GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CHO NHÀ máy XAY xát tân mỹ HƯNG (Trang 26 - 31)

3.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

Tên nhà máy: Nhà máy xay xát Tân Mỹ Hưng

Trụ sở: Ấp Trung 3, Thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, An Giang Tổng vốn đầu tư 2.603 triệu đồng, trong đó:

Vốn tài trợ của dự án: 1.396 triệu đồng, chiếm 53,63% để xây dựng nhà bao che và thiết bị.

Vốn hợp tác xã: 1.207 triệu đồng, chiếm 46,37% trong đó góp vốn đối ứng 10%, phần cịn lại mua mặt bằng làm nền móng và máy sấy.

Nhà máy -xay xát Tân Mỹ Hưng đươc hình thành theo dự án “Nghiên cứu và phát triển công nghệ sau thu hoạch”. Nhà máy là một bộ phận của hợp tác xã, do đó mọi hoạt động của nhà máy đều chịu sự quản lý của hợp tác xã, nhà máy được triển khai xây dựng vào đầu năm 2005 trên cơ sở của hợp đồng số 256/DA-AO do hai bên ký ngày 13/8/2002 giữa doanh nghiệp cơ điện Nông nghiệp III (AGROMAS) đại diện của Chính phủ Áo và Hợp tác xã Tân Mỹ Hưng.

Nhà máy có tư cách pháp nhân đầy đủ theo qui định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, có điều lệ tổ chức hoạt động, chịu trách nhiệm hữu hạn về kết quả sản xuất kinh doanh, được hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính, có bảng cân đối kế tốn riêng, được lập các quỹ theo qui định của Luật doanh nghiệp và Nghị quyết của Đại hội cổ đông.

Nhà máy được xây dựng và đưa vào hoạt động ngày 14/04/2005 với diện tích tổng cộng là: 2.340 m2, trong đó:

- Kho chứa trấu: 1000 m2 - Nhà : 240 m2 - Nhà xưởng: 1100 m2

Nhà máy được xây dựng trên khu đất được mua lại của nơng dân xã Tân Hịa, huyện Phú Tân, nhà máy nằm sát sông Vàm Nao thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường thủy góp phần làm giảm chi phí vận chuyển cho nơng dân, và hàng sáo.

Nhà máy có 2 lò sấy, đây là hệ thống sấy tĩnh đảo chiều gió do Đại học Lâm Nông thiết kế với công suất 16 tấn/mẻ, thời gian trung bình 20-30 giờ/mẻ. Với 2 lị trong nhà máy có thể phục vụ nhu cầu trong năm khoảng 1920 tấn và tỷ lệ hao hụt sau là 18%. Hoạt động của máy gắn liền với hoạt động của nhà máy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển từ qúa trình sang quá trình xay xát.

3.2. Chức năng, nghĩa vụ, phƣơng thức hoạt động Chức năng Chức năng

Tổ chức sản xuất kinh doanh, chế biến lương thực, hỗ trợ xã viên trong việc gắn kết trồng trọt nếp làm nguyên liệu đưa vào nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Nghĩa vụ

Quản lý và sử dụng tài sản của dự án đúng theo qui định và có hiệu quả.

Đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước những người góp vốn về kết quả hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm do doanh nghiệp làm ra.

Đăng ký và tổ chức thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của bộ luật lao động.

Thực hiện các qui định của Nhà nước về bảo vệ tài ngun, mơi trường, an ninh trật tự và phịng cháy chữa cháy.

Thực hiện các qui định của Nhà nước về tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo qui định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo.

Chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo qui định của pháp luật, tuân thủ các qui định về thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Đảm bảo về trách nhiệm hoàn trả vốn tài trợ và các khoản vay khác, thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật và các nội dung đã thỏa thuận nêu trong hợp đồng số 256/DA-AO.

Phƣơng thức hoạt động

Hoạt động sản xuất-kinh doanh:

 Thu mua nếp của xã viên và nông dân trong khu vực.

 Kinh doanh gạo nếp, phụ phẩm, phế phẩm.

