Sử dụng phƣơng pháp thống kê trong công việc của nhóm chất lƣợng

Một phần của tài liệu Tổng quan lí thuyết về nhóm chất lượng, thực trạng và biện pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện nhóm chất lượng trong các doanh nghiệp (Trang 32 - 36)

Chƣơng I : Tổng quan về Nhóm Chất Lƣợng

3.1 Sử dụng phƣơng pháp thống kê trong công việc của nhóm chất lƣợng

lƣợng

Quản trị chất lượng sử dụng rất nhiều công cụ để đảm bảo, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó kiểm sốt chất lượng bằng thống kê (SQC đóng một vai trị quan trọng SQC là việc áp dụng phương pháp thống kê để thu thập, trình bày, phân tích các dữ liệu một cách đúng đắn, chính xác và kịp thời nhằm theo dõi, kiểm sốt, cải tiến q trình hoạt động của một đơn vị, một tổ chức bằng cách giảm tính biến động của nó. Kiểm sốt chất lượng là thiết yếu vì khơng có một q trình hoạt động nào có thể cho ra những sản phẩm giống hệt nhau. Sự biến động này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số công cụ thống kê đang được áp dụng phổ biến hiện nay:

Sơ đồ quá trình (Flow chart)

Sơ đồ quá trình (lưu trình là hình thức thể hiện toàn bộ các hoạt động cần thực hiện của một quá tình sản xuất sản phẩm hoắc cung cấp dịch vụ thông qua những sơ đồ khối và các kí hiệu nhất định. Điểm xuất phát của mỗi quá trình được thể hienj bằng một hình trịn. Mỗi bươc strong q trình được thể hiện bằng một hình chữ nhật thể hiện một hoạt động. Kêt sthucs của quá tirnhg là một hình oval. Điểm ở đó chia ra thành một số nhánh, có một quyết định được thể hiện bằng một hình thoi. Các đường vẽ mũi tên nối liền giữa các kí hiệu thể hiện chiều hướng của quá trình.

Sơ đồ lưu trình được sử dụng để nhận biết, phân tích q trình hoạt động nhờ đó phát hiện các hạn chế, các hoạt động thừa lãng phí khơng tạo ra giá trị gia tăng trong doanh nghiệp. Thơng qua các hình ảnh cụ thể được biểu diễn trên sơ đồ, người ta biết được những hoạt động thừa không cần thiết để loại bỏ chúng, tiến hành những hoạt động cải tiến và hoàn thiện nhằm giảm những lãng phí về thời gian và tài chính. Sơ đồ lưu trình là một cơng cụ đơn giản nhưng rất tiện lợi, giúp những người thực hiện hiểu rõ quá trình, biết được vị trí của mình trong q trình và xác định được những hoạt động cụ thể cần sửa đổi.

Phiếu kiểm tra (Checksheet)

Mục đích của phiếu kiểm tra chất lượng là thu thập, ghi chepsc ác dữ liệu chất lượng dùng làm đầu vào cho các công cụ phân tích thống kê khác. Phiếu kiểm tra được thiết kế theo những hình thức khoa học để lưu số liệu một các đơn giản bằng cách kí

hiệu các đơn vị đo về các dạng sai sót, khuyết tật của sản phẩm mà không cần phải ghi một cách chi tiết các dữ liệu thu thập được, và sau đó dựa vào các phiếu này để phân tích đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm.

Sơ đồ nhân quả (Cause and Effect Diagrphaamr)

Sơ đồ nhân quả ucngx có những tên gọi khác nhưu sơ đồ Ishikawa hoặc sơ đồ xương cá. Thực chất sơ đồ nhân quả là một sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa kết quả và nguyên nhân gây ra kết quả đó. Kết quả là những chỉ tiêu chất lượng cần theo dõi đánh giá, còn nguyên nhân là những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đó.

Mục đích của sơ đồ nhân quả là tìm kiếm, xác định các nguyên nhân gây ra những vấn đề về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc q trình. Từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục, nguyên nhân nhằm khắc phục sự không phù hợp hoặc cải tiến và hoàn thiện chất lượng. Trong doanh ngiệp những trục trặc về chất lượng xảy ra do rấ nhiều nguyên nhân gây ra tuy nhiên người ta thấy thường có một số nhóm yếu tố chính như con người, nguyên liệu, phương tiện, thiết bị và phương pháp sản xuất.

