1 Power ,3 42 0,8 4 0,82 Tương quan chặt
4.2.3 Tổng sinh khối toàn lâm phần Keo la
4.2.3.1 Cấu trúc sinh khối tươi bộ phận cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng
Cấu trúc sinh khối tươi toàn lâm phần bao gồm sinh khối tươi của bộ phận cây Keo lai, sinh khối tươi cây bụi thảm tươi và sinh khối tươi vật rơi rụng. Ở các trạng thái khác nhau và các vị trí khác nhau của cùng một trạng thái thì cấu trúc sinh khối cũng khác nhau.
Kết quả tính toán cấu trúc sinh khối tươi toàn lâm phần Keo lai được tổng hợp ở bảng 4.12:
Bảng 4.12: Cấu trúc sinh khối tươi toàn lâm phần Keo lai
TT Cấp
Tuổi OTC
Cấu trúc sinh khối tươi toàn lâm phần rừng Keo lai
CBTT VRR Tổng
Tấn/ha % Tấn/ha % Tấn/ha
1 2 1 5,06 49,32 5,2 50,68 10,26 2 4 57,31 2,98 42,69 6,98 Trung bình 4,53 53,31 4,09 46,69 8,62 2 6 1 24,4 67,03 12 32,97 36,4 2 29 61,70 18 38,30 47 Trung bình 26,7 64,37 15 35,63 41,7 TB chung 15,615 58,84 9,545 41,16 25,16
Kết quả ở bảng 4.12 và biểu 4.9 cho thấy:
- Cấu trúc sinh khối tươi của trạng thái rừng Keo lai tập trung chủ yếu ở tầng cây bụi thảm tươi, dao động từ 53,31 – 64,37%; trung bình là 58,84%. Trong đó đạt cao nhất ở vị trí sườn đồi (OTC 1 – cấp tuổi 6) là 67,03% và đạt thấp nhất ở vị trí chân đồi (OTC 1 – cấp tuổi 2) là 49,32%. Lượng sinh khối tươi trong lâm phần tập trung ít hơn ở vật rơi rụng, dao động từ 35,63 – 46,69% tổng sinh khối tươi của lâm phần, trung bình là 41,16%.
-Tổng lượng sinh khối tươi của các trạng thái rừng Keo lai tại khu vực nghiên cứu là khá nhỏ, dao động từ 8,62 – 41,7 tấn/ha, trung bình là 25,16 tấn/ha. Trong đó đạt cao nhất ở vị trí đỉnh đồi (OTC 2 - cấp tuổi 6) là 47 tấn/ha và thấp nhất ở vị trí đỉnh đồi (OTC 2 – cấp tuổi 2) chỉ đạt 6,98 tấn/ha.
- Cấu trúc sinh khối chung của rừng Keo lai tại khu vực nghiên cứu là 58,84% lượng sinh khối tươi nằm trong cây bụi thảm tươi và 41,16% nằm trong vật rơi rụng. Có kết quả như vậy là do, ở cấp tuổi 2 chủ yếu là cây bụi thảm tươi còn vật rơi rụng còn rất ít vì rừng vẫn còn non, còn ở cấp tuổi 6 cây bụi thảm tươi có nhiều và phát triển tốt còn vật rơi rụng cũng tương đối nhiều.
4.2.3.2 Cấu trúc sinh khối khô toàn lâm phần Keo lai
Bảng 4.13: Cấu trúc sinh khối khô toàn lâm phần Keo lai
TT Cấp
Tuổi OTC N (cây/h a)
Cấu trúc sinh khối khô toàn lâm phần Keo lai Tổng(T ấn/ha)
Tầng cây gỗ CBTT VRR
Tấn/ha % Tấn/ha % Tấn/ha %
1 2 1 1600 2,778 37,5 16 1,256 16,957 3,371 45,527 7,405 2 1480 2,819 49,8 38 1,078 19,061 1,759 31,101 5,656 Trung bình 1540 2,798 43,6 67 1,167 18,009 2,565 38,314 6,530 2 6 1 1200 16,762 47,9 34 4,752 15,949 8,278 27,785 29,794 2 1280 16,764 56,2 66 5,107 14,604 13,100 37,462 34,970 Trung bình 1240 16,763 53,1 00 4,929 15,276 10,689 32,624 32,382
TB chung 1390 9,781
47,8
88 3,048 16,643 6,627 35,469 19,456
Kết quả bảng 4.13 cho thấy:
- Cấu trúc sinh khối khô của trạng thái rừng Keo lai tập trung chủ yếu ở tầng cây gỗ, dao động từ 43,667 – 53,100%, trung bình là 47,888%; thấp nhất là sinh khối CBTT, chỉ chiếm 15,276 – 18,009% tổng sinh khối khô toàn lâm phần, trung bình là 16,643%. Lượng sinh khối khô trong lâm phần của vật rơi rụng, dao động từ 32,624 – 38,314% tổng sinh khối khô của lâm phần, trung bình là 35,469%.
- Tổng lượng sinh khối khô của các trạng thái rừng Keo lai tại khu vực nghiên cứu dao động từ 6,530 – 32,382 tấn/ha; trung bình là 19,456 tấn/ha. Trong đó ở tầng cây cao tổng lượng sinh khối khô là 9,781 tấn/ha; ở vật rơi rụng là 6,627 tấn/ha và thấp nhất ở cây bụi thảm tươi là 3,084 tấn/ha, do sau khi sấy khô trọng lượng CBTT hao hụt đi rất nhiều nên lượng sinh khối khô là thấp nhất trong tổng lượng sinh khối khô toàn lâm phần.
- Cấu trúc sinh khối chung của rừng Keo lai tại khu vực nghiên cứu là 47,888% lượng sinh khối khô nằm trong tầng cây cao; 16,643% lượng sinh khối khô nằm trong CBTT và 35,469% nằm trong VRR.
Kết quả so sánh về cấu trúc sinh khối khô giữa các bộ phận của trạng thái rừng Keo lai được biểu hiện ở biểu đồ 4.10:
Biểu đồ 4.14: Cấu trúc sinh khối khô toàn lâm phần Keo lai 4.3 Xác định lượng cacbon hấp thụ của trạng thái rừng Keo lai