5. ạm Ph vi và đối tượng nghiên ứu
2.1. Khái quát về NHTM cổ phần Việt Nam hiện nay
2.1.1. Sự ra đời và phát triển
Trước năm 1986, hoạt động của ngân hàng là góp phần củng cố hệ thống tiền tệ độc lập, tự chủ của đất nước, phát triển sản xuất, lưu thơng hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh, phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân và sau đó là để phục vụ nhu cầu khôi phục kinh tế, phục vụ yêu cầu hợp tác hóa và đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp, phát triển kinh tế quốc doanh. NHNN đã có nhiều cải tiến trong công tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt, mở rộng quan hệ thanh tốn đến hầu hết các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan của nhà nước; tập trung quản lý và đẩy mạnh các nguồn thu ngoại hối để đáp ứng nhu cầu kiến thiết đất nước.
Từ năm 1986, từ Nghị quyết Đại hội Đảng VI và các Nghị quyết Đại hội Đảng sau đó thực hiện chủ trương đổi mới tồn diện, sâu sắc và triệt để, công cuộc đổi mới đất nước được triển khai mạnh mẽ, nền kinh tế chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống ngân hàng cũng từng bước đổi mới và phát triển, hồn thiện về mơ hình tổ chức, thể chế pháp lý, cơng nghệ và dịch vụ ngân hàng.
Sau một thời gian tiến hành làm thử việc chuyển hoạt động ngân hàng sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa, ngày 26/3/1988 hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là “chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh”. Theo đó, bốn ngân hàng chuyên doanh được thành lập trên cơ sở chuyển và tách ra từ NHNN, gồm: ngân hàng công thương Việt Nam, ngân hàng
phát triển nông nghiệp, ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam, ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Tháng 5/1990 hai pháp lệnh ngân hàng ra đời (pháp lệnh NHNN Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp. Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:
◆NHNN thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụ của một NHTW – là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp hai.
◆Cấp ngân hàng kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực lưu thơng tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong tồn nền kinh tế quốc dân do các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện.
Năm 1997, quốc hội thông qua luật NHNN Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý căn bản và mạnh mẽ hơn cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Hệ thống các tổ chức tín dụng được chấn chỉnh, củng cố, từng bước xử lý nợ tồn đọng và nâng cao năng lực tài chính. Cơng nghệ ngân hàng có bước phát triển mạnh mẽ, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 5/2002, các dịch vụ ngân hàng điện tử xuất hiện (E-Banking, Internet banking,...). Đến nay, hệ thống các NHTM đã phát triển đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình dịch vụ. Quy mơ và chất lượng hoạt động của các ngân hàng ngày càng tăng; năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, năng lực cạnh tranh, trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin ngày càng được nâng lên. Các ngân hàng đã cơ bản thực
hiện tốt vai trò trung gian, huy động và phân bổ nguồn vốn có hiệu quả, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn và tiện ích của nền kinh tế và xã hội. Nhờ đó, hoạt động tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm qua. Đặc biệt hơn hết là sự bức phá của hệ thống NHTM cổ phần mà tác giả sẽ tiến hành phân tích dưới đây.
2.1.2. Tình hình hoạt động
Ngân hàng thường được coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu được với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh tốn, trong đó thanh tốn giữ vai trị đặc biệt quan trọng. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình ngành ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Cùng với quá trình cải cách, đổi mới và hội nhập số lượng NHTM Việt Nam đã tăng nhanh, tính đến tháng 12/2012 có: 5 NHTM nhà nước (trong đó có 3 ngân hàng là: VCB, Vietinbank, BIDV đã được cổ phần hóa, tuy nhiên, Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối trên 70%), 1 ngân hàng chính sách, 37 NHTM cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng có 100% vốn nước ngồi, và 54 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng và cũng đã trải qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, ngành ngân hàng đã tận dụng tốt những thời cơ, vượt qua khơng ít những cam go trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để gặt hái được những thành tựu to lớn, đóng góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm qua. Hệ thống ngân hàng đã có những bước phát triển tồn diện, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Theo dữ liệu từ NHNN cho biết, tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng trưởng 2.54% so với năm 2011 lên 5,085,780 tỷ đồng. Như vậy, cả năm 2012 tổng tài sản của hệ thống tăng gần 126,000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng trưởng phần lớn được đóng góp bởi
khối ngân hàng thương mại Nhà nước. Năm 2012, tài sản của nhóm này tăng thêm hơn 232,000 tỷ đồng (tương đương 11.78%). Ngược lại, tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần bị sụt giảm hơn 102,000 tỷ đồng so với năm 2011. Trong nhóm ngân hàng quốc doanh Agribank và CTG dẫn đầu về tổng tài sản lần lượt 560,000 tỷ đồng và 503,530 tỷ đồng. Trong nhóm NHTM cổ phần, Techcombank dẫn đầu với tài sản 179,732 tỷ đồng. Trong 8 ngân hàng niêm yết trên sàn, tổng tài sản sắp sếp theo thứ tự giảm dần lần lượt là: CTG, VCB, ACB, MBB, EIB, STB, SHB, NVB.