Vì vậy, sơ đồ nhân quả lần đầu tiên được Ishikawa đề xuất với 4 nhóm yếu tố chủ yếu gọi là sơ đồ 4M ( Man, Materials, Machine, Method sau đó được bổ sung thêm nhóm yêu stoos đo lường ( Measurement thành 5M và ngày nay nó đc hồn thiện bổ sung với nhiều yếu tố khác trong đó có mơi trường bên ngoài.

Biểu đồ Pareto

Biểu đồ Pareto (Pareto Diagram) là một biểu đồ hình cột được sử dụng để phân

loại các nguyên nhân/nhân tố ảnh hưởng theo mức độ quan trọng của chúng đối với vấn đề. Sử dụng biểu đồ này giúp cho nhà quản lý nhận biết được cần phải tập trung xử lý những nguyên nhân nào, nhân tố nào.

Sau khi có được các dữ liệu cần:

Phân loại theo thứ tự quan trọng các hiện tượng hoặc các nguyên nhân.

-Sắp xếp dữ liệu từ lớn đến nhỏ các sự việc hoặc chi phí sai sót nhằm phát hiện, xử lý, loại bỏ.

-Các nguyên nhân gây sai sót phổ biến. -Thứ tự ưu tiên các vấn đề cần khắc phục.

Biểu đồ phân bố (Histogram)

Do sự biến động của quá tình nên những dữ liệu và kết quả của quá trình sản xuất thể hiện những giá trị đo khác nhau, phân tán trong những khoảng khác nhau và khơng theo một trình tự, quy luật nhất định. Nếu nhìn vào những số liệu thu được một cách ngẫu nhiên đó sẽ rất khó đánh giá hết ý nghĩa cảu những thơng tin mà chúng đem lại.

Để có thể phân tích, đánh giá tình hình chất lượng từ những dữ liệu đó, đưa ra những kết luận chính xác người ta tập hợp, phân loại, sắp xếp lại chúng biểu diễn sự phân bố dưới những dạng khác nhau theo đặc điểm của dữ liệu thu được.

Công cụ thống kê dùng để biểu diễn dạng phân bố đó là biểu đồ phân bố mật độ. Biểu đồ phân bố mật độ là một dạng biều đồ cột cho thấy bằng hình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập hợp các dữ liệu theo những hình dạng nhất định. Căn cứ vào dạng phân bố bằng đồ thị đó, giúp ta có những kết luận chính xác về tình hình bình thường hay bất thường của một q trình. Đó là cơ sở để có những biện pháp can thiệp, giải quyết kịp thời.

. Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)

Biểu đồ kiểm sốt là một cơng cụ dùng để kiểm soát độ biến thiên (hay biến động) của chất lượng sản phẩm đầu ra. Chúng cho ta biết biến động của quá trình đang diễn ra có ổn định hay khơng. Một q trình được xem là ổn định nếu nằm trong mức kiểm soát (in-control process), có thể dự báo được, và độ biến động gây ra do các tác nhân chung (common causes). Biểu đồ kiểm soát giúp chúng ta xem độ biến động một quá trình là do các tác nhân chung (gây quá trình ổn định hay do các tác nhân đặc biệt (tạm dịch từ special causes nào đó (gây q trình khơng ổn định).

Biểu đồ kiểm soát được dùng như một cơng cụ chẩn đốn và khắc phục trong khâu kiểm sốt các q trình sản xuất.Biểu đồ kiểm sốt là một công cụ quản lý chất lượng dùng để:

1. Đưa q trình vào vùng kiểm sốt.

2. Giữ cho q trình trong phạm vi kiểm sốt.

3. Xác định khả năng đáp ứng tiêu chuẩn đầu ra của quá trình.

Để làm được điều này, các sản phẩm đầu ra của một q trình cần kiểm sốt sẽ được lấy mẫu, thực hiện thống kê của mẫu (mang tên một trong những loại biểu đồ kiểm soát , và vẽ biểu đồ. Cách lấy mẫu và tính tốn cụ thể sẽ được minh họa trong bài sau. Nếu độ biến thiên của quá trình chỉ do tác nhân chung, quá trình nằm trong trạng thái kiểm soát thống kê (state of statistical control – SOSC) và ta có thể thấy biểu đồ dao động ở một mức hợp lý theo thời gian, các giá trị đo rơi trong một vùng giới hạn theo một xu thế dự báo được. Khi có tác nhân đặc biệt xảy ra ví dụ như con người, thiết bị, hay nguyên vật liệu, quá trình sẽ mất kiểm soát (out of control – OOC , trên biểu đồ kiểm soát sẽ xuất hiện dao động với xu thế bất thường, không ngẫu nhiên.

