lý chặt chẽ nguồn cung ứng đầu vào cũng như phối hợp hiệu quả nhằm đảm bảo chất lượng nguồn cung ứng, xây dựng định mức tiêu hao cụ thể đối với nguyên vật liệu nhằm giảm tối thiểu phế phẩm và tồn kho. Các chi phí gián tiếp phát sinh từ bộ máy quản lý cần được tinh gọn, hạn chế lạm dụng thông qua giới hạn theo định mức rõ ràng.

Các doanh nghiệp khi vay vốn thường tập trung vào những mục đích vay phổ biến để có thể thuận lợi trong việc xét duyệt hồ sơ, hoặc xin vay với nhiều mục đích khác nhau để có thể nhận được mức cho vay cao nhất có thể. Khi sử dụng vốn vay đó, họ chi cho những hoạt động cần thiết có thể khác với mục đích ban đầu, điều này dẫn đến hiệu quả nguồn tín dụng khơng đảm bảo theo chính sách tín dụng hoặc chương trình hỗ trợ. Xu hướng này làm các tổ chức tín dụng e ngại và kiểm soát nghiêm ngặt hơn trong q trình cung tín dụng. Do đó, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc về nhu cầu cũng như mục đích cấp thiết cho hoạt động của doanh nghiệp, cần đảm bảo sự đồng bộ giữa lượng vốn cần thiết đáp ứng mục đích vay vốn của doanh nghiệp, hạn chế cung cấp thơng tin khơng chính xác nhằm tạo được uy tín trong mối quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói chung. Bộ phận quản lý doanh nghiệp cần được tăng cường kỹ năng lập kế hoạch, dự án rõ ràng cụ thể theo mục tiêu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng phải đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, phối hợp với ngân hàng tuân thủ nghiêm ngặt các chế tài về tín dụng trước, trong và sau khi vay vốn. Đồng thời các tổ chức tín dụng cần yêu cầu sự cam kết chặt chẽ hơn từ phía doanh nghiệp về việc sử dụng vốn vay theo đúng mục đích cũng như đúng với kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra trong hồ sơ vay vốn.

5.2.2. Đối với nhân tố thông tin bất cân xứng

Nhân tố thông tin bất cân xứng thể hiện qua các tác động cụ thể bao gồm sự minh bạch trong thẩm định hồ sơ vay, thơng tin về chương trình tín dụng, thơng tin về các sản phẩm cung tín dụng, thơng tin về hoạt động của doanh nghiệp và tính chính xác của thơng tin. Như vậy vấn đề thơng tin được xem xét theo hai chiều từ tổ chức tín dụng đến doanh nghiệp và từ doanh nghiệp đến tổ chức tín dụng. Đây là

nhân tố có tác động ngược chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp, nghĩa là khi vấn đề thông tin bất cân xứng gia tăng sẽ làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ. Cụ thể về mức độ đánh giá đối với từng yếu tố đo lường, điểm số trung bình cho từng biến đo lường là lớn hơn 3 điểm, điều đó cho thấy các doanh nghiệp có đánh giá thiên về hướng đồng ý với nhân tố này. Điểm trung bình thấp nhất được đánh giá cho thơng tin doanh nghiệp cung cấp khơng hồn tồn chính xác với 3.09/5 điểm. Cao nhất là khả năng kiểm sốt thơng tin chính xác từ doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng cịn hạn chế với điểm số 3.38/5 điểm.

Bảng 5.2: Điểm bình quân các yếu tố thơng tin bất cân xứng

Biến bình cộngTrung Độ lệch chuẩn nhấtCao Thấp nhất

Tính minh bạch trong giải quyết hồ sơ

vay của cán bộ tín dụng chưa cao 3.33 1.148 5 1

Doanh nghiệp nhận thơng tin về chương

trình tín dụng khơng kịp thời 3.18 1.039 5 1

Nguồn thông tin cần thiết về cung tín

dụng cịn hạn chế 3.41 0.943 5 1

Thơng tin doanh nghiệp cung cấp khơng

hồn tồn chính xác 3.09 0.983 5 1

Tổ chức tín dụng chưa kiểm sốt được

tính chính xác thơng tin doanh nghiệp 3.38 1.137 5 1

Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS 16.

