Biến động nợ nhạy lãi suất 2008 2012

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 49)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2. Khảo sát phƣơng pháp và mô hình định lƣợng về rủi ro lãi suất của Ngân hàng

2.2.2.2. Biến động nợ nhạy lãi suất 2008 2012

Bảng tổng kết nợ dưới đây cho thấy, từ 2008 đến 2012, tổng nợ nhạy cảm với lãi suất liên tục tăng, dù tốc độ tăng không cao. Riêng 2012, tốc độ tăng có giảm sút so với các năm trước vì những khó khăn chung của nền kinh tế.

Tương tự như khối tài sản, khối nợ cũng khá nhạy cảm với lãi suất vì khoản mục nợ tập trung chủ yếu vào khoản mục dưới 1 tháng. Đây là khoản mục có tỷ trọng chủ yếu (ln chiếm từ 60% đến 75%) trong nợ nhạy lãi của ngân hàng. Các khối nợ nhạy lãi cịn lại chiếm tỷ trọng thấp, trong đó thấp nhất là nguồn có kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng.

Bảng 2.4: Biến động nợ nhạy cảm với lãi suất 2008-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng KHOẢN MỤC NĂM <= 1 tháng 1 - 3 tháng 3 - 6 tháng 6 - 12 tháng Tổng cộng 2008 Số tiền 113.493 37.297 14.253 25.954 190.997 Tỷ trọng 59,42% 19,53% 7,46% 13,59% 100 % 2009 Số tiền 148.011 36.417 12.732 28.352 225.512 Tỷ trọng 65,63% 16,15% 5,65% 12,57% 100% 2009/2008 Số tiền 34.518 (880) (1.521) 2.398 34.515 % 30,41% -2,36% -10,67% 9,24% 18,07% 2010 Số tiền 169.199 49.795 20.064 29.811 268.869 Tỷ trọng 62,93% 18,52% 7,46% 11,09% 100% 2010/2009 Số tiền 21.188 13.378 7.332 1.459 43.357 % 14,32% 36,74% 57,59% 5,15% 19,23% 2011 Số tiền 245.507 50.119 18.047 10.737 324.410 Tỷ trọng 75,68% 15,45% 5,56% 3,31% 100% 2011/2010 Số tiền 76.308 324 (2.017) (19.074) 55.541 % 45,10% 0,65% -10,05% -63,98% 20,66% 2012 Số tiền 244.031 56.389 27.486 26.452 354.358 Tỷ trọng 68,87% 15,91% 7,76% 7,46% 100% 2012/2011 Số tiền (1.476) 6.270 9.439 15.715 29.948 % -0,60% 12,51% 52,30% 146,36% 9,23%

2.2.2.3. Nhận xét tình hình biến động TSC-TSN nhạy lãi theo mơ hình định giá lại (The Repricing Model):

Xét theo từng năm về sự biến động của tài sản nhạy lãi-nợ nhạy lãi:

Năm 2009/2008: Tổng tài sản nhạy lãi năm 2009 tăng gần 31% so với 2008. Trong đó, tài sản nhạy lãi có kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng tăng cao, hơn 56% so với 2008. Đặc biệt, trong năm đánh dấu sự sụt giảm đáng kể của khối tài sản có kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng (giảm hơn 4 ngàn tỷ đồng, giảm hơn 23% so với 2008, sụt giảm chủ yếu là do Vietcombank giảm nắm giữ chứng khoán đầu tư).

Sở dĩ như vậy là do năm 2009, chính phủ Việt Nam và NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ b ng việc thực thi gói kích cầu kinh tế (cộng lãi suất từ 2- 4%), giảm lãi cơ bản từ 8,5% xuống còn 7% năm (từ 1/2/2009 đến 30/11/2009).

