Định hƣớng từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về rào cản kỹ THUẬT của EU với các mặt HÀNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

V. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Định hƣớng từ phía doanh nghiệp

Hàng xuất khẩu của VN đi thị trường các nước ngày một khó hơn do vướng các rào cản kỹ thuật được nhiều nước dựng lên. Chủ động để vượt rào cản là cách nhiều hiệp hội ngành hàng đang làm nhằm tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy

Để vượt qua rào cản về kỹ thuật của các nước, các DNVN cần lưu ý mấy điểm chính: hàng hóa phải đáp ứng được chất lượng, các vấn đề về an toàn kỹ thuật (hoặc vệ sinh thực phẩm), bảo vệ môi trường… Việc áp dụng các tiêu chuẩn từ các nước tiên tiến khơng khó do các nước đã có sẵn các bộ tiêu chuẩn.

Chỉ cần chúng ta đầu tư thiết bị, học hỏi và sản xuất theo công nghệ của họ là được. Chẳng có nước nào bắt chúng ta phải trả tiền khi sử dụng hệ thống tiêu chuẩn của họ. Điều quan trọng là khi sử dụng, các DN cần phải chọn đúng những nước tiêu biểu, hàng hóa của họ có ảnh hưởng lớn đến khu vực và các nước trên thế giới.

Tự xây dựng các bộ tiêu chuẩn nội bộ tương thích với các tiêu chuẩn tiên tiến trong khi chưa có tiêu chuẩn VN (TCVN) và xin công nhận sự hợp chuẩn của các tiêu chuẩn đó. Các tiêu chuẩn thường khơng khác biệt ở các phần cơ bản, nhưng mỗi tiêu chuẩn có điểm khác biệt riêng, như kích thước, phương pháp và điều kiện thử nghiệm. Các tiêu chuẩn này thường được soát xét khi cần thiết và cập nhật thường xuyên. Thậm chí một số khách hàng muốn cung ứng theo đúng mẫu, đảm bảo chất lượng của họ đề ra, để từ đó họ dễ dàng kiểm sốt, kiểm tra từng cơng đoạn cho phù hợp.

Trong thời điểm nhạy cảm hiện nay, để giảm thiểu rủi ro, các DN cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ” như một số ngành hàng hiện nay. Một thói quen rất có lợi cho các DN là trước khi muốn thâm nhập vào một thị trường nào đó, cần tìm hiểu kỹ hệ thống pháp luật của đối tác. Cần tham vấn pháp luật trong mọi trường hợp để đề phòng bất trắc chúng ta sẽ ứng xử nhanh nhằm làm giảm thiệt hại ở mức tối thiểu. DN cần xây dựng tính cộng đồng DN VN cao hơn nữa để tương trợ lẫn nhau.

Đặc biệt, với hệ thống cảnh báo sớm sẽ được vận hành, phần nào hỗ trợ các DN nhận biết được cách phòng vệ trong thương mại. Hơn tất cả, tự thân mỗi DN cần đầu tư để đa dạng và nâng cao chất lượng giúp cạnh tranh tốt hơn thay vì phải cạnh tranh bằng cách hạ giá sản phẩm. Đây là điều kiện tiên quyết để sản phẩm VN thâm nhập sâu và rộng trên thị trường quốc tế.

Trong thương mại hàng hóa tồn tại hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Tổ chức Thương mại Thế giới chủ trương giảm dần và loại bỏ những hàng rào mang tính cản trở thương mại để có một nền thương mại thế giới ngày càng tự do và bình đẳng hơn.

Hàng rào kỹ thuật là một loại hàng rào phi thuế quan. Hàng rào này liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, các biện pháp

nhằm đảm bảo q trình sản xuất hàng hóa phải an tồn, vệ sinh, bảo vệ môi trường, các vấn đề liên quan tới ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hóa... Chúng là các rào cản hợp lý và hợp pháp, cần được duy trì. Tuy nhiên, cịn có những hàng rào kỹ thuật được dựng lên để hạn chế thương mại của nước khác hoặc mang tính phân biệt đối xử giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, giữa hàng hóa trong nước hoặc nhập khẩu.

