Sơ đồ 3.3 : Sơ đồ phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Ang J, Cole R, Lin J Agency costs and ownership structure
phí đại diện và cấu trúc sở hữu)
Nội dung nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu, tác giả đo lường chi phí đại diện thơng qua hai biến phụ thuộc thay thế nhau: tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu thuần (tỷ lệ này đo lường hiệu quả quản lý của cơng ty trong việc kiểm sốt chi phí hoạt động) và tỷ lệ doanh thu thuần trên tổng tài sản.
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bao gồm 1.708 mẫu quan sát, chia làm hai nhóm gồm: các cơng ty được quản lý bởi chính người chủ sở hữu và các công ty được quản lý bởi người bên ngồi. Dữ liệu phân tích là các cơng ty có quy mơ nhỏ để kiểm tra chi phí đại diện thay đổi như thế nào với cấu trúc sở hữu của một công ty. Bằng việc so sánh hiệu quả hoạt động của các công ty mà được quản lý bởi người chủ sở hữu với hiệu quả hoạt động của công ty được quản lý bởi người bên ngồi (khơng phải là chủ sở hữu). Ở đây có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền kiểm sốt.
Mơ hình nghiên cứu
Agency cost = β0+β1(Ownership Variables)+β2(External mornitory Variables) + β3(Capital structure Variables) + β4(Control Variables) + εi
Biến phụ thuộc
OETS: Chi phí hoạt động trên doanh thu.
Sales-to-asset: Doanh thu thuần trên tổng tài sản.
Biến độc lập
External mornitory variables: Biến liên quan đến chi phí giám sát bên ngồi là các ngân hàng.
Capital structure variables: Biến liên quan đến cấu trúc vốn.
Biến kiểm soát (Control Variables)
Industrial classification: Phân loại ngành (biến giả ngành).
Annual Sales: Doanh thu thuần hàng năm.
Firm age: Số năm hoạt động của cơng ty.
Kết quả nghiên cứu
Kết quả mơ hình hồi quy đa biến đo lường chi phí đại diện thơng qua hai biến phụ thuộc lần lượt thay thế nhau như sau:
Đo lường chi phí đại diện thơng qua biến OETS: Có mối quan hệ ngược chiều giữa chi phí đại diện và cấu trúc vốn, tuy nhiên mối quan hệ này khơng có ý nghĩa thống kê. Các cơng ty được quản lý bởi các chủ sở hữu có chi phí đại diện thấp hơn 5.4% so với các cơng ty được quản lý bởi đại diện bên ngồi. Một gia đình sở hữu hơn 50% cơng ty sẽ quan tâm đến việc kiểm sốt chi phí nhiều hơn và làm cho chi phí đại diện thấp hơn 3% so với các cơng ty khác. Có mối quan hệ cùng chiều giữa số lượng cổ đông khơng tham gia quản lý và chi phí đại diện. Chi phí đại diện có mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê với các biến giám sát bên ngoài liên quan đến ngân hàng.
Đo lường chi phí đại diện thơng qua tỷ số tổng doanh thu thuần trên tổng tài sản: Tỷ số doanh thu thuần trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng
chiều với cấu trúc vốn tại mức 1%, cho thấy các cơng ty có tỷ lệ nợ cao thì tỷ số doanh thu thuần trên tổng tài sản cũng cao. Các công ty được quản lý bởi các cổ động có tỷ số doanh thu thuần trên tổng tài sản cao hơn 0.51% so với các công ty được quản lý bởi người đại diện bên ngồi. Hệ số này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Cổ phần sở hữu của cổ đơng sáng lập có mối quan hệ
cùng chiều với tỷ số doanh thu thuần trên tổng tài sản, và có ý nghĩa thống kê cao 1%. Số lượng các cổ đông không phải là người quản lý lại có tương quan ngược chiều tại mức ý nghĩa thống kê 1%.
Kết luận của bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu này cho thấy: (1) chi phí đại diện cao hơn khi có người ngồi quản lý cơng ty. (2) Chi phí đại diện biến đổi theo tỷ lệ nghịch với quyền sở hữu cổ phần của các nhà quản lý. (3) Chi phí đại diện gia tăng khi số lượng cổ đơng khơng phải là người quản lý. (4) Việc giám sát bên ngồi bởi các ngân hàng có ảnh hưởng tích cực làm cho chi phí đại diện thấp. Chi phí đại diện được kiểm định bằng mơ hình đa biến trên đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ lý thuyết chi phí đại diện của Jensen và Meckling (1976) và Fama và Jensen (1983a) về cấu trúc vốn chủ sở hữu, hình thức tổ chức và liên quan đến tầm quan trọng của người sở hữu và người quản lý.