Về phía các tổ chức khác

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN bảo HIỂM VIỆT NAM (Trang 98 - 99)

III. Một số giải pháp thực hiện

3. Về phía các tổ chức khác

Để hồn thành các mục tiêu mà Chính phủ đề ra cho ngành bảo hiểm trong giai đoạn 2003 – 2010, bên cạnh các việc những nỗ lực từ phía Nhà nước, từ phía các doanh nghiệp bảo hiểm, sự tham gia của các tổ chức khác có liên quan sẽ có vai trị rất to lớn. Các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế đều cần có nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của bảo hiểm, đồng thời, tích cực chủ động tham gia mua bảo hiểm cho tài sản, con người, cũng như trách nhiệm dân sự. Nhiều lĩnh vực bảo hiểm thiết yếu như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trong nông nghiệp… chưa được các cá nhân, đơn vị quan tâm một cách đúng mức. Đặc biệt, với những lĩnh vực có tiềm năng lớn như bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng không… các công ty bảo hiểm rất cần sự hợp tác của các bên liên quan. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần nhận thức ý nghĩa của việc giành quyền mua bảo hiểm, để chuyển từ tập

quán bán FOB, mua CIF sang bán CIF, mua FOB. Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng nên chú trọng mua bảo hiểm ở những công ty trong nước, vừa tiết kiệm ngoại tệ, vừa thuận tiện trong giao dịch, trong giải quyết bồi thường, lại góp phần vào việc phát triển nền bảo hiểm Việt Nam.

Ngoài ra, sự phát triển của thị trường bảo hiểm cũng không thể tách rời khỏi sự phát triển chung của thị trường tài chính. Thời gian tới, thị trường chứng khoán, thị trường liên ngân hàng… phải được phát triển hơn nữa, đồng thời, các ngành bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán cần đẩy mạnh hợp tác. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh bất động sản cũng phải được chuẩn hoá theo nguyên tắc kinh tế thị trường.

Kết Luận

Bảo hiểm là một lĩnh vực tài chính rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Khơng chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu phát triển ngành bảo hiểm như đã được đề ra trong “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010”, ngành bảo hiểm Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm, trong đó, cả Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan đều phải hết sức nỗ lực và có sự phối hợp tích cực với nhau.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN bảo HIỂM VIỆT NAM (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)