Hoạt động gia công: nhà máy thực hiên , xay xát, lau bóng theo yêu cầu cho các hàng sáo.

3.3. Phân tích hiện trạng của nhà máy Bộ máy quản lý-nhân sự của nhà máy Bộ máy quản lý-nhân sự của nhà máy

Cách thức tổ chức

Nhà máy hoạt động theo chế độ thủ trưởng, trưởng ban điều hành nhà máy chịu trách nhiệm trước ban quản trị HTX Tân Mỹ Hưng và các thành viên góp trong q trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.

Theo công việc, trưởng ban quản lý phân công từng nhân viên thực hiện nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm trước trưởng ban quản lý. Trưởng ban quản lý trình độ thấp, khơng có kiến thức, kỹ năng quản lý nên khơng thể quản lý nhà máy một cách khoa học và hiệu quả.

Sơ đồ tổ chức của nhà máy

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức của nhà máy

Đội ngũ nhân sự của nhà máy có trình độ thấp đặc biệt là trưởng ban quản lý. Do đó, khơng đáp ứng được những u cầu chuyên môn của công việc, cần phải có sự thay đổi để nâng cao trình độ nhân sự từ đó đưa

Trưởng ban điều hành

Thủ qũi kiêm Thủ kho Kế toán

Ban điều hành nhà máy

ra những quyết định hợp lý, chống lại những thay đổi của môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt.

Công nghệ

Công nghệ xay xát: So với các nhà máy trong vùng công nghệ chế biến nếp của các nhà máy tương đối hiện đại có thể đáp ứng được cho hoạt động sản xuất kinh doanh nếp xuất khẩu, do cơng ty cơ khí Long An lắp ráp.

Cơng nghệ sấy: Máy sấy vĩ ngang đảo chiều gió từ 16-18 tấn/mẻ.

Tình hình sản xuất kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 và sáu thàng đầu năm 2006

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2005, 2006

ĐVT: đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của nhà máy 2005, 2006)

Qua bảng trên ta thấy, trong 2 năm đầu hoạt động nhà máy hoạt động không hiệu quả. Trong năm 2005, do mới đi vào hoạt động còn thiếu kinh nghiệm trong tất cả các khâu đặc biệt là khâu quản lý điều hành và khâu thu mua nguyên liệu chưa đảm bảo yêu cầu chuyên môn nên lỗ 221.844.991 đồng. Trong năm 2006 do có nhiều kinh nghiệm hơn nên hoạt động có hiệu quả hơn so với năm trước và đã lời được 44.144.499 đồng. Nhưng nhìn chung, trong hai năm đầu nhà máy hoạt động không hiệu quả, hiện tại nhà máy nợ 469.540.677. Trong năm 2007 nhà máy ngưng hoạt động do thiếu vốn và một số thành viên góp vốn do khơng tin tưởng vào tương lai của nhà máy nên đòi thanh lý nhà máy để gỡ lại vốn.

Tình hình tài chính

Do cơng việc kinh doanh khơng có hiệu quả, mới hoạt động, khơng đảm bảo uy tín nên việc vay vốn tại các ngân hàng tương đối khó, bên cạnh đó các tỷ số tài chính về khả năng thanh tốn, tỷ số hoạt động, tỷ số lợi nhuận thấp. Điều đó làm mất sự tin tưởng của những người góp vào

Chỉ tiêu 2005 2006

Doanh thu

Lợi nhuận sau thuế

6.084.106.283 -221.844.991

3.216.400.144 44.144.499

nhà máy, họ khơng n tâm về đồng vốn của mình bỏ ra đầu tư vào nhà máy.

Với những yếu kém trên đã làm cho nhà máy hoạt động không hiệu quả, nợ nhiều và đã đóng cửa. Do đó, việc xây dựng một chiến lược để phục hồi lại nhà máy là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay để tận dụng các lợi thế về nguyên liệu, công nghệ, và nền kinh tế hội nhập.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CHO NHÀ máy XAY xát tân mỹ HƯNG (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)