CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM
3.1.2 Các yếu tố chủ quan
Việc đánh giá thành quả hoạt động tại công ty đã được Ban giám đốc quan tâm từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa xây dựng được một hệ thống đánh giá hữu hiệu. Ban giám đốc chủ động tìm kiếm và tiếp cận với các phương pháp mới, các cơng cụ mới, các mơ hình quản lý mới để áp dụng vào công việc quản trị tại công ty hiện nay.
Công ty đang ngày một nhận thức rõ vai trò của việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược đối với hoạt động của doanh nghiệp. Đây là tiền đề cốt lõi cho
việc triển khai ứng dụng thẻ cân bằng điểm để đánh giá thành quả hoạt động tại cơng ty.
Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty trong hai năm gần đây đang có chiều hướng giảm sút. Việc tìm kiếm những cách thức quản lý và phương pháp hữu hiệu để cải thiện các quy trình hoạt động cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty đang là một vấn đề được ưu tiên hàng đầu.
Từ những vấn đề nêu trên, tác giả nhận thấy thẻ cân bằng điểm là một giải pháp rất tốt để giúp cơng ty có thể xác định rõ tầm nhìn và chiến lược của mình. Đồng thời, thơng qua cơng cụ thẻ cân bằng điểm, dựa vào các mục tiêu và chiến lược cụ thể, công ty sẽ xây dựng được các thước đo hữu hiệu để có thể đánh giá một cách xác đáng thành quả hoạt động của mình.
Thời gian đầu khi áp dụng thẻ cân bằng điểm có thể làm cho công ty tốn nhiều thời gian và tiền bạc, các mục tiêu tài chính ngắn hạn có thể sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, về lâu dài thì cơng cụ này sẽ tạo ra một sự phát triển bền vững cho công ty trong tương lai. Công ty sẽ tạo được uy tín và sự tin tưởng đối với khách hàng, từ đó nâng cao vị thế và vai trị của mình trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam.
3.2TẦM NHÌN VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN AS
Nhằm giúp cơng ty xác định tầm nhìn và chiến lược phát triển, chúng ta sẽ tiến hành phân tích SWOT để có cái nhìn chi tiết hơn về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức hiện nay như sau:
Về điểm mạnh:
- Cơng ty có kinh nghiệm hơn 13 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính nên xây dựng được một niềm tin khá tốt trong lòng khách hàng hiện nay. Đồng thời, cơng ty cũng duy trì được mối quan hệ khá tốt với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp FDI hoạt động trên các địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh và Long An.
- Cơng ty có một đội ngũ nhân sự am hiểu chun mơn về kế tốn – kiểm tốn, đồng thời rất thơng thạo tiếng Hoa. Những nhân sự này có thể trao đổi trực tiếp bằng tiếng Hoa những vấn đề mà các khách hàng là những nhà đầu tư trực tiếp từ Đài Loan, Trung Quốc đang quan tâm. Hiện nay, số lượng nhân viên am hiểu về chuyên môn kế tốn – kiểm tốn đồng thời thơng thạo tiếng Hoa rất ít. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh của cơng ty đối với các cơng ty kiểm tốn khác trong việc cung cấp dịch vụ kiểm tốn báo cáo tài chính cho các khách hàng là doanh nghiệp FDI đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia,…
- Chi phí hoạt động của công ty chiếm trên 75% là chi phí lương cho nhân viên. Tuy nhiên, mặt bằng chung về chi phí lương nhân viên của cơng ty so với các đối thủ cùng ngành là không cao. Hơn nữa, công ty đang thực hiện nhiều biện pháp để tiết kiệm các khoản chi phí hoạt động. Đây chính là điểm mạnh để cơng ty có thể cạnh tranh về giá phí kiểm tốn đối với các cơng ty kiểm tốn khác.
- Đội ngũ nhân viên tại cơng ty vẫn cịn khá trẻ, năng động, nhiệt huyết và tận tâm với nghề. Số lượng nhân viên có trình độ học vấn cao đang tăng đều hàng năm.
Về điểm yếu:
- Quy trình hoạt động kiểm tốn tại cơng ty vẫn cịn một số hạn chế, chưa có sự đồng bộ và thống nhất trong hệ thống tồn cơng ty. Điều này dẫn đến một số quan điểm trái chiều giữa các bộ phận khi làm việc cùng nhau.
- Cơng ty vẫn đang tìm kiếm mơ hình quản lý hữu hiệu cho hoạt động kinh doanh nên chưa định hình được phương châm quản lý tốt nhất cho các cấp trưởng phịng. Điều này đơi khi gây ra những bất cập trong tình hình nội bộ của cơng ty.
- Thương hiệu của công ty chưa được chú trọng phát triển đúng mức. Bộ phận kinh doanh của công ty hoạt động chưa hiệu quả nên tình hình kinh doanh những năm gần đây gặp khá nhiều khó khăn.
- Cơng ty vẫn chưa tìm kiếm được những nhà cung cấp phần mềm theo đúng mục tiêu và yêu cầu trong việc tin học hóa quy trình kiểm tốn. Điều này cũng làm cho việc thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động của cơng ty gặp nhiều khó khăn.
- Đối tượng khách hàng hiện nay của cơng ty chưa có sự đa dạng, chủ yếu là các doanh nghiệp FDI hoạt động tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Long An.
- Dịch vụ hiện nay của công ty cũng chưa được mở rộng. Phần lớn doanh thu của công ty đều đến từ dịch vụ kiểm tốn báo cáo tài chính. Dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn thuế vẫn chiếm một tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu doanh thu.
- Số lượng kiểm toán viên của công ty vẫn cịn khá ít. Đặc biệt là chưa có kiểm tốn viên có khả năng sử dụng thơng thạo tiếng Hoa.
Về cơ hội:
- Chính trị ổn định cùng với chính sách ưu đãi đầu tư của chính phủ tạo điều kiện để thu hút đầu tư nước ngồi. Do đó tạo cơ hội cho cơng ty phát triển thêm khách hàng.
- Xu hướng minh bạch hóa tài chính và sử dụng dịch vụ tư vấn tại các công ty ở Việt Nam hiện nay cũng rất lớn. Đây chính là cơ hội để cơng ty mở rộng cung cấp các dịch vụ mới cho khách hàng hiện nay.
- Số lượng doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đang tăng dần qua các năm, nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán và tư vấn thuế cũng khá lớn. Do đó, khách hàng tiềm năng của ngành kiểm tốn nói chung và của cơng ty nói riêng cũng rất lớn.
- Nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán hiện nay rất dồi dào, giá nhân công khá rẻ nên cũng là cơ hội để cơng ty có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh về chi phí của mình.
Về thách thức:
- Luật kiểm tốn độc lập 2013 và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới ra đời quy định chặt chẽ hơn về hoạt động kiểm tốn độc lập hiện nay.
- Lịng tin của xã hội vào ngành nghề kiểm toán đang bị lung lay bởi những sự kiện có liên quan đến các gian lận trên báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn gần đây.
- Rào cản gia nhập ngành khá thấp và tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các cơng ty kiểm tốn hiện nay cũng là thách thức lớn cho công ty.
- Tình hình kinh tế Việt Nam những năm gần đây có dấu hiệu khó khăn, số lượng các doanh nghiệp lâm vào tình trạng giải thể ngày một nhiều. Điều này sẽ ảnh hướng đến lượng khách hàng của công ty trong tương lai. - Yêu cầu của khách hàng hiện nay ngày càng cao nhưng giá phí kiểm tốn
lại khơng thể điều chỉnh tăng cao do áp lực từ khách hàng là khá lớn. - Việc giữ chân những thành viên chủ chốt trong công ty cũng là vấn đề
lớn đối với công ty hiện nay khi mặt bằng chung thu nhập của ngành kiểm tốn khơng phải là cao so với những ngành nghề khác.
