Định hƣớng từ phía Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về rào cản kỹ THUẬT của EU với các mặt HÀNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

V. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

2. Định hƣớng từ phía Nhà nƣớc

Nhằm giảm bớt khó khăn cho DN khi XK hàng hóa sang thị trường này, hiện Bộ Cơng thương cũng đang đẩy mạnh làm việc với EC về việc gỡ bỏ những rào cản mà Việt Nam đang gặp phải tại thị trường EU. Đồng thời Bộ Công thương sẽ đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và phổ biến quy định cũng như cơ hội thị trường... giúp DN vượt qua thời điểm khó khăn này. Ông Phạm Quang Niệm, Trưởng phòng Nga - SNG, Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cho biết: Nhằm giúp DN Việt Nam hiểu rõ những qui định của EU trong việc nhập khẩu hàng hóa, bên cạnh việc tăng cường cung cấp thơng tin cho DN, Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam tại Nga do Bộ Công thương xây dựng sẽ hoạt động vào năm 2011. Dự kiến khi đi vào hoạt động, Trung tâm sẽ vừa đóng vai trị như một khu công nghiệp, vừa là kho ngoại quan. Hàng hóa của Việt Nam sẽ khơng phải xuất khẩu riêng lẻ tới từng DN nhập khẩu tại thị trường Nga và EU mà sẽ được XK trực tiếp vào Trung tâm này để chế biến, đóng gói sau đó mới phân phối cho các kênh tiêu thụ tại Nga và EU.

Để hàng thủy sản XK Việt Nam vượt qua được rào cản thương mại của EU nhất là quy định về IUU, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đề xuất DN xuất khẩu thủy sản cần tích cực hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân trong việc ghi nhật ký khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, ngư dân cần chuyển phương thức từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập thể. Nhà nước cần tăng cường triển khai quy chế cấp chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

Việc thực thi Hiệp định TBT nói riêng chứa đựng những thách thức và cả những thuận lợi. Nếu hàng hóa của VN đáp ứng được các vấn đề về hàng rào kỹ thuật thì sẽ tăng khả năng cạnh tranh.

Tất nhiên, để làm được việc này, nhà nước phải có kế hoạch xây dựng hoặc hỗ trợ DN trang bị các phịng thí nghiệm trọng điểm. Qua phịng thí nghiệm và hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến, chúng ta xây dựng hàng rào kỹ thuật để tự vệ, ngăn ngừa các nhà sản xuất có chất lượng thấp, làm ảnh hưởng đến hàng hóa VN.

Trong bối cảnh các rào cản từ các thị trường được lập ra ngày càng nhiều đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam thì Chính phủ, các ban ngành, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có các động thái nhằm ứng phó với các rào cản này.

Nhằm góp phần khắc phục những yếu kém trong khâu sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL, vào tháng 5-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL.

Ban chỉ đạo gồm có 20 thành viên, trong đó Bộ trưởng Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng ban, các thành viên bao gồm đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan và các địa phương vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang xúc tiến thành lập Hiệp hội Cá tra ĐBSCL.

Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra ĐBSCL đang lên kế hoạch vận động và thực hiện việc áp mã số, mã vạch cho cá tra, cá ba sa của vùng. Như vậy, mỗi hộ ni sẽ có một bộ hồ sơ từ nguồn gốc con giống, chế độ dinh dưỡng, nhật ký dùng thuốc trị bệnh, thức ăn chăn nuôi, điều kiện vệ sinh đến vùng nuôi, ao nuôi. Khi đã tuân thủ đầy đủ các quy trình trên mỗi hộ ni sẽ được cấp một mã số, mã vạch. Điều này là hết sức cần thiết trong bối cảnh các thị trường ngày càng có những đòi hỏi khắt khe hơn về vệ sinh an toàn chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm...