Đối với thông tin liên quan đến hệ thống chỉ tiêu đánh giá và mức độ tín nhiệm các khoản vay của ngân hàng đặt ra, nhất là các chỉ tiêu tài chính, doanh nghiệp nhỏ cần có sự đầu tư tốt hơn cho hoạt động kiểm sốt nội bộ, đảm bảo hệ thống thơng tin tài chính trung thực, khách quan và minh bạch. Bên cạnh báo cáo tài chính, tập trung vào các báo cáo nhanh về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tạo cho mình cơ sở về mức độ vay vốn và các tiêu chí thỏa mãn yêu cầu của ngân hàng nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Các ngân hàng xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá và xây dựng hệ thống đánh giá mức độ tín nhiệm đối với các khoản vay tiềm năng. Đặc biệt, đối với các khoản tín dụng dành cho doanh nghiệp tư nhân, các hệ thống đánh giá này cần được dùng chung thống

nhất và khơng nên có sự phân biệt với các thành phần doanh nghiệp vay vốn khác. Bên cạnh đó cần hồn thiện hơn tính minh bạch và cơng khai hệ thống tiêu chí này để các doanh nghiệp có khả năng đáp ứng yêu cầu tốt nhất.

Liên quan đến vấn đề thông tin, quan trọng không kém là thông tin cung cấp từ tổ chức tín dụng đến doanh nghiệp. Cần hiện đại hóa mạng lưới cơng nghệ thơng tin trong toàn hệ thống nhằm thu thập và kiểm sốt thơng tin cần thiết về khách hàng chính xác, giảm rủi ro và sai lầm trong quá trình ra quyết định cũng như hỗ trợ khách hàng. Doanh nghiệp có nhu cầu sẽ đăng ký tài khoản ở ngân hàng là để sử dụng một hoặc nhiều các sản phẩm tín dụng. Thơng qua hoạt động này, ngân hàng ln có được một lượng thơng tin nhất định về các khách hàng của họ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin đến các doanh nghiệp. Vấn đề này có thể phát triển hơn thông qua việc bắt buộc đăng ký đối với các doanh nghiệp chưa đăng ký, có thể là miễn phí hoặc với mức phí thấp nhất. Thu hút doanh nghiệp nhỏ tham gia bằng việc nêu bậc lên những lợi ích thiết thực của việc đăng ký như tiếp cận đến nguồn tài chính từ các đề án của Chính phủ, tiếp cận với các chương trình hỗ trợ các dịch vụ phát triển kinh doanh với mức phí thấp nhất hoặc có thể bằng khơng.

Để làm tốt điều này cũng cần sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan quản lý liên quan như ngân hàng Nhà nước và các cơ quan ban ngành khác. Cần xây dựng hệ thống thông tin trên diện rộng và sự phối hợp hoạt động, chẳng hạn như giữa cơ quan thuế với cơ quan kiểm toán, Ủy ban, chi cục Thống kê. Sự kết hợp này nhằm giúp các tổ chức tín dụng có thể truy cập được thông tin doanh nghiệp một cách kịp thời và thuận tiện nhất. Thành lập các tổ chức hoặc trung tâm phụ trách hoạt động tập hợp và quản lý thơng tin tín dụng nhằm hỗ trợ cho mối quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp. Đây có thể là một nguồn dữ liệu tương đối hồn chỉnh về các thơng tin liên quan trên thị trường tín dụng làm tăng khả năng nắm bắt thơng tin cho các bên liên quan.

Bên cạnh việc giám sát hoạt động bên ngồi, vấn đề đạo đức trong quan hệ tín dụng vẫn được xem là vấn đề cần có giải pháp. Việc thẩm định hồ sơ thiếu minh

bạch làm tăng lượng hồ sơ xấu được xét duyệt hay tăng nợ quá hạn vẫn là vấn đề tồn tại trong hệ thống tổ chức tín dụng. Việc thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần được tổ chức chặt chẽ hơn.