Từ những phân tích ở trên, tác giả cung đồng thời quan sát thực trạng kinh doanh của công ty hiện nay và xác định rõ ràng tầm nhìn và chiến lược cho cơng ty như sau:
3.2.1Tầm nhìn
Cơng ty TNHH Kiểm tốn AS sẽ trở thành Top 10 cơng ty kiểm tốn lớn nhất Việt Nam về cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính. Đồng thời chiếm vị trí số 1 về thị phần cung cấp dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp FDI đến từ Đài Loan, Trung Quốc.
3.2.2Chiến lược
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành kiểm tốn là rất khó để xác định sự vượt trội về chất lượng dịch vụ kiểm tốn giữa các cơng ty có cùng quy mơ. Vì vậy, cơng ty xác định chiến lược mà công ty sẽ theo đuổi là “chiến lược
dẫn đầu về chi phí”. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn phát triển cụ thể mà cơng
ty có những chiến lược riêng để phù hợp với tình hình đặc điểm kinh doanh hiện tại của công ty.
Trong ngắn hạn (giai đoạn từ nay đến năm 2015)
Củng cố, xây dựng và phát triển thương hiệu ASCO, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu và giữ vững niềm tin vững mạnh ở khách hàng.
Tập trung vào việc phát triển dịch vụ kiểm toán.
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu hiện nay là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI đến từ Đài Loan, Trung Quốc. Xúc tiến và thúc đẩy việc cung cấp dịch vụ tốt nhất cho nhóm khách hàng này nhằm tăng thị phần.
Đầu tư vào việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hệ thống thông tin. Tập trung hỗ trợ các nhân viên trong việc học tập và lấy các chứng chỉ nghề nghiệp, nhất là đối với các nhân viên thuộc bộ phận kiểm toán biết sử dụng tiếng Hoa.
Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, cải tiến các quy trình hoạt động nội bộ nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất.
Trong dài hạn (từ năm 2016 đến năm 2020)
Tiếp tục phát triển thương hiệu ASCO là một thương hiệu kiểm tốn uy tín, chất lượng đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực cho các mảng dịch vụ như: kiểm toán, tư vấn thuế và tư vấn tài chính nhằm tăng thị phần.
Hướng đến nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều mảng dịch vụ, trong đó mảng cung cấp dịch vụ kiểm tốn cho các cơng ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ được đẩy mạnh phát triển hơn nữa.
Mở rộng và phát triển hệ thống, quy mô hoạt động ra các tỉnh miền Bắc và miền Trung.
Đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể đáp ứng yêu cầu đa dạng của các khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực: kiểm toán, tư vấn thuế và tư vấn tài chính.
Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao năng lực quản lý, cải tiến quy trình hoạt động để cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng cho các khách hàng với giá cả cạnh tranh và đáng tin cậy.
3.3 XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN AS DỰA VÀO THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM
Xuất phát từ tầm nhìn và chiến lược của cơng ty, tác giả tiến hành phân tích và vận dụng thẻ cân bằng điểm nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược thành các mục tiêu và thước đo cụ thể trên bốn phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển.
3.3.1Phương diện tài chính
Phương diện tài chính là một phương diện rất được Ban giám đốc cơng ty quan tâm. Bởi vì tất cả các phương diện khác được xây dựng cũng đều nhằm giúp cho phương diện tài chính được cải thiện, mang lại giá trị tăng thêm cho cổ đông. Và khi phương diện tài chính vững mạnh thì mới có nguồn lực để tài trợ ngược lại cho ba phương diện còn lại cùng phát triển.
3.3.1.1Mục tiêu của phương diện tài chính
Căn cứ vào chiến lược phát triển của công ty, phương diện tài chính được xây dựng với 2 mục tiêu quan trọng nhất cần phải đạt được là: cải thiện năng suất và tăng trưởng doanh thu. Trong chiến lược ngắn hạn, công ty sẽ tập trung cố gắng cải thiện năng suất hoạt động. Sau đó, trong giai đoạn phát triển, mở rộng quy mơ hoạt động thì sẽ tập trung đẩy mạnh việc tăng trưởng doanh thu.
