Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu 3 trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật tại hai xã điềm mặc và phú đình huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 58)

Từ số liệu điều tra thu thập đƣợc ngoài thực địa, chúng tối tiến hành tính toán và tổng hợp số liệu nhƣ sau:

Bảng 4.11: Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao dƣới tán rừng

Hình 4.2: Đồ thị về sự phân bố cây tái sinh qua các cấp chiều cao 0 10 20 30 40 50 Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Cấp V Cấp VI Rừng thứ sinh cây gỗ Rừng tre nứa (Vàu) Thảm cây bụi

Quy luật chung cho các trạng thái thực bì là càng lớn lên thì cây tái sinh có số lƣợng và tỷ lệ càng giảm. Tỷ lệ cây tái sinh cấp I giảm nhanh chóng ở

Trạng thái thực bì

N/ha (cây)

Số cây tái sinh theo cấp chiều cao (cây)

<0.5m 0.5–1m 1-1.5m 1.5-2m 2-3m <3m Rừng thứ sinh cây gỗ 4420 2012 825 448 317 376 442 % 45,5 18,7 10,1 7,2 8,5 10 Rừng tre nứa (Vàu) 2354 1023 472 333 220 202 104 % 43,5 20 14,1 9,3 8,6 4,5 Thảm cây bụi 4505 825 1187 798 658 397 640 % 18,3 26,3 17,7 14,6 8,8 14,3

cấp II, sau đó tốc độ giảm có chậm hơn ở các cấp sau. Hiện tƣợng này có thể đƣợc giải thích vì ở cây mạ (< 20 cm) thƣờng có mật độ rất lớn, chúng sinh trƣởng nhờ chất dự trữ trong hạt hoặc trong các cơ quan sinh dƣỡng của cây mẹ, chúng chƣa tự tổng hợp đƣợc chất hữu cơ, nên ở giai đoạn này chế độ ánh sáng, điều kiện thổ nhƣỡng ít ảnh hƣởng đến cây mạ. Khi sử dụng hết chất dự trữ ở trong hạt và trở thành cây con thì chúng phải tự tổng hợp chất hữu cơ bằng quang hợp. Ở giai đoạn này, nhu cầu về ánh sáng của cây con tăng lên nhƣng chiều cao của cây con còn thấp, độ che phủ của tán rừng đã ảnh hƣởng xấu đến việc đồng hoá cacbon nên chúng có thể bị chết hàng loạt.

Ở rừng thứ sinh cây gỗ, tỷ lệ cây tái sinh giảm nhanh khi chuyển từ cấp I lên cấp II, sự thay đổi về tỷ lệ cây tái sinh ở các cấp còn lại không có sự biến động quá lớn. Ở thảm thực vật cây bụi quy luật phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao lại khác. Sau khi nƣơng rẫy đƣợc bỏ hoá thì khả năng tái sinh của các loài không những không bị ngăn chặn mà chúng còn đƣợc phát huy tối đa trƣớc những điều kiện thuận lợi, quá trình tái sinh bằng chồi hay thân ngầm cũng thuận lợi vì lúc đó không có sự cạnh tranh, độ che phủ của quần xã còn thấp nên ánh sáng đƣợc cung cấp đầy đủ, do đó ở các cấp chiều cao I, II cây tái sinh có số lƣợng rất lớn, khi chuyển lên các cấp chiều cao lớn hơn số lƣợng cây tái sinh có giảm nhƣng nó vẫn có một tỷ lệ đáng kể.

Qua bảng chúng ta thấy rằng, phân bố số cây tái sinh dƣới tán rừng ở 2 xã Điềm Mặc và Phú Đình tập chung cao vào cây có cấp chiều cao cấp I, cấp II và cấp III.

* Nhận xét chung: Trong phần lớn các trạng thái thực bì, số lƣợng cây tái sinh ở các cấp chiều cao đều thể hiện tính kế thừa, tính liên tục trong tái sinh tự nhiên, nhƣng sự biến thiên về tỷ lệ cây tái sinh ở các cấp chiều cao trong các trạng thái thực bì rất khác nhau và thể hiện quy luật biến động riêng cho mỗi trạng thái. Giữa các trạng thái thực bì thuộc kiểu thảm cây bụi với các trạng thái

thực bì thuộc kiểu thảm rừng có sự khác nhau cơ bản về tốc độ biến thiên của tỷ lệ cây tái sinh theo chiều cao.

4.3.4. Đánh giá năng lực tái sinh tự nhiên trong các trạng thái thảm thực vật.

Ở Việt Nam, quan niệm về cây tái sinh có triển vọng là vấn đề chƣa thống nhất giữa các nhà nghiên cứu và chƣa ai đƣa ra tiêu chuẩn đánh giá tái sinh có triển vọng ở các trạng thái thực bì thoái hoá cao (trong đó có thảm thực vật cây bụi).

Nếu coi cây tái sinh có triển vọng là những cây có chiều cao từ 1,5m trở lên (theo cách đánh giá thông thƣờng), thì tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng ở các trạng thái thực bì rất khác nhau. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, chiều cao và độ che phủ của tầng thảm tƣơi cây bụi có vai trò rất quan trọng. Yếu tố này thay đổi tuỳ theo từng trạng thái thực bì ở từng nơi cụ thể. Tuy nhiên, theo chúng tôi, dùng chỉ tiêu về tỷ lệ cây tái sinh cao từ 1,5m trở lên để đánh giá năng lực tái sinh của thảm thực vật. Đối với thảm thực vật cây bụi, nếu áp dụng chỉ tiêu này để đánh giá năng lực tái sinh của các quần xã thực vật thì không ổn. Ở thảm thực vật rừng do có độ che phủ cao, cấu trúc tầng tán phức tạp nên cây tái sinh cần vƣợt qua độ cao 1,5m (tƣơng ứng với cấp III) mới có tỷ lệ sống sót cao. Ngƣợc lại, ở thảm cây bụi do có độ che phủ thấp, cấu trúc của quần xã rất đơn giản nên cây tái sinh chỉ cần vƣợt khỏi cấp chiều cao II (1m) là đã đạt đƣợc tỷ lệ sống khá cao và ổn định.

Cây tái sinh có tỷ lệ sống cao khi chúng đạt đƣợc độ cao nhất định là do ở độ cao này trở lên chế độ chiếu sáng trong hệ sinh thái đã đƣợc cải thiện. Ngoài ra, khả năng chống chịu của cây tái sinh lúc này tốt hơn so với khi chúng ở giai đoạn đầu. Tập đoàn các loài cây tái sinh khi đạt đến độ cao này tuy chúng chƣa có vai trò quyết định sự phát triển của quần xã nhƣ các loài trong tầng cây cao nhƣng chúng cũng đã có vai trò chi phối sự phát triển của quần xã vì chúng có

mật độ lớn và tạo ra độ phủ đáng kể. Vì những lí do trên, theo chúng tôi tiêu chuẩn đánh giá cây tái sinh có triển vọng ở kiểu thảm rừng và kiểu thảm cây bụi phải khác nhau. Những cây có chiều cao trên 1,5m (đối với kiểu thảm rừng) và những cây có chiều cao trên 1,0m (đối với kiểu thảm cây bụi) cần xếp vào cây tái sinh có triển vọng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu 3 trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật tại hai xã điềm mặc và phú đình huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)