Cấu tạo của biểu đồ kiểm soát bao gồm một đường trung tâm, đường cận trên và đường cận dưới. Các cận trên và cận dưới này thường cách đường trung tâm 3 độ lệch

chuẩn (của thông số thống kê được vẽ trên biểu đồ trên và dưới đường trung tâm. Do đó điểm nào nằm ngồi các đường giới hạn này hầu như sẽ phản ánh sự bất thường của quá trình. Để xác các điều kiện vượt kiểm sốt cũng như nguyên nhân, người ta thường dựa vào các điểm nằm ngoài vùng giới hạn này cũng như xu thế của các điểm trên đồ thị. Đây cũng là lý do tại sao hầu hết các thống kê của mẫu thường được vẽ theo thời gian.

Biểu đồ phân tán

Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa

2 nhân tố. Dựa vào việc phân tích biểu đồ có thể thấy được nhân tố này phụ thuộc như thế nào vào một nhân tố khác và mức độ phụ thuộc giữa chúng.

Các nhà quản lý có thể sử dụng một hay một số các công cụ này trong các bước kiểm sốt chất lượng.

Mơ hình phân tán là một kỹ thuật đồ thị để nghiên cứu mối quan hệ giữa 2 bộ số liệu liên hệ xảy ra theo cặp. Mơ hình phân tán được trình bày các cặp như một tập hợp điểm. Mối quan hệ giữa các bộ số liệu liên hệ được suy ra từ hình dạng của tập hợp đó. Mối quan hệ thuận giữa hình dạng của các đám mây đó. Mối quan hệ thuận giữa x và y là các giá trị tăng lên của x được gắn với các giá trị tăng lên cuả y. Mối quan hệ nghịch có nghĩa là các giá trị tăng lên của x kéo theo các giá trị giảm đi của y.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta có các dữ liệu liên quan đến một số đặc tính hoặc liên quan tới các dữ liệu khác. Các dữ liệu này được lấy từ các nguồn khai thác khác nhau; từ người sản xuất, dịch vụ, quản lý. Ví dụ, chúng ta có thể muốn biết cơng việc dở dang có ảnh hưởng tới tỷ lệ lỗi của việc nhập dữ liệu vào máy tính hay khơng. Mối quan hệ này có thể được đánh giá mà khơng mang tính tốn học bằng cách sử dụng biểu đồ tán xạ.

Trên trục số, trục tung biểu thị cho những đặc trưng Y mà chúng ta muốn khảo cứu, trục hoành biểu thị cho những biến số X mà ta đang xem xét.

*Ý nghĩa của mơ hình

Mơ hình tán xạ cho phép chúng ta biết được mối liên hệ giữa các biến số và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến nhân tố kia.

Một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp khi áp dụng các cơng cụ thống kê trong kiểm sốt chất lƣợng

- Cam kết của lãnh đạo về chất lượng được thể hiện bằng chính sách chất lượng được truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức, môi trường làm việc và các cơ chế khuyến khích cho hoạt động kiểm soát chất lượng.

- Cán bộ cơng nhân viên cần có kiến thức về các cơng cụ thống kê và các kỹ năng cần thiết cho hoạt động kiểm sốt chất lượng như kỹ năng làm việc nhóm (teamwork , kaizen, brainstorming và 5 why.

- Sử dụng các phần mềm máy tính trong việc phân tích và xử lý số liệu. Các công cụ thống kê có thể xây dựng và sử dụng trên phần mềm máy tính Microsoft Office Excel.

- Các doanh nghiệp cần triển khai chương trình 5S nhằm hỗ trợ cho hoạt kiểm soát chất lượng.

Từ giữa thế kỷ XX, hoạt động kiểm soát chất lượng trong các doanh nghiệp của Nhật Bản đã tạo ra danh tiếng của hàng hóa trên khắp thị trường thế giới. Các doanh nghiệp ở Việt nam cũng cần có biện pháp nhằm đưa hàng hóa Việt vươn ra thị trường thế giới

Một phần của tài liệu Tổng quan lí thuyết về nhóm chất lượng, thực trạng và biện pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện nhóm chất lượng trong các doanh nghiệp (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)