79 4 90 87 Nợ phải trả
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại MB giai đoạn 2010- 2012, ta có thể nhận thấy những thành tựu MB đã đạt được trong công tác quản trị rủi ro này.
Một là, ban lãnh đạo ngân hàng đã có những nhận thức đúng đắn về tác động của rủi ro lãi suất đồi vơi hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thực tế hiện nay, các ngân hàng chưa có sự quan tâm đúng mức tới loại rủi ro này. Do đó, nhận thức này có vai trị rất quan trọng, là cơ sở cho MB định hướng và là bước đi quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất.
Hai là, MB đã xây dựng một mơ hình quản trị rủi ro tương đối chặt chẽ, vỡi các bộ phận chuyên trách trong vấn đề quản trị rủi ro lãi suất. Ngân hàng đã xây dựng mơ hình quản trị rủi ro đa cấp quản lý bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Các Ủy ban cao cấp và các Khối nghiệp vụ. Qua đó, tạo điều kiện cho hoạt động quản trị rủi ro nói chungm cũng như hoạt động quản trị rủi ro lãi suất nói riêng được đảm bảo thực hiện chặt chẽ.
Ba là, MB là một trong những ngân hàng tiên phong trong công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. Năm 2006, MB tự hào là một trong hai ngân hàng được chọn ( cùng Sacombank) hợp tác với tổ chức CIDA trong chương trình tăng cường năng lực quản trị rủi ro, thơng qua việc tìm hiểu về các chính sách, quy trình nghiệp vụ, mơ hình
tổ chức của ngân hàng nhằm tìm ra những bất cập trong cac lĩnh vực rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường. Trên cơ sở đó, MB đã được tư vấn xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, cũng như sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài trong việc vận hành hệ thống này.
Bốn là, MB là một trong những ngân hàng đầu tiên chuyển đổi thành công công nghệ ngân hàng hiện đại với việc đưa vào sử dụng hệ thống Core banking T24 của Temenos Thụy Sĩ đồng thời không ngừng thực hiện nâng cấp hệ thống ( từ R5 lên R 10).
Năm là, MB đã áp dụng mơ hình định giá lại trong việc đo lường rủi ro lãi suất.Tuy còn nhiều hạn chế, song việc áp dụng mơ hình đã giúp ngân hàng bước đầu có những đánh giá về tác động về rủi ro lãi suất tới thu nhập lãi rịng, từ dố có những biện pháp đối phó kịp thời.
Sáu là, việc thực hiện quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính đã tạo điều kiện rất lớn cho hoạt động quản trị rủi ro nói chung, và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng và cụ thể là hoạt động của Ủy ban ALCO. Hơn nữa, MB đã có những theo dõi thường xuyên tới sự thay đổi của lãi suất thị trường và bước đầu có những dự báo vè biến động lãi suất. Qua đó, là cơ sở để ngân hàng có thể nhận biết rủi ro lãi suất đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng chủ động có những chính sách lãi suất linh hoạt nhằm hạn chế rủi ro lãi suất.
Với những kết quả đạt được trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất đã góp phần giúp MB có được những kết quả kinh doanh khả quan trong giai đoạn 2010- 2012, đúng như một vị lãnh đạo MB đã từng nói rằng thật khó có thể đạt được mục tiêu “ Phát triển bền vững” nếu như khơng có sự quan tâm đúng mức tới hoạt động quản trị rủi ro.