5.2.3. Đối với nhân tố mơi trường chính sách

Ảnh hưởng của nhân tố mơi trường chính sách đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ bao gồm mức độ chính xác trong thẩm định hồ sơ chưa cao do năng lực của cán bộ tín dụng, sự thay đổi thường xuyên các chính sách của chính phủ. Nhân tố này có tác động cùng chiều, nghĩa là việc thay đổi chính sách và thiếu chính xác trong thẩm định hồ sơ có sự gia tăng sẽ làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ. Hai yếu tố này được đánh giá với mức điểm tương đương nhau, cụ thể các doanh nghiệp đánh giá ở mức 3.69/5 điểm đối với vấn đề thẩm định hồ sơ và 3.86/5 điểm đối với sự thay đổi chính sách của chính phủ. Nhóm yếu tố này liên quan đến hai đối tượng bên ngoài doanh nghiệp liên quan đến hoạt động tín dụng là các tổ chức tín dụng và cơ quan quản lý nhà nước.

Bảng 5.3: Điểm bình qn các yếu tố mơi trƣờng chính sách

Biến bình cộngTrung Độ lệch chuẩn nhấtCao Thấp nhất

Năng lực thẩm định hồ sơ vay của cán

bộ tín dụng cịn hạn chế 3.69 0.858 5 1

Chính phủ có sự thay đổi chính sách

thường xuyên 3.86 0.787 5 2

Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS 16.

Mặc dù yếu tố này tác động làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các doanh nghiệp, nhưng đây là tác động khơng mong đợi vì nó có khả năng làm tăng rủi ro tín dụng cũng như cung ứng những khoản vay xấu, làm giảm hiệu quả tín dụng. Do đó, để tăng khả năng tiếp cận tín dụng đồng thời với tăng hiệu quả tín dụng, các tổ chức tín dụng đặc biệt là các ngân hàng cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng tại tổ chức, kỷ luật nghiêm túc theo những tiêu chuẩn đánh giá cán bộ trong công tác quản trị nguồn nhân lực của tổ chức.

Đối với chính phủ, cần linh hoạt trong việc thay đổi chính sách theo tình hình thực tế nhằm ngày càng hồn thiện quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Những chính sách hỗ trợ tín dụng có thể thường được triển khai như hình thức cho vay lãi suất ưu đãi thơng qua hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng hoặc thành lập các quỹ hỗ trợ theo lĩnh vực ngành nghề doanh nghiệp. Để gia tăng hiệu quả hỗ trợ này, có thể đi cùng với điều kiện bổ sung yêu cầu doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo liên quan đến nghiệp vụ tài chính hoặc năng lực quản lý nhằm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cũng với chính sách ưu đãi, áp dụng khác nhau đối với từng lĩnh vực, ngành nghề và các tiêu chí khác theo những tỷ lệ hỗ trợ nhất định. Bên cạnh đó, tỷ lệ này cần có sự thay đổi theo thời gian hoạt động cũng như q trình đánh giá kiểm sốt hoạt động của doanh nghiệp hưởng ưu đãi từ chính sách. Quy định những định mức nhất định về lượng cung tín dụng đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và triển khai đến các tổ chức tín dụng áp dụng đồng bộ.

Việc xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ về vốn là rất cần thiết, để đạt được kết quả nhất định thì quan trọng vẫn là huy động nguồn vốn theo yêu cầu chính sách đề ra. Do đó, các tổ chức tín dụng và nhà nước cần hồn thiện cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các kênh huy động vốn từ đầu tư và tiết kiệm có thể thơng qua lãi suất, thơng qua thị trường chứng khốn, các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, linh hoạt trong các chính sách gửi tiết kiệm, tiếp cận và khai thác hiệu quả các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai

Về phạm vi, nghiên cứu này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong địa bàn TP. Bến Tre, mặc dù là nơi tập trung phần lớn các doanh nghiệp trong tỉnh nhưng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ. Bên cạnh đó số lượng doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí chọn mẫu cịn hạn chế nên chỉ đáp ứng số lượng tối thiểu mẫu khảo sát, chưa đủ thể hiện đánh giá tốt nhất sự tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt về đánh khả năng tiếp cận tín dụng chính giữa các loại hình doanh nghiệp

khác nhau. Do đó, để có sự đánh giá tồn diện hơn và đóng góp có hiệu quả nhất trong cải thiện mối quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp nhỏ với tổ chức tín dụng cần có những hướng nghiên cứu mới: (1) mở rộng hơn nữa phạm vi khảo sát, có thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ tại TP bến tre (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w