Khảo sát và chọn địa điểm nghiên cứu
4.1.2. Phân bố số cây theo đường kính N/D1
Để đánh giá cấu trúc hiện tại của lâm phần thì đánh giá phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng là quan trọng nhất. Trong quá trình phát triển của cây trồng có thể thấy trong giai đoạn ban đầu cây rừng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất về đường kính và chiều cao, chỉ tiêu đường kính tán không có sự phân hóa rõ rệt. Do vậy, chuyên đề chỉ sử dụng hai chỉ tiêu này để đánh giá cấu trúc của lâm phần.
Phân bố số cây theo đường kính của lâm phần Keo lai tại các tuổi khác nhau và các vị trí khác nhau được trình bày chi tiết tại bảng 4.2:
Bảng 4.2: Kết quả lập phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính ngang ngực N/D1.3 Tuổi Vị trí Chỉ tiê u Giá trị 2 Chân đồi Xi 2,2 6 2,69 3,12 3,55 3,98 4,41 4,84 5,27 5,7 6,13 fi 2 4 5 13 11 10 11 9 9 6 Đỉnh đồi Xi 3 3,4 3,8 4,2 4,6 5 5,4 5,8 6,2 6,6 fi 4 1 5 12 9 16 19 3 4 1 6 Sườ n đồi Xi 7,6 1 9,12 10,63 12,14 13,65 15,16 16,67 18,18 19,69 fi 2 1 3 7 7 13 9 12 6 Đỉnh đồi Xi 9,8 8 11,15 12,42 13,69 14,96 16,23 17,50 18,77 20,04 21,31 fi 3 4 7 14 14 6 8 4 3 1
Từ kết quả phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính ngang ngực ở bảng 4.2 có thể nhận thấy rằng có sự phân hóa khá lớn về cỡ đường kính giữa các cây trong lâm phần, mặc dù đây là rừng trồng thuần loài đều tuổi. Ở tuổi 2, cỡ đường kính chiếm đa số là cỡ 3,55 cm – 5,7 cm (cả 2 vị trí). Ở vị trí chân đồi, mật độ những cây có đường kính nhỏ chiếm ít hơn vị trí đỉnh đồi, có sự phân hóa như vậy là do ở vị trí đỉnh đồi dễ chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh như gió bão làm cây đổ và chết do đó phải trồng dặm thêm để thay thế dẫn tới sự phân hóa mạnh mẽ về đường kính của cây Keo lai tại 2 vị trí này.
Ở tuổi 6, sự phân hóa có xu hướng giảm dần. Ở vị trí chân đồi, cỡ đường kính tập trung chủ yếu là 12,14 cm – 18,18 cm, ở vị trí đỉnh đồi cỡ đường kính tập trung chủ yếu là 12,42 cm – 17,50cm.
Phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính ngang ngực tại các tuổi trên đa phần đều có dạng một đỉnh và phân bố lệch phải và lệch trái tại các vị trí. Điều này được thể hiện rõ nét hơn khi mô hình hóa phân bố thực nghiệm bằng phân bố Weibull.
Bảng 4.3: Kết quả mô hình hóa theo phân bố Weibull về số cây và đường kính ngang ngực
Tuổi Vị trí λ α χ052 χ2
tra bảng Kiểm tra
2 Chân đồi 0,09 2,5 5,13 11,07 H0+
Đỉnh đồi 0,09 2,9 8,99 9,49 H0+
6 Sườn đồi 0,0005 3,4 4,57 7,81 H0+
Đỉnh đồi 0,002 3,2 7,35 7,81 H0+
Biểu 4.1: Biểu đồ thể hiện phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết N/D1.3 của lâm phần Keo lai tại OTC 1 – 2 Tuổi
Biểu 4.2: Biểu đồ thể hiện phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết N/D1.3 của lâm phần Keo lai tại OTC 2 – 2 Tuổi
Biểu 4.3: Biểu đồ thể hiện phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết N/D1.3 của lâm phần Keo lai tại OTC 1 – 6 Tuổi
Biểu 4.4: Biểu đồ thể hiện phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết N/D1.3 của lâm phần Keo lai tại OTC 2 – 6 Tuổi
Nhận xét:
Bảng 4.3 cho thấy chỉ tiêu χ052 đều nhỏ hơn chỉ tiêu χ2
tra bảng. Điều này cho thấy phân bố Weibull mô phỏng rất tốt cho phân bố thực nghiệm N/D1.3.
Ở cấp tuổi 2 đều có α < 3, điều đó khẳng định rằng ở tuổi 2 là tuổi còn non, chưa xuất hiện cạnh tranh và chưa thể khai thác cũng như tỉa thưa, cần tiến hành chăm sóc để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất. Nhìn vào biểu đồ 4.1 và 4.2 ta thấy phân bố có dạng lệch trái.
Ở cấp tuổi 6 có giá trị α dao động trong khoảng 3,2 – 3,4 ; ở giai đoạn tuổi này là tuổi rừng gần thành thục, các cây trong lâm phần đã có sự cạnh tranh, cần tiến hành tỉa thưa và chăm sóc rừng để đạt được trữ lượng tốt nhất. Phân bố có dạng lệch phải.
Trong cùng một cấp tuổi, sự phân hóa về cấu trúc rừng cũng xảy ra khá rõ rệt. Tại các vị trí như chân đồi, sườn đồi thường chỉ số α lớn hơn ở vị trí đỉnh đồi. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sinh trưởng ở vị trí chân đồi và sườn đồi tốt hơn, vì vậy trong OTC nhiều cây có đường kính và chiều cao lớn hơn, dẫn đến phân bố có xu hướng lệch sang bên phải nhiều hơn. Điều này cũng cần đặc biệt lưu ý khi đề xuất các biện pháp tác động vào các vị trí khác nhau của rừng trồng.