CHƢƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TÀI CHÍNH HỒNG CÔNG
2.4. Thị trƣờng trái phiếu:
2.4.1. Các quy định:
Trong 15 năm qua, thị trường này thực hiện phát hành trái phiếu bằng đô la Hồng Công. Cả khu vực tư nhân và chính phủ đều được huy động để phát triển doanh nghiệp và cải cách thị trường trái phiếu nhưng kết quả không đáng kể.
Điều đáng nói là Hồng Cơng và Singapore - hai nền kinh tế chính cịn lại trong khu vực- vẫn áp đặt rằng trái phiếu phải phát hành theo đồng bản địa. Việc phát hành trái phiếu được quản lý giống như các thị trường Châu Á (trừ Nhật Bản), trong đó, cả người đi vay bản địa và nước ngoài đều thường xuyên phát hành trái phiếu bằng đô la Hồng Cơng có thời gian trung hạn nhưng tính thanh khoản thì kém.
Nguyên nhân của việc kém thanh khoản và ít sử dụng trái phiếu là vì thói quen. Hồng Cơng không thiếu các nguồn lực để mua trái phiếu nhưng khơng có hoạt động mua bán cơng cụ nợ do hậu quả của chính sách tiền tệ bội chi, các cơng cụ nợ rất khó có thể thốt khỏi sự lệ thuộc vào HKMA hoặc các ngân hàng bảo lãnh, vì thế, các cơng cụ này được giữ cho đến khi đáo hạn hay được mua bán lại trong các điều kiện nhất định.
HKMA đã có những cải cách đáng khích lệ. Cơ quan này hướng sự phát triển vào cả khu vực tư nhân, mua bán trái phiếu theo thông lệ và phát hành các công cụ phái sinh phức tạp khác. Tuy nhiên, HKMA không sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu vượt nguồn thu của chính quyền hoặc các cơng trình cơ sở hạ tầng cho dù Sắc lệnh
Quỹ Hối đoái (Exchange Fund Ordinance) cho phép vay mượn. Từ năm 2000, Hồng Cơng đã có những hoạt động xúc tiến, khuyến khích phát hành trái phiếu có lãi xác định, ví dụ như chứng khốn hố các nguồn thu chính quyền, thơng qua phát hành các tín chỉ đầu tư bất động sản (real estate investment trusts REITs) hoặc Quỹ Trái phiếu Châu Á- một chương trình ngân hàng trung ương địa phương bắt đầu từ năm 2005, giúp tạo ra các quỹ mua bán trái phiếu nhỏ. Có những quy định và mục tiêu chính thức được đưa ra, ví dụ, để khuyến khích người cho vay thương mại đa dạng hố danh mục kinh doanh, các nhà quản lý quy định các ngân hàng không được đầu tư quá một tỷ lệ nhất định vào các tài sản rủi ro trong các khoản tín dụng thương mại hay tín dụng có tài sản thế chấp của dân cư. Tuy nhiên, trái phiếu có lãi xác định có lợi thế là ít biến động, nhưng chúng khơng có vai trị đáng kể trong việc quản lý rủi ro hoặc trở thành công cụ sử dụng trong khủng hoảng của ngành ngân hàng.
Đồng thời có một số hạn chế đối với những doanh nghiệp nước ngoài muốn phát hành trái phiếu bằng đô la Hồng Công. Các quy định về niêm yết công cụ nợ trên HKEx tuy đã được điều chỉnh trong những năm gần đây, chúng cho phép các nhà đầu tư tự đăng ký và đầu tư vào các công cụ nợ được phát hành tại Hồng Công nhưng nhà đầu tư tiềm năng vẫn phải đối mặt với chính sách thuế bất lợi khi phát hành công cụ nợ của công ty.
