Thành phần loài cây tái sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu 3 trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật tại hai xã điềm mặc và phú đình huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 55)

Trạng thái thực bì Mật độ

(cây/ha)

Nguồn gốc tái sinh

Tỷ lệ cây tái sinh Hạt (%) Chồi (%) Tốt (%) TB (%) Xấu (%) Rừng thứ sinh cây gỗ 4420 80,2 19,8 48,2 26,3 25,5 Rừng tre nứa (Vàu) 2250 75,1 24,9 59,2 27,3 13,5 Thảm cây bụi 4505 48,7 51,3 62,3 28,2 9,5

Nhìn chung, rừng thứ sinh cây gỗ có số lƣợng cây tái sinh khá lớn (4420 cây/ha), thành phần loài trong lớp tái sinh khá phức tạp với các nhóm loài có các đặc điểm sinh thái khác nhau: Lim xẹt (Pelthophorum pterocarpum), Lọng bàng

(Dillenia heterosepala), Dẻ gai (Castanopsis indica)… Ở rừng thứ sinh cây gỗ có điều kiện về thổ nhƣỡng và vi khí hậu còn khá thuận lợi nên số lƣợng loài cây ƣa sáng thƣờng gặp ở rừng tre nứa hay thảm thực vật cây bụi nhƣ: Thành ngạnh

(Cratoxylum cochinchinensis), Thàu táu (Aporosa microcalyx), Lá nến

(Macaranga denticulata), Sau sau (Liquidambar formosana)… thì ở đây không đáng kể. Một số loài phổ biến trong tổ thành rừng khí hậu cũ nhƣ: Táu mật

(Vatica odorata), Sến (Madhuca pasquieri) thì lại không gặp do nguồn gieo giống từ những cây mẹ không còn hoặc có số lƣợng không đáng kể trong rừng.

Đối với thảm cây bụi: Tổ thành loài trong lớp tái sinh tự nhiên còn khá phong phú, có một số loài cây gỗ tái sinh chiếm số lƣợng lớn đó là những loài tiên phong tạm thời ƣa sáng, gỗ có phẩm chất kém, cây có kích thƣớc nhỏ và trung bình nhƣ: Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Lá nến (Macaranga denticulata), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana)… Phần lớn những loài cây này đều có sức sống tốt, nhanh chóng vƣợt lên tầng thảm tƣơi cây bụi trở thành nhóm loài ƣu thế.

Đối với rừng tre nứa: Tổ thành loài trong lớp tái sinh tự nhiên gồm chủ yếu các loài sau: Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Thàu táu (Aporosa microcalyx), Màng tang (Litsea cubeba), Sau sau (Liquidambar formosana), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Dẻ gai Castanopsis indica). Đây là nhóm cây tiên phong phục hồi rừng ƣa sáng, mọc nhanh nhƣng giá trị kinh tế không cao. Điều quan tâm là trong số các loài cây tái sinh ở đây có xuật hiện một số loài có thể thay thế dần các loài ƣa sáng mọc nhanh nhƣ: Dẻ gai (Castanopsis indica), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana). Đây là cơ sở để chuyển hoá rừng trồng thành rừng có cấu trúc gần giống với rừng tự nhiên nhằm bảo vệ môi

trƣờng tốt hơn và bảo tồn đƣợc tính đa dạng của sinh vật trƣớc hết là tính đa dạng của thực vật trong vùng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu 3 trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật tại hai xã điềm mặc và phú đình huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)