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn
2.2.1.1. Thuận lợi
Trải qua một thời gian dài xây dựng và phát triển, các NHTM Việt Nam được những thành tựu rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của đất nước. Để có được kết quả ngồi sự nổ lực của chính bản thân các ngân hàng mà một phần cịn nhờ vào các thuận lợi sau:
Khn khổ pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng khơng ngừng được hồn thiện, ngày càng phù hợp với điều kiện Việt Nam và tiến gần đến thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của NHNN từng bước được bổ sung, hồn thiện; năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng ngày càng được nâng cao.
Cơ sở hạ tầng và công nghệ ngân hàng được chú trọng đầu tư và hiện đại hoá, tạo thay đổi căn bản trong phương thức giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng và trong quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh, đặc biệt là thẻ ngân hàng.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngồi, thúc đẩy q trình tiếp cận với cơng nghệ, dịch vụ ngân hàng hiện đại và các chuẩn mực quốc tế về ngân hàng.
2.2.1.2. Khó khăn
Trong thời gian gần đây, trước khá nhiều tác động bất lợi từ trong và ngoài nước, lạm phát và bất ổn tỷ giá nổi lên như là hai thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam nói chung và gây rất nhiều khó khăn cho ngành ngân hàng. Cụ thể như sau: Thứ nhất, với chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, NHNN khống chế lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Việc sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các ngân hàng chỉ được huy động với lãi suất khơng vượt q trần có lẽ chỉ là giải pháp mang tính tình thế, khó có thể duy trì được lâu dài, nói cách khác đây là giải pháp khơng mang tính thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, NHNN vẫn cần thiết phải sử dụng giải pháp mạnh tay này để đạt được những mục tiêu về kinh tế lớn hơn. Theo đó, đây sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các ngân hàng tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu hút tiền gửi VND. Thêm vào đó, chính sách tiền tệ thận trọng cũng khiến nguồn cung tiền ra thị trường hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến thanh khoản của các ngân hàng.
Thứ hai, cũng theo định hướng của NHNN, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, trong khi tín dụng đến nay vẫn là hoạt động mang lại doanh thu chính cho các NHTM. Vì vậy, để đảm bảo lợi nhuận các ngân hàng phải đẩy mạnh hoạt động dịch vụ và hoạt động khác để tăng doanh thu. Thêm vào đó là áp lực tăng vốn điều lệ từ NHNN. Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng buộc phải tăng vốn để tăng năng lực tài chính thì việc vừa đảm bảo tăng vốn theo quy định vừa phải đảm bảo tỷ suất sinh lợi cho ngân hàng, cho cổ đông là công việc hết sức khó khăn đặt ra cho các ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, áp lực cạnh tranh lớn. Các ngân hàng Việt Nam không chỉ chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhưng ngân hàng nội địa mà cịn từ các ngân hàng nước ngồi, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Kể từ 01/01/2011 chi nhánh ngân hàng nước ngồi sẽ được đối xử bình đẳng như cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Theo đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngồi sẽ được bình đẳng như NHTM trong nước trong việc giới hạn về cấp tín dụng, được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá
nhân Việt Nam mà ngân hàng khơng có quan hệ tín dụng, khơng cịn bị hạn chế theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp như trước nữa.
Ngồi những khó khăn trên, ngân hàng Việt Nam cịn có những khó khăn mang tính nội tại: cung cấp dịch vụ truyền thống, chất lượng chưa cao, năng lực quản trị và kỹ thuật cịn phải hồn thiện,… mà các ngân hàng Việt Nam cần phải cố gắng khắc phục để tiếp tục phát triển và hội nhập quốc tế.
