Khái niệm chi ngân sách nhà nước: Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ (Trang 35 - 37)

phối và sử dụng quỹ ngân sách theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện nhiệm vụ của nhà nước..

+ Nội dung chi ngân sách nhà nước:

- Nhóm chi đầu tư phát triển: là những khoản chi ngân sách nhà nước nhằm tạo dựng cơ sở vật chất cho các lĩnh vực, nhất là các cơ sở kinh tế của nhà nước và thực hiện các mục tiêu để phát triển đất nước.

Nội dung chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước bao gồm: a) Chi đầu tư xây dựng cơ bản,

b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước,

c) Góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước

d) Chi cho quỹ hỗ trợ phát triển, và quỹ hỗ trợ phát triển đối với các chương trình mục tiêu quốc gia

e) Chi dự trữ nhà nước để hình thành các quỹ dự trữ quốc gia f) Các khoản chi đầu tư phát triển khác.

của nhà nước, gắn liền với chức năng quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước. Nội dung chi thường xuyên của ngân sách nhà nước gồm có:

a) Chi quản lý nhà nước: là các khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và cơ sở, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội. Các khoản chi về quản lý nhà nước được cấp phát từ ngân sách nhà nước bao gồm:

* Chi hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp

* Chi về hoạt động của hệ thống các cơ quan pháp luật như ngành tư pháp, hệ thống tòa án nhân dân và viện kiểm soát nhân dân

* Chi về hoạt động quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội cho các cơ quan quản lý xã hội như Chính phủ, các bộ ngành thuộc Chính phủ và chính quyền các cấp,

* Chi hoạt động của các cơ quan thuộc Đảng ở các cấp.

b) Chi sự nghiệp: là những khoản chi cho các dịch vụ và hoạt động xã hội phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí của dân cư. Đây thực chất là khoản chi đảm bảo các hoạt động sự nghiệp và chi mang tính trợ cấp cho các đối tượng xã hội nhất định. Theo tính chất hoạt động của các ngành, chi sự nghiệp bao gồm:

* Chi sự nghiệp kinh tế (điều tra cơ bản, đo vẽ bản đồ, định canh định cư, giao thông, nông nghiệp thuỷ lợi, …),

* Chi sự nghiệp văn hóa xã hội gồm sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp nghiên cứu khoa học, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa thể thao, sự nghiệp xã hội...

c) Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, gồm hai bộ phận: * Chi cho quốc phòng để bảo vệ nhà nước,

* Chi bảo vệ và giữ gìn chế độ xã hội, an ninh của dân cư trong nước. d) Chi thường xuyên khác.

- Chi trả nợ: Nhóm chi trả nợ được tách riêng ra nhằm mục đích quản lý được chúng được tốt hơn. Chi trả nợ nhà nước bao gồm:

a) Chi trả nợ trong nước: đây là khoản nợ mà nhà nước vay của các tầng lớp dân cư, các tổ chức bằng phát hành các loại trái phiếu, tín phiếu kho bạc.

b) Chi trả nợ nước ngoài: các khoản nợ nước ngoài mà nhà nước vay của chính phủ các nước, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ quốc tế.

- Hiện nay, ở nước ta chi đầu tư phát triển thường chiếm khoảng hơn 30% chi ngân sách nhà nước và khoảng hơn 8% GDP hàng năm. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta đang đặt ra yêu cầu tăng cường hơn nữa nhịp độ tăng trưởng kinh tế, để đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế cần phải tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển của đất nước, gồm cả vốn đầu tư của các doanh nghiệp, của các cá nhân và hộ gia đình, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, trong đó chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước có vị trí rất quan trọng, tạo môi trường, châm ngòi, định hướng cho nền kinh tế quốc dân phát triển.

- Hiện nay, chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước Việt Nam chiếm khoảng trên 65% tổng số chi của ngân sách nhà nước, tương đương khoảng 17% GDP tạo ra hàng năm, và có xu hướng giảm (về tỷ trọng).

- Ở nước ta, nợ nhà nước bắt nguồn từ tình trạng bội chi kéo dài của ngân sách nhà nước và từ nhu cầu chi tiêu đầu tư phát triển kinh tế. Số nợ nước ngoài mà ngân sách nhà nước phải trả tăng lên khá lớn trong đó bao gồm cả nợ quá hạn. Hàng năm số chi trả nợ của nhà nước được bố trí theo tỷ lệ nhất định trong tổng số chi của ngân sách nhà nước (khoảng 12%). Chi trả nợ đặc biệt chú trọng các khoản nợ quá hạn và đến hạn để tránh thiệt hại do chịu lãi phạt cao.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ (Trang 35 - 37)