sốc Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Eviews.
Cú sốc chi tiêu (C-C*)
Cú sốc chi tiêu có biến động ngược chiều với cán cân thương mại, theo đó khi cú sốc chi tiêu tăng một độ lệch chuẩn đưa đến giảm trong cán cân thương mại 5.14% ngay trong quý đầu tiên. Điều này có thể được giải thích một sự gia tăng trong chi tiêu chủ yếu là gia tăng trong chi tiêu cho mặt hàng nhập khẩu và điều này làm trầm trọng thêm cán cân thương mại, điều này là phù hợp với nhận định ban đầu của đề tài. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một xu hướng rõ ràng hơn trong tác động của chi tiêu đối với cán cân thương mại so với nghiên cứu của Ncube và Ndou (2013). Kết quả của đề tài là có cùng xu hướng tác động với nghiên cứu của Fratzscher và cộng sự (2007) theo đó có mối quan hệ nghịch chiều giữa cán cân thương mại của Mỹ và tiêu dùng khu vực tư nhân.
Cú sốc lạm phát (P-P*)
Cũng hình 4.7 cho thấy cú sốc lạm phát làm sụt giảm trong cán cân thương mại 0.42% và kéo dài đến quý 2 và sau đó biến động cùng chiều với cán cân thương mại khoản 4 quý và trước khi có biến động ngược chiều, tuy nhiên tác động này là khơng có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa 5%). Xu hướng biến động này là giống với nghiên cứu của Ncube và Ndou (2013) nhưng ngược lại với nghiên cứu của Muco và cộng sự (2004) cho thấy có một sự ảnh hưởng dai dẳng của lạm phát đến cán cân thương mại của Albania trong 12 tháng.
Cú sốc lãi suất (chính sách tiền tệ, i-i*)
Cú sốc chính sách tiền tệ thơng qua tăng lãi suất tương đối. Cú sốc chính sách tiền tệ biến động cùng chiều với cán cân thương mại. Theo đó một cú sốc tăng một đơn vị độ lệnh chuẩn trong lãi suất sẽ đưa đến sự cải thiện trong cán cân thương mại 0.47%/GDP ngay trong quý đầu tiên mặc dù nhỏ và thực sự đáng kể bắt đầu từ quý hai và xu hướng này mạnh dần và kéo dài cho đến năm quý và sau đó đi vào ổn định, điều này hàm ý rằng hiệu ứng hấp thụ thu nhập là mạnh hơn hiệu ứng chuyển đổi chi tiêu và chính sách tiền tệ chỉ có xu hướng tác động đến cán cân thương mại trong ngắn hạn điều này là trùng khớp với những nhận định ban đầu ở phần 4.1 về mối quan hệ giữa lãi suất và cán cân thương mại. Tác động này là giống với nghiên cứu của Ivrendi và Guloglu (2010), xu hướng này ngược lại so với nghiên cứu của Ncube và Ndou (2013), theo đó Ncube và Ndou (2013) tìm thấy rằng trong ngắn hạn hiệu ứng chuyển dịch chi tiêu là mạnh hơn hiệu ứng hấp thụ thu nhập và cán cân thương mại là sụt giảm khi có cú sốc thắt chặt tiền tệ.
Cú sốc tỷ giá hối đoái (REER)
Cú sốc tỷ giá có tác động rất hạn chế đến cán cân thương mại. Hình 4.7 cho thấy cán cân thương mại biến động rất ít gần như khơng biến động trước tác động của tỷ giá hối đoái. Điều này là phù hợp với nhận định ban đầu của đề tài, cho thấy chính sách điều hành tỷ giá trong thời gian vừa qua chưa thực sự mang lại hiệu quả trong việc cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam mà dường như đang làm mất dần tính cạnh tranh của hàng hố Việt Nam trên thị trường. Kết quả này là ngược lại với kết quả nghiên cứu của Ncube và Ndou (2013) và các nghiên cứu khác cho các nước trong cùng khu vực như nghiên cứu của Onafowora (2003), Dash (2003), Kim và Buyangerel (2013). Nghiên cứu có cùng kết quả với nghiên cứu của Tơ Trung Thành (2012) cho rằng chính sách tỷ giá trong thời gian vừa qua không hỗ trợ cho việc tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu.
Chi tiết hệ thống hàm phản ứng thúc đẩy xem phụ lục 6.
Các puzzle được tìm thấy trong mơ hình thực nghiệm
Thơng qua xem xét cú sốc chính sách tiền tệ hình 4.8 cho thấy theo sau cú sốc thắt chặt chính sách tiền tệ (tăng trong lãi suất) đưa đến một sự tăng trong lạm phát trong khoản hai quý đầu, nó hàm ý cho việc xuất hiện một price puzzle
trong mơ hình điều này cho thấy kênh lãi suất tạo ra một phản ứng trễ đối với lạm phát và điều này cũng phù hợp với những quan sát trong thực tế một lý do được đưa ra theo Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013) để lý giải cho hiện tượng này là do thành phần lương thực trong rổ CPI chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra, tỷ giá hối đối cũng có sự tăng lên 0.17% trong quý đầu sau đó giảm điều này hàm ý cho một sự xuất hiện của một exchange rate puzzle mặc dù
không đáng kể. Điều này là giống với những gì mà nghiên cứu của Ncube và Ndou (2013) đã tìm thấy trong mơ hình thực nghiệm của mình.