BÀI 4 : HÀN GÓC
2.2. Kỹ thuật hàn góc
2.2.1. Phương pháp hàn
Trong thực tếngười ta chia ra hai phương pháp hàn đó là hàn phải và hàn trái.
2.2.1.1. Phương pháp hàn phải.
Hàn phải là phương pháp hàn mà mỏ hàn di chuyển từ trái qua phải (người thợ cầm mỏ hàn tay phải), dây hàn đi sau mỏ hàn. Ngọn lủa hàn luôn hướng vào đầu que hàn phụ và phía mối hàn đã hồn thành.
Phương pháp này mỏ hàn có dao động lắc ngang song biên độ nhỏ tuỳ thuộc vào mối hàn của chi tiết hàn.Đối với kim loại có chiều dày s < 8 mm mỏ hàn chuyển động dọc theo trục đường hàn khơng có dao động lắc ngang, đầu dây hàn phụ nằm trong vùng ngọn lửa giữa (vùng hồn ngun) phía bên trên của miệng hàn.
2.2.1.2. Phương pháp hàn trái
Hàn trái là khi hàn mỏ hàn và que hàn di chuyển từ phải qua trái, que hàn đi trước mỏ hàn. Đặc điểm của hàn trái là ngược với hàn phải trong quá trình hàn ngọn lửa khơng phủ lên vũng hàn, nên nhiệt ít tập chung vào vũng hàn và kim loại lỏng không bị xáo chộn, xỉ nổi kém hơn, mối hàn không được ngọn lửa bảo vệ. Mép hàn được nung nóng trước nên mối hàn dễ bị ơxy hố và nguội nhanh, ứng suất dư trong mối hàn lớn, kết cấu hàn dễ biến dạng và bị nứt. Dùng phương pháp hàn trái để hàn các chi tiết có chiều dày nhỏhơn 3mm.
41
2.2.2. Chế độ hàn
2.2.2.1. Góc nghiêng mỏ hàn
- Sử dụng phương pháp hàn trái.
- Giữ mỏ hàn nghiêng góc 450 so với cạnh ngang và cạnh đứng của vật hàn; đồng thời nghiêng một góc 700÷800 so với trục đường hàn về phía ngược với hướng hàn.
- Que hàn nghiêng một góc 400 so với hướng hàn.
- Nung nóng chảy chân đường hàn sao cho mối hàn ngấu
- Điều chỉnh góc nhân ngọn lửa sao cho hai cạnh hàn bằng nhau.
2.2.2.2. Chọn số hiệu đầu hàn (Bép hàn)
Lựa chọn bép hàn phù hợp với chiều dày vật hàn. Bảng 1. 7 Số hiệu pép hàn phụ thuộc vào chiều dày vật hàn
Chiều dày vật hàn 0,8-1,5 1,5-3,2 3,2-4,8 4,8-8,0 8,0-12 12-16 16-20 Số hiệu pép hàn 1 2 3 4 5 6 7 Với vật liệu có chiều dày 3mm ta chọn pép số2 để hàn 2.2.2.3. Công suất ngọn lửa
42 VC2H2 = S . (100- 130) lít/giờ
Khi hàn giáp mối khơng vát mép vật liệu có chiều dày S=3mm ta có: V = 200-260 lít/giờ
Vậy ta chọn bép số 2 để hàn Áp suất ơxy chọn 2,5÷3,0bar
Áp suất axêtylen chọn 0,25÷0,3 bar
2.2.2.4. Đường kính que hàn
Người ta thường chọn đường kính que hàn khoảng 2,4 mm. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể dùng que hàn dưới dạng các tấm kim loại mỏng cắt ra.
2.2.2.5. Chuyển động của mỏ hàn và que hàn
Bắt đầu hàn
- Mồi lửa và điều chỉnh để được ngọn lửa trung tính. - Tạo bểhàn cách điểm bắt đầu hàn khoảng 5 mm. - Chú ý tránh không để cháy thủng điểm bắt đầu hàn.
- Điều chỉnh que hàn nghiêng một góc 45o so với bề mặt vật hàn. - Làm nóng chảy que hàn bổ xung kim loại cho đường hàn.
Trong quá trình hàn
- Đưa que hàn lên và xuống với tốc độđều trong khi di chuyển nhân ngọn lửa.
- Đưa que hàn vào tâm bể hàn.
- Khơng đưa que hàn ra phía ngồi ngọn lửa. - Giữ chiều rộng bể hàn đều nhau.
- Điều chỉnh góc nghiêng mỏ hàn nhỏ khi có hiện tượng cháy thủng vật hàn. - Hàn ngấu cả mặt sau, trong khi hàn luôn tạo một lỗ khóa.
Kết thúc đường hàn
- Tăng tốc độ hàn từ vịtrí cách điểm cuối đường hàn khoảng 20 mm.
- Khi còn cách điểm cuối của đường hàn khoảng 10 mm đưa nhân ngọn lửa lên và xuống để giảm sự nóng chảy của kim loại cơ bản.
43
2.3. Kiểm tra sửa chữa khuyết tật mối hàn
- Làm sạch toàn bộ bề vật hàn và mối hàn. - Kiểm tra các yếu tố sau:
+ Sự đồng đều hình dạng vảy hàn
+ Độ ngấu đều của mối hàn sang hai cạnh. + Hiện tượng khuyết cạh và chảy tràn. + Điểm đầu và điểm cuối của đường hàn.
Các khuyết tật thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
TT Tên Hình vẽ minh họa Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Mối hàn cháy cạnh. Do công suất ngọn lửa quá lớn, không dừng lại khi chuyển động, mỏ, que hàn sang hai bên rãnh hàn - Giảm cường độdòng điện - Sử dụng hồ quang ngắn 2 Mối hàn ngậm xỉ. - Do không chấp hành công tác làm sạch phôi hàn, không sấy khô, que hàn trước khi hàn, chọn ngọn lửa hàn không phù hợp Điều chỉnh cơng suất ngọn lửa hợp lý, có dừng lại ở hai bên rãnh hàn khi dao động que hàn, mỏ hàn
44
BÀI 5: HÀN ĐẮP MẶT TRỤ TRÒNI. Mục tiêu: