.Nhà cung cấp nguyên liệu

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CHO NHÀ máy XAY xát tân mỹ HƯNG (Trang 36 - 37)

Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy chủ yếu từ nơng dân, Nơng dân có đặc điểm chung là ít am hiểu về thơng tin thị trường, họ thích bán nếp ngay sau khi thu hoạch để trang trải chi phí trong q trình sản xuất và thích được thanh tốn nhanh bằng tiền mặt. Với đặc điểm này nhà máy cần phải làm gì để thu mua được nhiều nếp từ nơng dân? Nhà máy cần phải điều động vốn, chuẩn bị kho chứa để tiến hành thu mua nếp vào mùa thu hoạch cao điểm và thanh toán ngay bằng tiền mặt, từ đó nhà máy mới thu mua được nhiều nguyên liệu, tạo được mối quan hệ mật thiết với nông dân. Nhưng do nhà máy khơng có đội ngũ thu mua nguyên liệu chuyên nghiệp nên vấn đề hiện nay là nhà máy cần phải tận dụng thương lái, hàng sáo biến họ thành nhà cung cấp cho nhà máy mới có thể tận dụng hết cơng suất của nhà máy.

Mối quan hệ gắn kết giữa nhà máy với nông dân chưa chặt chẽ. Để thực hiện tốt một chuỗi giá trị cần có các khâu từ thu mua nguyên liệu, sản xuất-chế biến, tiêu thụ. Rõ ràng một mình nhà nơng vừa lo sản xuất vừa lo đầu ra cho nếp của mình thì sẽ khơng thể làm được, mặt khác một mình nhà máy tự làm tất cả các khâu thì cũng khơng hiệu quả. Nên liên kết lại để phát huy tối đa chuỗi giá trị mang lại lợi nhuận cho cả nông dân và nhà máy. Do đó cần tạo mối quan hệ mật thiết giữa nông dân với nhà máy là một việc phải làm.

Hiện nay, nhà máy và các doanh nghiệp trong ngành đang gặp trở ngại lớn về chất lượng nguồn nguyên liệu, điều này được phản ánh qua việc nơng dân vẫn có thói quen sử dụng các loại giống không thuần chủng hoặc các loại giống khơng rõ nguồn gốc để gieo cấy, ít ứng dụng các loại máy móc, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mặt khác là việc sản xuất nhỏ lẻ. Tình trạng này đã làm cho chất lượng đầu vào của nhà máy không ổn định và kéo theo sản phẩm nếp đầu ra có chất lượng thấp. Bên cạnh điểm mạnh là nơng dân có kinh nghiệm sản xuất nếp lâu đời, tuy nhiên còn mặt yếu là tác phong làm việc còn nhàn rỗi nên không phát huy được tiềm năng của sản xuất nếp xuất khẩu. Điển hình là việc bao tiêu sản phẩm, người nông dân chỉ làm cho đúng yêu cầu là giao hàng đúng thời hạn mà không lưu ý nhiều đến mẫu mã và chất lượng nông sản. Với phong cách canh tác nhàn rỗi, không bận tâm nhiều về tình hình chất lượng sản phẩm nên đa số đều làm ăn nhỏ lẻ không hiệu quả.

Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho hoạt động gia công chủ yếu là các hàng sáo trong vùng, số lượng các hàng sáo đến nhà máy xay xát tương đối ít, lý do của thực trạng này là đa số các hàng sáo thu mua lúa của nông dân trong vùng bằng xe tải trong khi đó nhà máy khơng có đường cho xe tải chở nguyên liệu vào nhà máy. Đa số các hàng sáo đến xay xát là những hàng sáo thu mua nếp bằng ghe, thuyền. Một hệ thống đường đủ rộng cho xe tải chở nguyên liệu đến nhà máy là điểm mấu chốt giải quyết vấn đề công suất cho nhà máy. Hàng sáo có thể gây áp lực đối với nhà máy vì các hàng sáo thay vì bán lại cho nhà máy họ có thể thuê xay xát và sau đó tự bán thành phẩm ở các chợ đầu mối. Mặt khác, hàng sáo là người bảo thủ khơng thích hợp tác mà nhất là hợp tác với HTX, họ sợ gặp rắc rối khi hợp tác với HTX, rắc rối về vấn đề chia lợi nhuận, vì thế họ có xu hướng tự kinh doanh mà khơng chịu hợp tác.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CHO NHÀ máy XAY xát tân mỹ HƯNG (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)