Hình 2.2: Biểu đồ lãi suất huy động bình qn 2008- 2009

Chính sách này đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế Việt Nam, làm tín dụng ngắn hạn trong năm 2009 tăng trưởng mạnh. Ngày 25/11/2009, để giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, thống đốc NHNN đã quyết định nâng lãi suất cơ bản lên 8% sau 10 tháng lãi suất này được giữ ở mức 7%. Do đó, cuối năm 2009, LSCV luôn tăng liên tục và đạt đến mức trần 12%/năm). Cũng chính sự tăng trưởng này mà trong năm 2009, Vietcombank cũng như những ngân hàng khác rơi vào tình trạng thiếu vốn nhẹ. Cùng với chính sách tăng trưởng bền vững của mình, Vietcombank chủ yếu coi trọng nâng cao chất lượng tài sản nắm giữ và hạn chế những khoản đầu tư kỳ hạn từ 6 tháng trở lên nh m đảm bảo tính an tồn trong thời buổi kinh tế đang trong tình trạng bất ổn lúc bấy giờ. Hơn nữa, trong 2009, tiền g i tiết kiệm của khách hàng chủ yếu là ngắn hạn khiến việc quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và các loại rủi ro khác gắn liền với tài sản và công nợ của Vietcombank trở nên hết thức khó khăn. Do đó, việc s dụng nguồn vốn để tập trung vào cho vay ngắn hạn (dưới 6 tháng) là một chiến lược hoàn toàn hợp lý của ngân hàng.

Nợ nhạy lãi năm 2009 tăng hơn 18% so với 2008; trong đó, chủ yếu là sự gia tăng của nợ có kỳ hạn dưới 1 tháng (tăng hơn 30% so với 2008). Nợ nhạy lãi kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng có tăng nhưng tăng nhẹ (tăng 9% so với năm 2008). Hai khoản mục nợ từ 1 đến 3 tháng và 3 đến 6 tháng lại sụt giảm. Sự biến động giữa các khoản mục nợ nhạy lãi như vậy có thể được giải thích như sau: năm 2009, lãi suất huy động VND đã tăng liên tục, lãi suất huy động của các NHTM n m trong vùng từ 9-10.5%/năm. Với chính sách nới lỏng tiền tệ được đề cập bên trên, cầu của nền kinh tế về vốn tăng, khiến cho lãi suất huy động của các NHTM khơng có sự chênh lệch nhiều giữa các kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng.

Thứ 1: đa số khách hàng (chủ nợ) kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục tăng nên ch tập trung vào nắm giữ những tài sản của Vietcombank ở kỳ hạn ngắn 1 tháng.

Thứ 2: số ít thận trọng hơn, lo sợ lãi suất sẽ không tiến cao hơn nữa mà sẽ có xu hướng giảm xuống do sự điều tiết của ngân hàng nhà nước nên sẽ đầu tư vào Vietcombank ở khoảng mục dài hơn-từ 6 đến 12 tháng.

Hình 2.3: Biểu đồ lãi suất huy động ngày 02/12/2009

(Nguồn: Phòng inh doanh Ngoại tệ Vietcombank)

Nợ nhạy lãi từ 1 đến 3 tháng và 3 đến 6 tháng có xu hướng giảm nhẹ so với 2008 vì đây là khoảng thời gian ngắn nhưng đủ dài khiến khách hàng băn khoăn để quyết định thay đổi kỳ hạn hay không khi lãi suất thị trường thay đổi.

Năm 2010/2009: Tổng tài sản nhạy lãi 2010 tăng xấp x 30% so với

2009, trong đó tăng mạnh nhất là khoản mục tài sản có kỳ hạn dưới 1 tháng (tăng hơn 45% so với 2009). hối tài sản kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng tiếp tục giảm với tốc độ gần 29% so với 2009. Tình hình biến động tài sản nhạy cảm lãi suất năm 2010 tương tự như năm 2009. Điều này cũng khá là d hiểu vì

