Ảnh hƣởng của chi phí trung gian

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG sản XUẤT lúa của NÔNG hộ ở xã QUẢNG PHƯỚC (Trang 28 - 30)

Từ bảng số liệu điều tra cho thấy số hộ trong tổ I có mức chi phí trung gian < 269 nghìn đồng chiếm 40% là cao nhất và chỉ tiêu này giảm dần từ tổ I, II, III. Chi phí trung gian BQ của các hộ này đạt 250 nghìn đồng/sào thấp nhất trong ba tổ. Trong khi đó giá trị tăng thêm đạt 298 nghìn đồng/sào, là con số

Bảng 15: Ảnh hƣởng của quy mô IC đến VA của các hộ sản xuất lúa

STT

Tổ Phân tổ theo IC/sào (1000đ/sào) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) IC BQ/sào (1000đ) VA/sào (1000đ) VA/IC (lần) I < 269 12 40,00 250,00 298,00 1,19

II 269-332 10 33,30 305,00 270,00 0,89 III ≥ 332 8 26,70 368,00 165,00 0,45 III ≥ 332 8 26,70 368,00 165,00 0,45

Tổng _ 30 100,00 _ _ _

(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)

cao nhất trong ba tổ. Đối với tổ II, số hộ có chi phí trung gian nằm trong khoảng 269-332 nghìn đồng/sào chiếm 33,30%. Chi phí trung gian BQ cho mỗi hộ ở tổ này đạt 305 nghìn đồng/sào, cao hơn so với tổ I. Tuy nhiên, giá trị tăng thêm của tổ này lại thấp hơn và đạt 270 nghìn đồng/sào. Các hộ ở tổ III có chi phí trung gian bình quân/sào ≥ 332 nghìn đồng/sào chiếm tỷ lệ thấp nhất là 26,70%. IC BQ của các hộ trong tổ này là cao nhất đạt 368 nghìn đồng/sào. Trong khi đó giá trị tăng thêm thì lại thấp nhất, chỉ đạt 165 nghìn đồng/sào, thấp hơn 133 nghìn đồng/sào so với tổ I. Tất cả điều này cho thấy kết quả sản xuất lúa BQ của các nông hộ (VA BQ/sào) ở các tổ tỷ lệ nghịch với chi phí trung gian BQ (IC BQ/sào).

Để đánh giá chính xác hơn, chúng ta phân tích chỉ tiêu tiếp theo VA/IC. Những hộ thuộc tổ I có mức đầu tư bình qn trên sào là 268 nghìn đồng. Chỉ tiêu hiệu quả VA/IC đạt 1,19 lần, là cao nhất trong ba tổ. Tức là nếu như các hộ này bỏ ra 1000 đồng chi phí trung gian thì giá trị tăng thêm mà các hộ này nhận được trong kỳ là 1190 đồng. Điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuất của các hộ ở tổ I là cao hơn hai tổ kia. Có được thành tích này là nhờ hiểu biết kỹ thuật thâm canh của các hộ. Trong khi đó các hộ thuộc tổ II và tổ III chỉ thu được giá trị tăng thêm lần lược là 890 đồng và 450 đồng. Ta khẳng định rằng hiệu quả sản xuất của các hộ trong hai tổ này thấp hơn tổ I. Điều này chứng tỏ các hộ ở hai tổ này đầu tư chi phí trung gian chưa hợp lý. Tốc độ tăng chi phí trung gian, tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất, làm lãng phí vốn đầu tư cho sản xuất lúa, cũng như cho ngành nông nghiệp. Kết quả không chỉ như thế mà còn làm cho đất đai ngày càng hoang hoá, bạc màu, mất cân bằng sinh thái. Như thế là làm tổn hại đến khả năng sản xuất trong tương lai, là vi phạm sự phát triển nông

nghiệp bền vững. Trước thực trạng này, yêu cầu đặt ra là, là phải mua sắm thêm tư liệu sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, chon các loại giống có phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Kết quả mang lại thấp của các hộ ở hai tổ II và III khơng chỉ vì những ngun nhân chủ quan trên mà còn do các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hạn hán thiếu nước ở vụ HT, sâu bệnh, lúa lỗ gặp rét dẫn đến mất mùa, làm giảm năng suất lúa; thậm chí có hộ giá trị tăng thêm (VA) âm tức là chi phí (IC) lớn hơn giá trị sản xuất (GO). Do đó, phải tạo điều kiện thuận lợi một cách tồn diện để khắc phục cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Có như vậy mới tăng năng suất, tăng giá trị sản xuất, tăng giá trị tăng thêm, mục đính cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống cho bà con.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG sản XUẤT lúa của NÔNG hộ ở xã QUẢNG PHƯỚC (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)