Kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 56)

3.2 .1Thống kê mô tả các biến và ma trận hệ số tương quan

3.2.2 Kết quả phân tích hồi quy

Để tìm hiểu các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động như thế nào đến lợi nhuận của NHTMCP Việt Nam, tác giả sử dụng 3 cách ước lượng mơ hình hồi quy bao gồm: mơ hình Pooled OLS, mơ hình những tác động cố định (Fixed Effects – FE) và mơ hình những tác động ngẫu nhiên (Random Effects – RE).

Sau khi thực hiện hồi quy theo mơ hình Pooled OLS, hiện tượng phương sai thay đổi đã xuất hiện trong mơ hình. Để khắc phục hiện tượng này, tác giả thực hiện ước lượng lại mơ hình bằng cách thêm tùy chọn Robust vào lệnh hồi quy để hiệu chỉnh kiểm định t. Kết quả hồi quy được thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4: Kết quả hồi quy theo mơ hình Pooled OLS ROA Hệ số tương quan Độ lệch chuẩn Robust t P >| t | logTA 0,0009209 0,0003972 2,32 0,021 TL/TA 0,0064515 0,0022396 2,88 0,004 TE/TA 0,0466562 0,0073074 6,38 0,000 LLP/TL -0,2222609 0,0463972 -4,79 0,000 NII/TA 0,162805 0,0799742 2,04 0,043 CIR -0,0325761 0,002622 -12,42 0,000 GR -0,0718729 0,0276625 -2,60 0,010 INF 0,0116405 0,0054138 2,15 0,033 _cons 0,0047416 0,0083024 0,57 0,568

R2 trong mơ hình trên đạt 70,39%, kết quả hồi quy cho thấy các biến độc lập trong mơ hình giải thích được 70,39% sự biến động của ROA. Tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa α = 5%.

Kế tiếp, đề tài thực hiện ước lượng hồi quy theo mơ hình Fixed Effects với 244 quan sát. Kết quả hồi quy về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc ROA và các biến độc lập theo mơ hình FE được trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.5: Kết quả hồi quy theo mơ hình Fixed Effects

ROA Hệ số

tương quan Độ lệch chuẩn t P >| t |

logTA 0,0010831 0,0005271 2,06 0,041 TL/TA 0,010042 0,0027023 3,72 0,000 TE/TA 0,0427039 0,0046346 9,21 0,000 LLP/TL -0,2473641 0,0499534 -4,95 0,000 NII/TA 0,2094016 0,0447918 4,68 0,000 CIR -0,032865 0,0026459 -12,42 0,000 GR -0,0698195 0,030193 -2,31 0,022 INF 0,012528 0,0040377 3,10 0,002 _cons 0,0004548 0,0115461 0,04 0,969

R2 trong mơ hình trên đạt 72,14%, điều đó có nghĩa là các biến độc lập trong mơ hình giải thích được 72,14% sự biến động của ROA. Tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa α = 5%.

Bước tiếp theo, tác giả tiến hành ước lượng với mơ hình Random Effects. Kết quả của mơ hình được tóm tắt trong bảng 3.6.

Bảng 3.6: Kết quả hồi quy theo mơ hình Random Effects

ROA Hệ sốtương quan Độ lệch chuẩn z P >|z|

logTA 0,0009542 0,000408 2,34 0,019 TL/TA 0,0083576 0,0022139 3,78 0,000 TE/TA 0,0439815 0,0042917 10,25 0,000 LLP/TL -0,2448129 0,0479942 -5,10 0,000 NII/TA 0,194665 0,041804 4,66 0,000 CIR -0,0328526 0,0023939 -13,72 0,000 GR -0,0750308 0,0265599 -2,82 0,005 INF 0,0120886 0,0039712 3,04 0,002 _cons 0,0037117 0,008907 0,42 0,677

R2 trong mơ hình ước lượng Random Effects đạt 73,37% nghĩa là các biến độc lập trong mơ hình giải thích được 73,37% sự biến động của ROA. Tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa α = 5%.

Trong cả 3 mơ hình ước lượng được sử dụng, R2 đều đạt trên 70% và các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy cả 3 mơ hình đều có thể là mơ hình tốt và có độ tin cậy cao. Biến LLP/TL, CIR và GR có tác động trái chiều với ROA và biến logTA, TL/TA, TE/TA, NII/TA, INF có tác động cùng chiều với ROA trong cả 3 mơ hình. Vì thế tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mơ hình Fixed Effects và Random Effects, kiểm định Breusch – Pagan Lagrange Multiplier để lựa chọn giữa mơ hình Random Effects và Pooled OLS.

Đặt giả thuyết H0: sự khác biệt giữa các hệ số tương quan khơng có tính hệ thống. Thực hiện kiểm định Hausman, kết quả thu được P-value = 0,8803 > 0,05 vì vậy tác giả chấp nhận giả thuyết H0. Mơ hình phù hợp hơn trong trường hợp này là mơ hình ước lượng Random Effects. Thực hiện kiểm định Breusch – Pagan Lagrange Multiplier thu được kết quả P-value < 0,05, do đó tác giả bác bỏ giả thuyết H0: phương sai không thay đổi. Trong trường hợp này, mơ hình Random Effects phù hợp hơn mơ hình Pooled OLS. Bên cạnh đó, R2 mơ hình Random Effects cao hơn R2 mơ hình Fixed Effects và mơ hình Pooled OLS càng chứng tỏ khả năng giải thích tốt hơn của mơ hình này cho nghiên cứu.