Nhiều năm qua, ngành thủy sản đã quá chú trọng đến việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản tươi sống và đơng lạnh mà ít quan tâm đến việc tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm. Việc các rào cản thương mại được lập ra ngày càng nhiều để đối phó với các sản phẩm cá tra, cá ba sa, tôm của Việt Nam đã đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và bản thân các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh về chính sách và chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

Để thực thi Hiệp định TBT, Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối triển khai thực hiện Hiệp định này ở Việt Nam, chuẩn bị tài liệu và tham gia Đồn đàm phán Chính phủ về gia nhập của Việt Nam vào WTO. Những cơng việc chính đã được triển khai để thực thi Hiệp định TBT bao gồm:

Xây dựng và thực hiện chương trình hành động của Việt Nam nhằm thực thi Hiệp định TBT từ thời điểm gia nhập WTO, trong đó tập trung vào các nội dung như: Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng cho phù hợp với nguyên tắc của Hiệp định TBT của WTO; bên cạnh đó, hoạt động hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động quản lý KH&CN làm nền tảng cho việc thực thi Hiệp định TBT cũng được chú trọng với việc ban hành các luật: Luật Khoa học và Công nghệ; Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (đang xây dựng).

Việc hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu và đổi mới công nghệ theo tinh thần Nghị định 119/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ đã giúp cho các doanh nghiệp đẩy nhanh các hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm mới, cải tiến, có khả năng cạnh tranh cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, của người tiêu dùng tốt hơn.

Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được đặc biệt quan tâm, như: Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở; hỗ trợ xây dựng và triển khai hoạt động tiêu chuẩn hóa tại các cơng ty, doanh nghiệp; tư vấn xây dựng, áp dụng và chứng nhận các hệ thống quản lý tiên tiến (ISO 9001: 2000, ISO 14000:1996, HACCP, GMP, SA 8000...);

Với việc ban hành Luật Sở hữu trí tuệ, hoạt động xác lập và quản lý quyền sở hữu trí tuệ đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt về hiệu quả thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn trong việc bảo vệ quyền hợp pháp của mình đối với nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa cũng như sáng chế, cải tiến kỹ thuật. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây vấn đề quyền sở hữu trí tuệ (IPR) trong hoạt động tiêu chuẩn hóa là chủ đề được bàn thảo trong khuôn khổ Ủy ban về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO. Một khi vấn đề IPR được quan tâm trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, các doanh nghiệp nắm giữ IPR được xác lập (đặc biệt trong các lĩnh vực cơng nghệ cao) sẽ có vai trị to lớn hơn trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, kể cả tiêu chuẩn quốc tế.

Việc cung cấp thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại là một nội dung quan trọng trong thực thi Hiệp định TBT đối với cả các bên quan tâm ở nước ngoài và trong nước. Hiện nay, hệ thống thơng tin này đang được hình thành với trung tâm là cổng thông tin TBT đặt tại Văn phòng TBT Việt Nam. Khi cổng thông tin này đi vào hoạt động (dự kiến vào năm 2007) sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước các thông tin về hàng rào kỹ thuật của các nước thành viên WTO để đẩy mạng hoạt động xuất khẩu của mình, các thơng tin pháp luật trong nước liên quan đến tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng và các vấn đề liên quan khác nhằm đáp ứng các yêu cầu của quản lý nhà nước và yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa...

Cùng với các công cụ kinh tế khác, khoa học và cơng nghệ giữ vai trị quan trọng trong ổn định, duy trì và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và người tiêu dùng. Bằng chính điều đó, khoa học và cơng nghệ đang và sẽ giúp cho các doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại để có thể phát triển sản xuất, kinh doanh tốt hơn, xuất khẩu được nhiều hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh khơng chỉ trên thị trường trong nước mà cịn ở thị trường khu vực và nước ngoài. Việc tăng cường chặt chẽ và thường xuyên mối quan hệ và thông tin giữa các nhà khoa học, nhà quản lý khoa học và công nghệ, các cơ sở dịch vụ khoa học và công nghệ với các doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ giúp cho các sản phẩm của quá trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ đến với doanh nghiệp và xã hội nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đó cũng chính là một trong những biện pháp quan trọng để các doanh nghiệp có thể vượt qua các rào cản khác nhau trong thương mại, trong đó có rào cản kỹ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.http://vietnamscout.com/textile/index.php?option=com_content&view=article&id=188:

ng-pho-vi-rao-cn-xut-khu&catid=57:import-export

2. Các trang báo mạng: Saga, Việt Báo, VN Express, VNeconomy, Đất Việt, 3. Các wesite của Bộ Công thương, Công ty TNHH Giải pháp Mekong Và nhiều nguồn sách báo tư liệu điện tử khác…

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về rào cản kỹ THUẬT của EU với các mặt HÀNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)