7. Phạm vi nghiên cứu
2.2. Căn cứ xây dựng mơ hình trƣờng Đại học Khoa học ứng dụng tạ
2.2.1. Cơ sở khoa học
Trƣờng Đại học Khoa học ứng dụng (University of Applied Science) mặc dù là một cái tên mới dành cho các trƣờng đại học ứng dụng nghề nghiệp song nó đã ra đời từ những năm 70 của thế kỷ 20, tính đến nay đã đƣợc gần 50 năm phát triển. Từ những mơ hình trƣờng đại học đầu tiên của Đức, đã lan rộng sang gần 20 nƣớc Châu Âu khác nhƣ Hà Lan, Áo, Bỉ, Séc, Đan Mạch,
Phần Lan, Ai len, Estonia, Lithuania, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovenia, các nƣớc thuộc Vƣơng Quốc Anh … Tại Đức, trong giai đoạn đầu thành lập từ năm 1969-1971 số lƣợng trƣờng thuộc loại hình này mới chỉ có 21 trƣờng. Nhƣng đến nay tại quốc gia này con số đó đã lên tới 167 trƣờng. Hàng năm 2/3 tổng số kỹ sƣ tốt nghiệp ra trƣờng đến từ các trƣờng đại học này. Các trƣờng Đại học này đã kịp thời cung cấp cho nền kinh tế và công nghiệp của Đức một lực lƣợng lao động lớn và đáp ứng yêu cầu. Những điều này chứng minh thành cơng của loại hình trƣờng này đối với sự phát triển công nghiệp và kinh tế của một quốc gia.
Trƣờng Đại học Khoa học ứng dụng thuộc khu vực giáo dục đại học song nó nhấn mạnh vào đào tạo thực tế gắn với yêu cầu của các ngành công nghiệp và các ngành kinh tế. Giáo dục theo tiêu chuẩn đầu ra, cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên ngành và liên ngành, kỹ năng thực hành nghề nghiệp đƣợc rèn luyện trong môi trƣờng thực tập thực tế tại doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức khoa học và kỹ thuật đƣợc chú trọng giảng dạy, và những kỹ năng mềm đƣợc tích hợp để học tập suốt đời. Triết lý giáo dục của trƣờng đại học khoa học ứng dụng đƣợc đảm bảo bởi những phƣơng pháp giảng dạy phù hợp, giúp sinh viên đƣợc chủ động thực hiện các dự án, nghiên cứu ứng dụng tạo ra sản phẩm thực tế, nghiên cứu giải quyết các vấn đề xã hội đang quan tâm, phƣơng pháp học tập giải quyết vấn đề, học tập qua thực hiện dự án, học tập qua trải nghiệm thực tế và học tập qua việc giải quyết các xung đột phát sinh. Hơn nữa, sinh viên của trƣờng đại học khoa học ứng dụng còn đƣợc đào tạo 2 học kỳ tại doanh nghiệp, và đƣợc đào tạo năng lực làm chủ, năng lực kinh doanh làm chủ doanh nghiệp. Chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng dƣới dạng các mô đun, tập trung vào vấn đề. Kiến thức không tập trung vào một chuyên ngành riêng mà có tính mở rộng sang các lĩnh vực khác có liên quan đến chủ đề, giúp sinh viên sáng tạo, và đủ năng lực để giải quyết
những vấn đề thực của cuộc sống, những vấn đề vốn khơng bị bó hẹp trong một phạm vi nhất định với những biên giới cố định. Chƣơng trình đào tạo chú trọng đến thực hành, thực tập, sinh viên đƣợc cung cấp và đƣợc tạo diều kiện để hoàn thành các dự án và các học kỳ thực tập của mình. Đây là những khác biệt tạo lên một trƣờng đại học định hƣớng ứng dụng đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp và kinh tế.
Trƣờng đại học khoa học ứng dụng Karlsruhe University of Applied Sciences của Đức đƣợc thành lập năm 1878, đến năm 1971 đổi tên thành Trƣờng Đại học Khoa học ứng dụng. Năm 1971 nhà trƣờng tuyển sinh đƣợc 1.500 sinh viên, nhƣng đến nay con số sinh viên tuyển sinh hàng năm là 8.000 sinh viên. Trƣờng đƣợc xếp hàng một trong những trƣờng đại học khoa học ứng dụng hàng đầu của Đức.
Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng mơ hình này hồn tồn phù hợp với định hƣớng và chiến lƣợc phát triển giáo dục đại học nƣớc ta, thứ nhất, về việc mở rộng giáo dục đại học, phấn đấu tăng số lƣợng sinh viên đại học để tiến tới đại chúng hóa giáo dục đại học. Đạt đƣợc điều này là do trƣờng đại học khoa học ứng dụng có khả năng đào tạo đƣợc một số lƣợng lớn sinh viên đại học do sự linh hoạt trong chƣơng trình đào tạo, phƣơng pháp giảng dạy phong phú và hiện đại, kết hợp với doanh nghiệp để đào tạo sinh viên (2 học kỳ), giúp giảm gánh nặng của nhà trƣờng về cơ sở vật chất. Thứ hai, mơ hình này đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động, của doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và các ngành kinh tế quốc gia. Chƣơng trình đào tạo đƣợc thiết kế trên cơ sở hồ sơ năng lực nghề nghiệp của từng ngành nghề, hơn nữa do mối quan hệ gắn bó với ngành cơng nghiệp, đƣợc sự tƣ vấn của các chuyên gia đến từ khu vực kinh tế và công nghiệp trong xây dựng chƣơng trình đào tạo nên các chƣơng trình này rất linh hoạt có nội dung phù hợp với những yêu cầu của các ngành kinh tế về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp của ngƣời lao động. Thứ ba, các trƣờng này có
vị trí địa lý gần gũi với các cơng ty, các khu công nghiệp, các doanh nghiệp lớn cũng nhƣ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực, do sự gần gũi về khoảng cách địa lý nên các trƣờng này trở thành những trung tâm tƣ vấn và nghiên cứu phát triển giúp giải quyết các vấn đề phát sinh của doanh nghiệp. Ba điều trên là cơ sở khoa học chứng minh sự phù hợp của loại hình trƣờng đại học khoa học ứng dụng với điều kiện kinh tế và xã hội cũng nhƣ chiến lƣợc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển giáo dục đại hoc, phân tầng đại học và quy hoạch phát triển mạng lƣới trƣờng đại học của Việt Nam.