2.2. Thực trạng hoạt động của NHTM cổ phần Việt Nam
2.2.1.Thành tựu đạt được
2.2.1.1. Thị phần
Thị phần của hệ thống NHTM cổ phần đã có thay đổi nhiều kể từ năm 2004 đến nay. Trong giai đoạn trước năm 2004, nhóm các NHTM nhà nước ln được xem là có vị thế thống lĩnh với thị phần cho vay và huy động vốn trung bình trên 78%. Đến năm 2012, đã có sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm các NHTM cổ phần, từ thị phần cho vay chỉ chiếm khoảng 6-11%, và 7-11% ở thị phần huy động vốn giai đoạn trước năm 2004, đã vươn lên đạt mức 35% ở thị phần cho vay và 47% thị phần huy động vốn vào năm 2012. Những biến động lớn xảy ra kể từ năm 2005-2006, thời kỳ mà các NHTM cổ phần có những tăng trưởng mạnh mẽ về mạng lưới, qui mô vốn, quy mô tổng tài sản, tăng cường các hình thức huy động vốn, đa dạng hố sản phẩm và tạo tiện ích thu hút khách hàng với làn sóng cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước với nhau. Đến nay, thị phần cho vay và huy động vốn của các NHTM nhà nước đã có sự sụt giảm đáng kể, lần lượt còn 52% và 44% vào năm 2012. Có thể thấy rõ rằng, nhóm các NHTM cổ phần đã lấy đi thị phần bị “đánh mất” của nhóm các NHTM nhà nước. Tuy nhiên, trong sự giằng co đang thể hiện, khối quốc doanh vẫn được xem là có nhiều lợi thế hơn, đặc biệt là về nguồn vốn và cơ sở khách hàng, bề dày thương hiệu… Còn khối cổ phần, miếng bánh thị phần hiện có là kết quả ấn tượng của những nỗ lực, dù bên cạnh đó cịn những kết quả khắc nghiệt của yêu cầu sáp nhập, hợp nhất, hoặc bị mua lại đã và đang diễn ra…Bảng 2.1 và 2.2 trình bày chi tiết thị phần tín dụng và thị phần tiền gởi của hệ thống ngân hàng qua các năm.
Bảng 2.1 Thị phần tín dụng của các NHTM cổ phần Việt Nam qua các năm ` Đơn vị tính: % 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 NHTM nhà nước 79 79 78 76 73 65 59 58 54 51 51 52 NHTM cổ phần 9 10 11 12 15 21 28 27 32 35 36 35 Ngân hàng nước ngoài, liên doanh
10 9 9 10 10 9 9 11 9 9 7 9
Tổ chức tín dụng khác
2 2 2 2 2 5 4 4 5 5 6 4
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN (2012).
Bảng 2.2 Thị phần huy động vốn của các NHTM cổ phần Việt Nam qua các năm
Đơn vị tính: %
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
NHTM nhà nước 80 79 78 75 74 69 60 57 50 45 44 44
NHTM cổ phần 9 10 11 13 17 22 30 33 41 47 47 47
Ngân hàng nước ngoài, liên doanh
10 10 10 10 8 8 9 8 8 7 8 7
Tổ chức tín dụng khác
1 1 1 2 2 1 1 2 1 1 1 2
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN (2012)
2.2.1.2. Vốn chủ sở hữu
Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của NHTM nhà nước và NHTM cổ phần tăng nhanh từ năm 2008 đến 2011 (Biểu đồ 2.1) là nhờ có nguồn vốn thặng dư từ cổ phiếu, lợi nhuận tăng trưởng cao trong giai đoạn này đã kéo theo quỹ dự trữ bổ sung vốn điều
Biểu đồ 2.1: Diễn biến vốn chủ sở hữu của các ngân hàngĐơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng 25000,0 20000,0 15000,0 10000,0 5000,0 ,0 2008 2009 2010 2011 2012
Ngân hàng nước ngồi, liên doanh NHTM nhà nước NHTM cổ phần
lệ và lợi nhuận giữlại tăng lên. Các ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngồi có mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu chậm hơn là do khơng có phần thặng dư vốn cổ phần. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của 2 nhóm NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài giảm nhẹ năm 2012 so với năm 2011; trong khi vốn chủ sở hữu của các NHTM nhà nước vẫn tăng. Sự sụt giảm vốn chủ sở hữu của 2 nhóm ngân hàng trên trong năm 2012 là do nợ xấu phát sinh tăng, nguồn lợi nhuận chưa phân phối của năm 2011 sẽ được kết chuyển cho mục đích trích lập dự phịng rủi ro để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn và làm trong sạch bảng tổng kết tài sản hơn.
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN (2012)
2.2.1.3. Tổng tài sản
Về tài sản, có sự thay đổi lớn của nhóm NHTM cổ phần từ năm 2007 đã tạo ra sự chuyển dịch khác nhau về tổng tài sản giữa các khối. Sự chuyển đổi của một số NHTM cổ phần trước đây chỉ hoạt động tại một khu vực nông thôn với địa bàn hẹp sang hoạt động trên phạm vi cả nước như NHTM cổ phần Bưu điện Liên Việt,