Nhận xét chung

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN bảo HIỂM VIỆT NAM (Trang 70 - 73)

II. Thực trang hoạt động kinh doanh bảo hiể mở Việt Nam thời gian qua

2. Nhận xét chung

Hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm đã làm cho thị trường bảo hiểm Việt Nam trở nên sôi động, hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Tốc độ tăng doanh thu phí của bảo hiểm Việt Nam ở mức khá cao so với thế giới và khu vực. Một số công ty bảo hiểm tuy mới đi vào hoạt động nhưng cũng đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao như Bảo Minh, Prudential, PJICO… Sự tăng trưởng mạnh mẽ đó đã làm cho số vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng lên và theo đó khả năng giữ lại phí bảo hiểm trong nước cũng được nâng lên tương ứng. Qui định của nhà nước về tái bảo hiểm bắt buộc qua VINARE đã giúp mức phí giữ lại của tồn thị trường tăng đều qua các năm. Tổng mức phí giữ lại chiếm khoảng 70% tổng phí bảo hiểm gốc, giảm được một lượng khơng nhỏ phí bảo hiểm chảy ra nước ngồi.

Khả năng tài chính và uy tín của các cơng ty bảo hiểm trong nước ngày càng lớn mạnh. Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã có thể phục vụ các ngành kinh tế, các tầng lớp nhân dân với việc tham gia vào nhiều hợp đồng có mức trách nhiệm lớn, lên đến hàng tỷ USD như bảo hiểm trong các lĩnh vực hàng khơng, dầu khí… Nhiều cơng trình có trị giá bảo hiểm lớn như: nhà máy xi măng Chinfon, nhà máy điện Phú Mỹ, các tồ nhà, khách sạn lớn cùng với hàng nghìn nhà xưởng, văn phòng… cũng được bảo hiểm rủi ro xây dựng, lắp đặt, bảo hiểm hoả hoạn và bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại các công ty bảo hiểm Việt Nam. Hoạt động đầu tư của các công ty cũng đang tạo ra một nguồn vốn lớn cho xã hội. Các cơng ty bảo hiểm Việt Nam cũng đang tích cực hợp tác, giúp đỡ nhau cùng có lợi. Các cơng ty bảo hiểm đã có được bản đồng thoả thuận về khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Các công ty bảo hiểm gốc cũng cùng nhau đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi biểu phí, qui tắc của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, theo đó Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 115/CP-1998 về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Đặc biệt, sự ra đời của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đại diện cho các doanh nghiệp cũng thể hiện những bước tiến tích cực của bảo hiểm Việt Nam.

Ngành bảo hiểm tuy mới thực sự phát triển trong vài năm gần đây song cũng đã và đang phát triển với tính ổn định tương đối cao, từng bước hình thành một thị trường tài chính lành mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng, thị trường bảo hiểm của Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm vẫn cịn khá nhiều hạn chế. Cơng tác giải quyết bồi thường chưa được thực hiện tốt, chưa đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi gặp thiệt hại. Các sản phẩm bảo hiểm tuy đã đa dạng hơn trước, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng như thiên tai, nơng

nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dược, luật sư…

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cũng như bảo hiểm nhân thọ đều chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng. Kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 11 tỷ USD trong nửa đầu năm 2003 nhưng số hàng hoá mua bảo hiểm trong nước chỉ đạt khoảng 5%. Tỷ lệ mua bảo hiểm trong nước cho hàng hoá nhập khẩu cũng chỉ chiếm 24%

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam số tháng 5/2003). Có thể thấy,

các công ty bảo hiểm Việt Nam đã mất một nguồn thu phí bảo hiểm rất lớn vào tay các cơng ty bảo hiểm nước ngồi, làm chảy mất một lượng ngoại tệ lớn và giảm đáng kể nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Theo tính tốn của VINARE, trung bình mỗi năm hơn 70 triệu USD phí bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu bị chuyển ra nước ngoài, làm ngân sách Nhà nước mất đi một khoản thu thuế lên tới 3 triệu USD/năm. Trong những năm gần đây, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên với rất nhiều cơng trình xây dựng có giá trị lớn, nhưng tổng doanh thu phí mà các cơng ty bảo hiểm Việt Nam tham gia cung cấp dịch vụ cho các cơng trình này chỉ chiếm khoảng 10 – 15%. (Nguồn: www.vneconomy.com.vn, ngày

5/12/2003). Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt chưa thực sự

được đẩy mạnh trong khi hàng năm, ở nước ta, tai nạn do cháy nổ vẫn gia tăng với tốc độ cao một cách đáng báo động.

Ngay cả thị trường bảo hiểm nhân thọ gần đây trở nên rất sơi động, nay cũng đang có vài dấu hiệu chững lại. Năm 2003, do nhu cầu của khách hàng tăng chậm, các công ty không đưa ra nhiều sản phẩm bảo hiểm như năm trước. Năm 2002, trung bình một người dân mới chỉ bỏ ra 4 USD để mua bảo hiểm nhân thọ. Tỷ lệ dân chúng tham gia mua bảo hiểm mới chỉ đạt khoảng 2%, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Với số dân 80 triệu người, trong đó khoảng 1/2 trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ này là khơng tương xứng. (Nguồn: www.vnexpress.net, ngày 27/11/2003)

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế như cạnh tranh không lành mạnh, đầu tư chưa hiệu quả… Bên cạnh yếu tố chủ quan từ các cơng ty, có thể thấy sự thiếu hồn thiện của hệ thống văn bản pháp luật và công tác quản lý Nhà nước cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của ngành bảo hiểm. Để đạt được những bước tiến nhanh và bền vững, đồng thời hoàn thành mục tiêu đã được đề ra trong “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010”, ngành bảo hiểm Việt Nam vẫn còn phải khắc phục rất nhiều hạn chế.

Chương III

Một số giải pháp nhằm phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam I. Định hướng phát triển của bảo hiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN bảo HIỂM VIỆT NAM (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)