năm 2010, kinh tế Việt Nam tuy đã được phục hồi nhưng vẫn chưa đi vào ổn định. Tháng 4/2010, Ngân hàng Nhà Nước đã thay thế cơ chế tỷ giá cơ bản b ng chế độ tỷ giá cơ bản có thỏa thuận ( Negotiation-base interest scheme), có nghĩa là việc áp dụng trần LSCV tương đương 150% lãi suất cơ bản khơng cịn hiệu lực nữa. Càng về cuối năm, lãi suất tín dụng càng nóng lên, với mức LSHĐ lên tới “kịch trần” 14%/năm, thậm chí vượt trần lãi suất. Hiện tượng đáng chú ý trên thị trường tiền tệ là đường cong lãi suất huy động giai đoạn đầu năm 2010, gần như là đường cong lãi suất phẳng. Hệ lụy của hiện tượng này là doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn trung và dài hạn, nguồn tài trợ quan trọng cho việc mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp – một trong những nhu cầu của doanh nghiệp nh m tranh thủ cơ hội thời kinh tế suy giảm.

Nguồn vốn nhạy lãi năm 2010 tăng 19,23% so với năm 2009. Đặc biệt, doanh số ở tất cả các khoản mục nợ đều tăng so với 2009, trong đó, tăng nhiều nhất là nợ nhạy lãi kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng (tăng 57,59% so với 2009). Tình hình nợ nhạy cảm có thể được giải thích như sau: n a đầu năm 2010, lãi suất huy động đã lên đến 11% /năm. Đường cong lãi suất huy động vốn trong giai đoạn này là đường cong lãi suất thẳng. Đến cuối năm 2010, đường cong lãi suất huy động từ 6 tháng trở xuống gần như thẳng, cịn xét về tồn diện thì đường cong lãi suất huy động bị đảo ngược; lãi suất huy động vốn dài hạn thấp hơn lãi suất huy động vốn ngắn hạn.

Hiện tượng đường cong lãi suất bị đảo ngược một mặt phản ánh kỳ vọng của các ngân hàng là lạm phát sẽ giảm trong tương lai, nên ngân hàng không huy động dài hạn với lãi suất cao. Tín hiệu này đã khiến cho các nhà đầu tư giảm các khoản tiền g i kỳ hạn dài từ 6 tháng trở lên và đầu tư vào các kỳ hạn ngắn hơn. Lúc này, kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng là thích hợp nhất vì đây là khoảng thời gian dài nhất họ có thể tối đa lợi nhuận của mình trong trường hợp lãi suất giảm trong thời gian tới.

Hình 2.4: Biểu đồ lãi suất huy động vốn ngày 15/12/2010

(Nguồn: Phòng inh doanh Ngoại tệ Vietcombank)

Năm 2011/2010: mặc dù nền kinh tế vẫn chưa ổn định nhưng tài sản

nhạy cảm của Vietcombank vẫn tăng gần 30% so với năm 2010. Tài sản nhạy lãi ở tất cả các kỳ hạn đều tăng so với 2010 trong đó có cả kỳ hạn 6-12 tháng. Năm 2011, lãi suất cho vay VNĐ tiếp tục tăng do sức ép của lạm phát. Bên cạnh đó, nhu cầu vay USD của công ty trong những tháng đầu 2011 tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu của nhu cầu này là sự chênh lệch lãi suất cho vay b ng USD và VND. Các doanh nghiệp vay USD ch phải trả 6-7%/năm, nhưng khi vay VND họ phải trả lãi lên đến 20-22%/năm. Tình hình căng thẳng trên được xoa dịu bớt với sự kiện NHNN bơm ra 17-18 nghìn tỷ nên tính thanh khoản của ngân hàng được cải thiện, lãi suất cho vay giảm nhẹ. Cụ thể, Vietcombank đã áp mức lãi suất 15%/năm cho một số đối tượng vay xuất kh u, mức cho vay sản xuất - kinh doanh thơng thường cịn 16,2 - 17,6%/năm, giảm chút ít so với trước đó. Mức 17,6%/năm cũng là mức vay cao nhất đối với nhóm sản xuất - kinh doanh đang áp dụng tại ngân hàng này (không kể các khoản vay chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng... đang rất hạn chế cho vay).

