3.4 Kiến nghị
3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước
Nền kinh tế nước ta trong năm 2013 có những dấu hiệu phục hồi tích cực ,tuy nhiên theo dự báo của các chuyên gia thì những diễn biến phức tạp khó có thể lường trước do sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Vì vậy về lâu dài, chính phủ cần xây dựng hệ thống tài chính mang tính cân bằng hơn trên cơ sở phát triển thị trường vốn, đồng thời phải lấy thay đổi cơ cấu kinh tế và cải thiện năng lực nền kinh tế như giải pháp lâu dài để đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế bền vững .
Nhà nước hỗ trợ khuyến khích thành lập các tổ chức định mức tín nghiệm, thiết lập hệ thống thông tin minh bạch về các doanh nghiệp để Ngân hàng có thể làm căn cứ ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn, hợp lý .
Hiện nay NHNN vẫn thiếu tính độc lập và bị chi phối bởi các mục tiêu chính phủ và ngay cả các ngân hàng thương mại cũng thế. Do vậy khó có thể đưa ra những chính sách độc lập và hiệu quả để quản lý giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại. Mặt khác, do cơ chế pháp luật thiếu minh bạch, hiệu quả dẫn đến chồng chéo, thiếu minh bạch, mâu thuẫn, khó thực thi được. Vì vậy mà theo tơi, Nhà nước nên tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ nhất là lãi suất, tỷ giá ,thị trường mở ...hoạt động thanh tra, giám sát (chuyển từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra cơ sở rủi ro theo các quy định ), quản lý rủi ro thương mại, cấp phép thành lập Ngân hàng mới, hướng dẫn việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ cho các Tổ chức Tín dụng ...
Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất còn chậm, gây ảnh hưởng đến việc
thế chấp tài sản vốn vay ngân hàng của người dân. Đơi khi làm khó khăn, chậm chễ việc vay vốn, làm ảnh hưởng đến những kế hoạch dự kiến của người vay .
Việc xác định khung giá cả chung cho bất động sản của nhà nước là không chặt chẽ,
chưa được quan tâm đúng mức, làm cho việc định giá vẫn chủ yếu dựa vào đánh giá chủ qua của cán bộ ngân hàng. Với tình hình như thế thì NHNN phải hoàn chỉnh việc định giá tài sản bằng việc xem xét khung giá đối với quyền sử dụng đất sao cho phản ánh giá cả thị trường.
Xử lý tài sản đảm bảo: Sự chậm trễ trong việc thanh lý tài sản bù đắp tổn thất khoản
vay đã thành nợ xấu, quá chậm trễ, khiến cho thanh khoản tín dụng khơng xử lý được. Đồng thời, kéo theo đó là những thiệt hại về thời gian, sự nhiêu khê do hầu kiện ở tịa các cấp mà khơng biết là tài sản thế chấp có bán được hay khơng. Vì vậy, Chính phủ cần xem xét và quyết liệt đề cập tới quy định pháp luật xử lý tài sản phù hợp với thông lệ thị trường.