Từ các nhận định trên, mơ hình hồi quy được lựa chọn là mơ hình Random Effects. Kết quả nghiên cứu được trình bày lại như sau:

ROAit = 0,0037 + 0,0010(logTA)it + 0,0084(TL/TA)it + 0,0440(TE/TA)it - 0,2448(LLP/TL)it + 0,1947(NII/TA)it – 0,0329(CIR)it - 0,0750(GR)t + 0,0121(INF)t + eit

3.3 Phân tích kết quả mơ hình

Kết quả ước lượng của mơ hình cho thấy tỷ suất sinh lời trên tài sản của NHTM không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố bên trong ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế vĩ mơ bên ngồi ngân hàng. Các hệ số tương quan giữa biến

độc lập và phụ thuộc trong mơ hình đã chỉ ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực của từng nhân tố đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Mơ hình Random Effects với các nhân tố trên đã giải thích được 73,37% sự thay đổi của biến độc lập ROA.

3.3.1 Các nhân tố bên trong ngân hàng

Quy mô tài sản ngân hàng (logTA)

Quy mơ tài sản ngân hàng có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN. Mối tương quan dương chỉ ra rằng các NHTMCP Việt Nam càng mở rộng quy mơ thì lợi nhuận càng tăng, thể hiện tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Alper và Anbar (2011); Gul, Irshad và Zaman (2011). Việc mở rộng mạng lưới và cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ mới góp phần tiết kiệm chi phí, tăng nguồn thu và từ đó tăng lợi nhuận cho NHTM.

Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (TL/TA)

Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có mối tương quan dương với ROA của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng góp phần làm tăng thu nhập và tăng lợi nhuận. Điều này rất phù hợp với tình huống của các NHTM Việt Nam khi hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập lớn nhất chính là hoạt động cấp tín dụng. Để tăng trưởng tín dụng thực sự hiệu quả, ngân hàng cần đồng thời tăng cường khả năng thẩm định, khả năng quản lý rủi ro đối với các khoản tín dụng tài trợ cho khách hàng.

Quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TE/TA)

Quy mơ vốn chủ sở hữu trên tài sản có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của các NHTMCPViệt Nam. Điều này chứng tỏ quy mơ vốn đóng một vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây tại nhiều quốc gia và khu vực khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng của hệ thống ngân

hàng Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 2006 - 2012, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một thời kỳ đầy thăng trầm. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu diễn ra năm 2008, 2009 là cơ sở minh chứng cho tầm quan trọng của quy mô vốn chủ sở hữu đối với các NHTMCP Việt Nam. Giai đoạn diễn ra khủng hoảng, các ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu nhỏ có ROA giảm mạnh trong khi các ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu lớn như Vietcombank, ACB, Vietinbank, Eximbank, Sacombank, Techcombank vẫn đạt được khả năng sinh lời cao và ổn định. Quy mô vốn chủ sở hữu đã cung cấp cho các ngân hàng một sức mạnh nội lực để có thể đứng vững trong thời kỳ kinh tế có nhiều bất ổn. Việc yêu cầu các NHTM tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính là giải pháp đúng đắn, phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế, phù hợp với chủ trương xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững.

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLP/TL)

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ có mối tương quan âm với ROA của NHTM. Ngân hàng có rủi ro tín dụng càng cao sẽ có khả năng sinh lời trên tài sản càng thấp. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kỳ vọng của tác giả và phù hợp với các kết quả trước đây của nhiều nhà nghiên cứu. Hệ số tương quan đã phản ánh đúng thực trạng của các NHTM Việt Nam trong thời gian vừa qua khi tăng trưởng tín dụng quá nóng đã để lại hậu quả nợ xấu, làm cho chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng lên, dẫn đến sự sụt giảm trong lợi nhuận của ngân hàng.

Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (NII/TA)

Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh có mối tương quan dương với khả năng sinh lời trên tài sản của các NHTMCP. Kết quả này thể hiện các ngân hàng có thu nhập ngồi lãi như thu nhập từ hoạt dịch vụ, từ hoạt động mua bán chứng khoán, kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ việc góp vốn mua cổ phần,… càng cao thì khả năng sinh lời càng cao. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Sufian và Razali (2008); Alper và Anbar

(2011); Sufian (2011) đồng thời phản ánh đúng thực trạng của các NHTMCP Việt Nam. Trong năm 2006, các ngân hàng bắt đầu quan tâm đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử. Từ những hoạt động này, ngân hàng có được các nguồn thu nhập như phí dịch vụ thanh tốn, phí dịch vụ ủy thác, đại lý, phí dịch vụ ngân quỹ, phí dịch vụ bảo lãnh,… Thu nhập ngồi lãi tăng làm cho ROA của ngân hàng tăng. Năm 2007, các ngân hàng cũng đạt được tốc độ tăng thu nhập ngoài lãi cao nhờ vào sự phát triển của thị trường chứng khốn.

Chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR)

Chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có mối tương quan âm với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Mối tương quan âm này chỉ ra rằng, chi phí hoạt động của các NHTMCP càng tăng thì khả năng sinh lợi càng giảm và ngược lại, ngân hàng càng tiết kiệm chi phí thì lợi nhuận tạo ra sẽ càng tăng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Zeitun (2012); Syfari (2012). Theo hệ số tương quan ước lượng được từ mơ hình, chi phí hoạt động của NHTMCP Việt Nam giảm được 1% thì khả năng sinh lời trên tài sản sẽ tăng lên 3,29%.

3.3.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GR)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối tương quan âm với khả năng sinh lời trên tài sản của các NHTMCP Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Ayadi và Boujelbene (2011); Safarli và Gumush (2012).Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2012 càng tăng thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm. Sau sự kiện gia nhập WTO, đến năm 2008, NHNN chính thức cấp giấy phép cho các NHTM 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trên lĩnh vực tài chính – tiền tệ, nguồn vốn dồi dào từ ngân hàng mẹ ở nước ngồi và cơng nghệ hiện đại, các NHTM 100% vốn nước ngoài trở thành đối

thủ cạnh tranh với NHTMCP Việt Nam. Song song đó, năm 2008 cũng là năm NHNN cho phép 3 NHTM mới được thành lập làm tăng số lượng các tổ chức tín dụng trên thị trường. Các ngân hàng này tham gia đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhưng đồng thời tạo áp lực cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Mặt khác, do áp lực phải tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này, nhiều ngân hàng, đặc biệt là các NHTMCP có vốn Nhà nước đã đẩy mạnh hoạt động cho vay, đầu tư vào các doanh nghiệp Nhà nước. Đây là loại hình doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, dẫn đến nợ xấu của đối tượng khách hàng này tăng lên, làm giảm đáng kể thu nhập của ngân hàng.

Tỷ lệ lạm phát (INF)

Tỷ lệ lạm phát có mối tương quan dương với khả năng sinh lời trên tài sản của các NHTMCP. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng tăng. Kết quả nghiên cứu của mơ hình phù hợp với những nghiên cứu của Sufian (2011); Gul, Irshad và Zaman (2011); Trujilo – Ponce (2012). Thực tế tại Việt Nam cho thấy khi lạm phát tăng, ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất cấp tín dụng cao hơn mức tăng lãi suất tiền gửi và xu hướng này làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác, trong giai đoạn căng thẳng thanh khoản, nhiều ngân hàng nhỏ phải vay trên thị trường liên ngân hàng để bù đắp thiếu hụt và duy trì hoạt động, những khoản vay này có lãi suất rất cao. Nhiều ngân hàng có vốn lớn đã có được khoản thu nhập lãi tăng mạnh từ hoạt động cho vay đối với các ngân hàng khác, dẫn đến lợi nhuận tăng và khả năng sinh lời trên tài sản tăng. Đối với các ngân hàng nhỏ, trong điều kiện chi phí trả lãi cao, để có thể đạt được lợi nhuận thì phải chấp nhận rủi ro. Những NHTM nhỏ cho vay với lãi suất cao nhưng các điều kiện tín dụng lại quá ưu ái cho khách hàng.

Chương 3 sử dụng dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTMCP trong giai đoạn 2006 – 2012 để tiến hành ước lượng mơ hình hồi quy. Kết quả ước lượng và kiểm định cho thấy mơ hình phù hợp nhất để giải thích sự thay đổi ROA của ngân hàng là mơ hình Random Effects. ROA của ngân hàng tương quan dương với quy mô tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, sự đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh và tỷ lệ lạm phát. Các biến có tương quan âm với ROA là chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ kết quả của mơ hình của chương 3 và thực trạng hoạt động của các NHTMCP Việt Nam trong chương 2, tác giả đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và các NHTM trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NHTMCP VIỆT NAM

4.1 Một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN

4.1.1. Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ cần có những chính sách tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, kiểm soát nhập siêu, cải thiện cán cân thanh tốn, duy trì và đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng, tăng cường kỷ luật tài chính, phấn đấu giảm bội chi ngân sách, bảo đảm dư nợ Chính phủ, nợ cơng và nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn.

Trong giai đoạn vừa qua, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng q nóng, dẫn đến những tác động khơng mong muốn như các doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, nợ xấu gia tăng do việc đầu tư quá mức vào bất động sản, chứng khoán. Xuất phát từ những yếu tố này, Chính phủ cần có những giải pháp để kinh tế Việt Nam có thể phát triển bền vững và tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng.

Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các thành phần kinh tế. Trong đó, Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng cho hoạt động của những doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Các doanh nghiệp này cần được đối xử hồn tồn bình đẳng như những doanh nghiệp tư nhân khác, đặc biệt là trong việc tiếp cận vốn và bảo lãnh vay vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w