Hình 2.5: Biểu đồ lãi suất huy động và cho vay VND bình quân 2011

(Nguồn: Phòng inh doanh Ngoại tệ Vietcombank)

Tài sản nợ năm 2011, xét về tổng thể, tăng 20,66% so với năm 2010. hác hoàn toàn với di n biến nguồn nhạy cảm lãi suất như những năm trước, nợ có kỳ hạn dưới 1 tháng tăng cao, tăng hơn 45% so với 2010, trong khi nợ có kỳ hạn 3 tháng trở lên lại giảm mạnh. Cụ thể: Nợ kỳ hạn từ 3 - 6 tháng giảm hơn 2 nghìn tỷ (giảm 10% so với 2010), nợ kỳ hạn 6 - 12 tháng giảm đột biến hơn 19 nghìn tỷ (giảm gần 64% so với 2010). Đầu năm 2011, lãi suất huy động VNĐ đã trở nên ít biến động hơn so với cuối năm 2010 và phổ biến ở mức 13,5%-14%/năm. Đây cũng là năm thị trường USD nóng lên. Lãi suất huy động USD tăng lên mức hơn 5%/năm đã thu hút một lượng lớn ngoại tệ (đặc biệt là kiều hối) g i vào Vietcombank ở kỳ hạn ngắn chủ yếu là 1 tháng. Sau đó, thực hiện theo thông tư 09/2011/TT-NHNN, lãi suất huy động huy động USD được kéo thẳng 3%/năm ở tất cả các kỳ hạn. Đường cong lãi suất USD được kéo thẳng như đối với VNĐ. Ngồi ra, với thơng tư 02 của NHNN luật hóa trần huy động lãi suất 14%/năm, để tăng tính cạnh tranh và nh m thu hút vốn trong lúc đang khan hiếm, Vietcombank cũng đã

tham gia vào cuộc đua lãi suất, tăng lãi suất kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần lên gần b ng mức trần.

Lại một năm nữa, khái niệm kỳ hạn ngắn-kỳ hạn dài, lãi suất thấp-lãi suất thấp trở nên mờ nhạt. Cũng chính vì tình hình lãi suất huy động biến động như vậy, hầu hết nguồn vốn Vietcombank huy động trong năm 2011 là nguồn rất nhạy lãi, tập trung hầu như ở kỳ hạn dưới 1 tháng.

Năm 2012/2011: năm 2012, nợ nhạy lãi của Vietcombank đạt hơn 354 nghìn tỷ đồng, tăng gần 30 nghìn tỷ đồng so với năm 2011. Điều đáng nói nhất ở đây chính là có sự dịch chuyển nhẹ các dịng tiền ở kỳ hạn dài sang kỳ hạn dài hơn. Cụ thể: kỳ hạn dưới 1 tháng giảm nhẹ (giảm 0,6% so với 2011); trong khi các kỳ hạn còn lại tăng khá mạnh nếu so với năm 2011, đặc biệt là nguồn vốn ở kỳ hạn từ 6 tháng đến 1 năm. Sở dĩ, có sự chuyển biến giữa tốc độ gia tăng ở các kỳ hạn là do mặt b ng lãi suất huy động có những thay đổi lớn dưới sự điều hành của NHNN. Năm 2012 vẫn là một năm khó khăn cho nền kinh tế nhưng Chính phủ và NHNN đã đưa ra chính sách kịp thời, quyết liệt nh m ổn định kinh tế, giúp ngân hàng gỡ bớt khó khăn, rủi ro về thanh khoản khi nợ tập trung chủ yếu vào kỳ hạn rất ngắn.

6 lần giảm lãi suất huy động và cho vay trong năm 2012:

- Lần đầu tiên vào ngày 13/3, mức điều ch nh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tướng chính phủ.

