KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG sản XUẤT lúa của NÔNG hộ ở xã QUẢNG PHƯỚC (Trang 36 - 37)

3.1 KẾT LUẬN

Xã Quảng Phước là một trong những xã được ưu tiên cho sự phát triển KT-XH của huyện Quảng Điền… Trên cơ sở thuận lợi về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, cùng với sự nỗ lực không ngừng vươn lên của các cấp lãnh đạo cũng như của bà con nông dân, những năm qua sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng đã đạt được những thành tựu rất khả quan. Các nơng hộ hoạt động sản xuất có hiệu quả, một nghìn đồng chi phí trung gian bỏ ra thì tạo ra được 1850 đồng giá trị sản xuất trong kỳ; tạo ra được giá trị tăng thêm 850 đồng trên một nghìn đồng chi phí bỏ ra và 1110 đồng giá trị tăng thêm trên một nghìn đồng chi phí bỏ ra. Trên cơ sở đó, cây lúa vẫn giữ vị trí vai trị chủ đạo trong nền sản xuất nông nghiệp của Xã nhà.

Hiện nay, việc nâng cao năng suất bằng cách đưa giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, phổ biến cơ giới hố tồn diện trong sản xuất được đưa lên hàng đầu. Để khẳng định vai trị vị trí của cây lúa đối với nền kinh tế nói chung và đảm bảo một phần thiết thực cho cuộc sống của bà con nơng dân nói riêng, Xã cần thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất lúa trọng điểm, phổ biến rộng rãi giống lúa cho nang suất, phẩm chất tốt thích nghi với điều kiện tự nhiên tại địa phương. Bên cạnh đó địa phương cần tạo điều kiện cho nơng dân vay vốn đầu tư sản xuất lúa, và hướngdẫn cho họ biết hướng phát triển nông nghiệp bền vững.

3.2. KIẾN NGHỊ

Từ việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá, thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ ta thấy đựơc bên cạnh những thành tựu đạt được, các nơng hộ cũng

gặp phải khơng ít khó khăn. Do vậy để phát triển hơn nữa hiệu quả kinh tế sản xuất lúa chúng tôi kiến nghị một số vấn đề cơ bản sau:

· Đối với Nhà nƣớc: Nhiều nơng dân tại địa phương nói rằng: giá vật tư thì

càng ngày cao giá, trong khi giá lúa tăng không đáng kể, kết quả sản xuất lúa chúng tơi thường là lỗ. vì vậy, Nhà nước phải hỗ trợ giá phân, thuốc cho nông dân và ổn định giá lúa để khuyến khích nơng dân tiếp tục sản xuất.

· Đối với địa phƣơng: Cần phải có chính sách cho vay vốn đầu tư sản xuất

lúa, đặc biệt là các hộ nghèo để giúp họ thốt khỏi cảnh đói nghèo, cùng cực, để hồ nhập với cộng đồng. Cần có sự phối hợp giữa các cấp lãnh đạo, phối hợp với cán bộ phịng nơng nghiệp để tập huấn kỹ thuật chăm sóc lúa cho nơng dân. Đặc biệt, theo yêu cầu của nhiều bà con nông dân, địa phương cần phải đắp đê, khoanh vùng để bơm nước ra chống úng thường xẩy ra vào vụ ĐX. Ngoài ra cần phải đưa các loại giống có năng suất cao hơn về khảo nghiệm tại địa phương, để có thể đưa vào gieo cấy.

· Đối với nông hộ: Là một đơn vị kinh tế tự chủ do đó phải có kế hoạch làm ăn rõ ràng. Tích cực tham gia tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc từ các chuyên gia kỹ thuật cũng như kinh nghiệm từ nhiều hộ sản xuất giỏi, để có đầu tư đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần phải hoạt động thêm nhiều ngành nghề dịch vụ khác để giải quyết lúc nông nhàn và tăng thêm thu nhập cho mình.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG sản XUẤT lúa của NÔNG hộ ở xã QUẢNG PHƯỚC (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)