2.4.2. Cơ quan quản lý:
Đơn vị thị trường tiền tệ trung tâm (CMU) thuộc HKMA là nơi thực hiện việc thanh toán và bù trừ trái phiếu cho Trung tâm trao đổi Giấy tờ có giá (Exchange Fund Bills and Notes) và phát hành các công cụ nợ của các doanh nghiệp. Đồng thời các giao dịch trên thị trường tự do cũng được thực hiện giữa các ngân hàng, các nhà đầu tư có tổ chức thơng qua một sàn giao dịch điện tử.
2.4.3. Hoạt động thực tiễn:
Tại châu Á, trái phiếu mới nhận được sự quan tâm thúc đẩy phát triển từ chính phủ các nước trong những năm gần kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 1997- 1998. Trước khủng hoảng, nhiều nước châu Á đã phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống ngân hàng khi khu vực này cung cấp khoản 80% nợ tài chính, trong khi thị trường trái phiếu chiếm chỉ 20%. Ngược lại, tại một số nước phát triển như Nhật, Australia thì con số này là 30- 40%, đặc biệt lên đến hơn 60% tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trái phiếu các nước Châu Á không cao, chỉ 5%, trong khi ở Australia và Mỹ là 25%. Nguyên nhân là do tính thanh khoản yếu, quy mô thị trường nhỏ, định mức tín dụng thấp…
Thị trường trái phiếu Hồng Cơng cũng khơng ngồi quy luật ấy. Quy mô tương đối nhỏ theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như trong mối tương quan với thị trường vốn. Trái phiếu được phát hành bằng đồng nội tệ, số lượng nhà đầu tư đơn điệu cho dù các ngân hàng ở Hồng Công cung cấp các dịch vụ cho phép nhà đầu tư đầu tư vào: chứng khốn có thu nhập xác định trước, có thể nhận ngồi Hồng Cơng thông qua thoả thuận chéo (swap aggrement); các quỹ trái phiếu với thu nhập được báo có tại Ngân khố Hoa Kỳ hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp được ghi có ở nhiều nơi; các sản phẩm tương tự với các chứng khoán thu nhập cố định ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động tại thị trường này rất trầm lắng. Hệ thống và cở sở hạ tầng cho nhà đầu tư của thị trường trái phiếu đều hiện đại và phát triển nhưng trên thực tế chúng được nhà phát hành trong nước cũng như quốc tế sử dụng rất hạn chế so với kỳ vọng.
Cuối 2004, giá trị danh nghĩa của các cơng cụ nợ trong nước có thời hạn trên 12 tháng là 46.5 tỷ USD. Giá trị này gần như thấp nhất tại các thị trường Châu Á (nhiều hơn duy nhất Philippin) và số vay nợ của chính quyền hiện tại là ít nhất khu vực với giá trị 15.8 tỷ USD. Giá trị rịng của khoản vay bằng đơ la Hồng Cơng năm 2004 là dưới 1.7 tỷ USD, trong khi Hàn Quốc là 50.2 tỷ USD và Australia là 39.5 tỷ USD. Từ các con số trên, có thể thấy thị trường trái phiếu Hàn Quốc là 12.2 lần tại Hồng Công trong khi GDP nước này gấp 4.1 lần Hồng Cơng. Cịn Australia thị trường trái phiếu gấp 7.7 lần Hồng Công và GDP nước này gấp Hồng Công 3.7 lần. Những con số này thể hiện sự bất thường hay nói cách khác hoạt động của thị trường trái phiếu tại Hồng Công thua xa so với thị trường vốn và tín dụng ngân hàng.
Năm 2006, thị trường trái phiếu tăng 4%, HKMA tiếp tục tăng lượng phát hành các trái phiếu có thể chuyển đổi để duy trì tính thanh khoản. Khối lượng phát hành cịn tương đối nhỏ. Mặt tích cực của động thái này là phản ánh niềm tin của Chính phủ trong việc giảm thâm hụt qua thu thuế vì tăng trưởng kinh tế vẫn mạnh. Nhìn chung, mục tiêu của phát hành trái phiếu vẫn là ở khu vực tư nhân.