- Tiếp đó, đến ngày 11/4, LSHĐ cũng giảm thêm 1%, về 12% một năm.

- Ngày 28/05/2012, Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định đưa trần lãi suất huy động - cho vay lần lượt về còn 11 và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành.

- Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống còn 9%/năm. Bên cạnh đó, theo thơng tư 19/2012/TT- NHNN được ban hành ngày 8/6/2012, NHNN đã cho phép các NHTM tự

quyết định LSHĐ kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên). Đây là một bước đi hợp lý của NHNN, giúp các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng tự cân đối được cơ cấu tiền g i theo kỳ hạn của mình.

- Từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nước đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm.

Ngay khi có quyết định này của NHNN, Vietcombank đã niêm yết LSHĐ có kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng là 8%/năm, các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lãi suất dao động từ 10- 12%/năm. Lúc này, mặc dù đường thẳng lãi suất tiếp tục được hình thành ở các kỳ hạn dưới 12 tháng, nhưng trước tình hình lạm phát đã giảm một con số dưới 7%/năm và những nỗ lực giảm phát của chính phủ, nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn kênh đầu tư khác hoặc ưu tiên chọn những khoản tiết kiệm có kỳ hạn từ 3 đến 12 tháng để đảm bảo an tồn lợi nhuận của mình trong trường hợp lãi suất thay đổi theo chiều hướng giảm.

Hình 2.6: Biểu đồ lãi suất trung bình 12 tháng của Vietcombank năm 2012

(Nguồn: Phòng inh doanh ngoại tệ Vietcombank)

Tài sản nhạy lãi năm 2012 đạt hơn 362 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2011. Trong đó, tài sản có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm nhẹ (4,61% so với 2011), tốc độ tăng tài sản kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng giảm nếu so với 2011; tài

sản kỳ hạn 3 đến 6 tháng tăng mạnh trong năm qua. Với những phân tích về tình hình biến động lãi suất năm 2012 như trên nhưng doanh số về tài sản (chủ yếu là cho vay) của Vietcombank tăng lên khơng đáng kể. Ngun nhân có thể kể đến là do hậu quả còn để lại trong những năm trước. Đến 2012, Vietcombank là ngân hàng có doanh số nợ xấu khá cao trong số các NHTM. Chính vì vậy, Vietcombank cũng đã thận trọng, đưa ra các điều kiện cho vay khắc khe hơn. Ngồi ra, mặc dù nói 2012 nền kinh tế Việt đã được phục hồi phần nào nhưng thực tế các doanh nghiệp cịn đang rất khó khăn và khó tiếp cận được vốn của ngân hàng dù lãi suất đã giảm so với những năm trước đó.

Từ di n biến tài sản nhạy lãi và nợ nhạy lãi, ta có được bảng thực trạng rủi ro lãi suất tại Vietcombank theo mơ hình định giá lại (The Pricing Model)

Khe hở nhạy cảm lãi suất (ISGAP) = Tài sản nhạy lãi - Nợ nhạy lãi

Qua bảng 2.5 dưới đây, có thể đánh giá sơ bộ về tình hình rủi ro lãi suất của Vietcombank trong giai đoạn 2008-2012 như sau:

Từ 2008 đến 2009, ngân hàng ở trạng thái nhạy cảm nợ vì đều có chênh lệch GAP nhạy cảm lãi suất âm và mức độ nhạy cảm nợ giảm rõ rệt qua các năm. Cụ thể, năm 2009, chênh lệch GAP nhạy cảm lãi suất là (-20.360 tỷ đồng), giảm gần 41% so với 2008. Năm 2010, tình hình nhạy cảm nợ của ngân hàng được cải thiện hơn với mức chênh lệch GAP giảm đáng kể, (ISGAP 2010 = -2.727 tỷ đồng, giảm gần 87% so với 2009).

Năm 2011 đến 2012, ngân hàng chuyển từ trạng thái nhạy cảm nợ sang

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 49)