Phải tìm cách thích ứng

Thực tế các hàng rào thương mại do các nước dựng lên đều hết sức ngặt nghèo với mục đích hạn chế nhập khẩu và áp dụng cho các nước trên toàn thế giới. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khơng cịn cách nào khác là phải chấp nhận. Bộ Công Thương cho rằng, vấn đề của chúng ta là cần phải nhanh chóng tổ chức lại sản xuất và kinh doanh theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Để chủ động, điều đầu tiên là doanh nghiệp cần phải nắm thật kỹ các quy định và phải tuân thủ nghiêm ngặt. Thực tế, hiện nay các doanh nghiệp chỉ biết và thực hiện các quy định mới khi đối tác u cầu mà khơng có một đầu mối quản lý một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu mang tính quy chuẩn tại các thị trường nhập khẩu.

Chẳng hạn, liên quan tới gần 200 hóa chất bị cấm nhập và sử dụng trong ngành dệt may và da giày, việc thực hiện đăng ký hóa chất đang gây lúng túng rất lớn cho các doanh nghiệp do việc tìm hiểu các quy định và thủ tục cụ thể rất khó, bởi các doanh nghiệp khơng biết cách xác định hóa chất trong sản phẩm của mình như thế nào mới đúng.

Đối với các vụ kiện, các doanh nghiệp cần tìm hiểu lý do vì sao bị kiện. Đồng thời, cần có những biện pháp phịng tránh để khỏi vướng vào các vụ kiện và cách thức giải quyết tốt nếu vụ kiện xảy ra. Kinh nghiệm giải quyết các vụ kiện đã qua cho thấy, doanh nghiệp cần tham gia tích cực vào q trình điều tra của vụ kiện, sự hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, thậm chí giảm thiểu thiệt hại. Sự chủ động còn thể hiện ở việc làm minh bạch, rõ ràng sổ sách từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu xuất.

Một giải pháp khác khá quan trọng đó là điều tiết thị trường. Tuy nhiên, việc này phải do cơ quan quản lý chức năng thực hiện bởi thơng tin về tình hình của thị trường đó chỉ có cơ quan ban ngành mới có thể tiếp cận. Cơ quan quản lý cần sớm có cảnh báo cho doanh nghiệp về việc mặt hàng nào đó quá tập trung vào thị trường, có sự tăng trưởng nóng… để điều tiết xuất khẩu.

Đối với những tàu công suất nhỏ, nên cho phép doanh nghiệp xin giấy chứng nhận chung cho một nhóm tàu đánh bắt ở cùng một khu vực. Hiện nay sản phẩm hải sản thu mua từ các tàu công suất trên 90CV của cơng ty chiếm 60%, 40% cịn lại là mua từ các tàu nhỏ. Bên cạnh đó, việc thông tin tuyên truyền về quy định IUU và Quy chế chứng nhận cần được phát huy nhiều hơn, vì cho đến thời điểm này, vẫn có những chi cục địa phương và doanh nghiệp chưa nắm rõ về việc thực hiện quy định và quy chế như thế nào.

Theo Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Nafiqad), thủy sản được đánh bắt trước ngày 1/1/2010 mà xuất khẩu vào sau ngày 1/1/2010 thì vẫn chưa cần phải tuân thủ IUU. Nafiqad đã yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu vào EU rà soát, thống kê chính xác khối lượng ngun liệu, thành phẩm có nguồn gốc khai thác năm 2009 nhưng dự kiến xuất khẩu vào EU sau ngày 1/1/2010. Các báo cáo này phải gửi về Cục và Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng phụ trách tại địa bàn trước ngày 20/12/2009 để tổng hợp gửi cơ quan thẩm quyền EU. Nếu doanh nghiệp không gửi báo cáo, khi phát sinh vướng mắc trong việc xuất khẩu các lô hàng sau thời điểm quy định IUU có hiệu lực, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm giải trình với Cơ quan thẩm quyền EU. Nhằm đốc thúc việc triển khai IUU nhanh hơn nữa cho kịp thời điểm có hiệu lực, Nafiqad cũng yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu vào EU chỉ được phép chế biến nguyên liệu nhập khẩu có đầy đủ giấy chứng nhận khai thác hợp pháp và đáp ứng Quy định IUU do Cơ quan thẩm quyền nước

xuất khẩu cấp để xuất khẩu vào EU.

Các doanh nghiệp phải chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu EU để có những yêu cầu cụ thể về chứng nhận khai thác theo Quy định IUU kèm theo lô hàng xuất khẩu vào EU sau khi quy định này có hiệu lực

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về rào cản kỹ THUẬT của EU với các mặt HÀNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)