Đối với mục tiêu cải thiện năng xuất: công ty sẽ phải thực hiện việc cắt giảm chi phí, sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực tài chính và tài sản vật chất. Đối với mục tiêu tăng trưởng doanh thu: công ty sẽ cố gắng để thu được
lợi nhuận nhiều hơn từ những khách hàng hiện tại, đồng thời mở rộng nhiều sản phẩm mới đến nhiều đối tượng khách hàng hơn để tăng trưởng doanh thu tốt hơn.
3.3.1.2Thước đo của phương diện tài chính
Đối với mục tiêu cải thiện năng suất, ta có các mục tiêu cụ thể và các thước đo tương ứng như sau:
Mục tiêu giảm chi phí: ta sẽ sử dụng thước đo “% chi phí hoạt động/1 hợp
đồng dịch vụ kiểm toán giảm được so với năm trước”. Khi so sánh chỉ
tiêu này giữa số kế hoạch và thực tế, ta sẽ biết được việc cắt giảm chi phí của cơng ty có thực sự hữu hiệu hay khơng?
Đối với mục tiêu tăng trưởng doanh thu, ta có các mục tiêu cụ thể và các thước đo tương ứng như sau:
Mục tiêu tăng doanh thu từ khách hàng cũ: ta sẽ sử dụng thước đo “% doanh thu tăng thêm từ khách hàng cũ”. Thước đo này sẽ cho biết tăng
trưởng doanh thu từ khách hàng cũ của công ty thay đổi như thế nào.
Mục tiêu tăng doanh thu từ khách hàng mới: ta sẽ sử dụng thước đo “% doanh thu tăng thêm từ khách hàng mới”. Thước đo này sẽ giúp công ty
đo lường được sự tăng trưởng doanh thu từ khách hàng mới của công ty. Mục tiêu tăng doanh thu từ các dịch vụ mới: thước đo được sử dụng để đo
lường cho mục tiêu này là “% doanh thu đến từ các dịch vụ mới”. Chúng ta sẽ tính % doanh thu đến từ các dịch vụ khác ngồi dịch vụ kiểm tốn của công ty để xem xét khả năng tăng trưởng doanh thu từ việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh và cung cấp dịch vụ của công ty phát triển như thế nào.
Cách thức tính các thước đo trong phương diện tài chính được giải thích trong phụ lục 04. Dựa vào chiến lược phát triển của công ty, kế hoạch tài chính của ban giám đốc cơng ty, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính trong q khứ và năng lực hiện tại của công ty, tác giả tiến hành xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch và kiến nghị một số các biện pháp thực hiện như sau:
Đối với thước đo % chi phí hoạt động/1 hợp đồng kiểm toán giảm được so với năm trước: Ban giám đốc đặt ra mức chi phí hoạt động cần phải tiết kiệm được trong năm 2013 là 5%.
Đối với thước đo % doanh thu tăng thêm từ khách hàng cũ: ban giám đốc đặt ra mức chỉ tiêu kế hoạch cho thước đo này ở mức 5%.
Đối với thước đo % doanh thu tăng thêm từ khách hàng mới: căn cứ vào chiến lược phát triển hiện nay và kế hoạch tài chính - kinh doanh trong năm 2013, ban giám đốc đặt ra mức chỉ tiêu kế hoạch cho thước đo này ở mức 10%.
Đối với thước đo % doanh thu từ các dịch vụ mới: năm 2012 và năm 2011, cơ cấu doanh thu từ dịch vụ mới chiếm khoảng 3% đến 5% doanh thu tồn cơng ty. Vì vậy, với chiến lược mở rộng doanh thu thì cơng ty cần phải đặt ra chỉ tiêu kế hoạch cho thước đo này là 5%.
55
Bảng 3.1: Mục tiêu và thước đo trong phương diện tài chính của cơng ty trong năm